TRẦN THỰC CÔNG (1555 – 1636)
Trần Thực Công, tự Dục Nhân, hiệu Nhược Hư, người đời Minh, Đông Hải, Thông Châu (nay là Giang Tô, Nam Thông) là y gia trứ danh về ngoại khoa, có viết sách 'ngoại khoa chính tông’. Ông bị nhiều bệnh từ thuở nhỏ nên để ý đọc các sách y như ‘Tố Vấn’, ‘Nạn kinh’. Đến ...
Trần Thực Công, tự Dục Nhân, hiệu Nhược Hư, người đời Minh, Đông Hải, Thông Châu (nay là Giang Tô, Nam Thông) là y gia trứ danh về ngoại khoa, có viết sách 'ngoại khoa chính tông’. Ông bị nhiều bệnh từ thuở nhỏ nên để ý đọc các sách y như ‘Tố Vấn’, ‘Nạn kinh’. Đến tuổi thanh niên, ông gặp dị nhân dạy cho y thuật; sau đó, ông dốc lòng hết s~ học y, đặc biệt chuyên chứng oại khoa. Trải mấy mươi năm nghiên cứu lý luận và lâm sàng thực tiễn, ông trở thành danh gia về ngoại khoa trong đời. Đối với bệnh kỳ chúng lạ, ông thấy là biết rõ ngay, ra đơn cho thuốc luôn luôn khỏi bệnh. Có những bệnh tà độc trong người, hầu như không có chút hy vọng nào được sống, ông cũng giúp cho con bệnh được bớt dần rồi sau khỏi hẳn. Cống hiến lớn lao của ông về phương diện ngoại khoa chủ yếu là nghiên cứu phép trị ở ngoài. Ông nhận xét rằng sách vở ngoại khoa trong dĩ vãng phần nhiều thiên về phép trị ở trong, sách nào cũng xem thường tác dụng trọng yếu của ngoại trị. Vì vậy, ông dùng rất nhiều công sức để nghiên cứu sâu về mặt ngoại trị. Ông thường dùng dao kim trừ sạch những tế bào chết nơi vết ghẻ lở, nhọt mủ; nhiệm vụ đầu tiên là khai thông huyết quản để đưa tà độc ra ngoài. Để bài trừ nước mủ ở sâu trong chỗ sưng thũng, ông sáng chế phép ‘Chử Bạt Giản Phương’, tức là trước dùng thuốc nấu tẩm ống trúc, sau dùng ống trúc hút nước mủ ra, cải tiến cách rút mủ. Khi trị liệu bệnh trĩ mũi, ông nghiên cứu chế ra công cụ thắt bỏ thịt thừa; phương pháp của ông cơ bản cũng giống như khí cụ dùng dây siết đứt thịt thừa đời nay. Ngoài ra, ông còn tiến hành thành công việc cắt tay chân, may ráp khí quản, yết hầu và thực quản bằng kim sắt, thủ thuật chỉnh xương cằm dưới lệch khớp, cùng với dùng thuốc tán trị liệu bệnh trĩ loét, dùng kim đất lửa trị liệu bướu, hạch lao, dùng băng vải, bông gòn bó buộc trị liệu lở loét ở lưng, bệnh ung thư,... các phép ngoại khoa. Số thành tựu này ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển môn học ngoại khoa của đời sau. Ông chủ trương ngoại trị, đồng thời không nhất luật phản đối nội trị, càng không lạm dụng một cách vô nguyên tắc dùng dao, kim. Ông nói rằng bốn chứng ‘khí cù, huyết cù, ngoan độc, kết hạch’ phải thận trọng dùng dao, kim, nếu không có thể ra máu không cầm độc, thấy được rằng ông dùng kim là có pháp độ nhất định. ở mặt nội trị, ông trọng phép bổ dưỡng, nhấn mạnh tác dụng dinh dưỡng tỳ vị và ẩm thực; khi dùng thuốc phải chú ý lo bổ tỳ vị, theo nguyên tắc ‘nội trị trọng thị bổ dưỡng’. Đutmg lối này khiến ông trở thành người sáng thể của phái ngoại khoa chính tông, luôn được hậu thế tôn sùng. Niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 45 (1617), ông sưu tập các phương thuốc ngoại khoa công hiệu từ đời Minh trở về thuốc, kết hợp với kinh nghiệm lâm sàng của mình trong hơn 40 năm, biên soạn thành sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’. Sách này nội dung rõ ràng, đầy đủ các phép trị ngoại khoa từ đời Đường đến đời Minh phần lớn đều độc thu ' chép. Người sau đã đánh giá sách này là ‘liệt chúng tối tường, luận trị tối tinh’ (ghi chép chứng bệnh rõ nhất, biện luận phép trị tất nhất). Sách này đích xác là một bộ sách tiêu biểu của môn học ngoại khoa từ đời Minh trở về trước ở Trung Quốc với những thành tựu vĩ đại.
Ông mất năm 1636, hưởng thọ 81 tuổi.