24/05/2018, 22:25

Đại học Y Hà Nội

Trường là trường đại học y khoa hàng đầu và lâu đời nhất của Việt Nam còn hoạt động. Trường đã được trao tặng Huân chương Sao Vàng nhân dịp kỷ niệm 105 năm ngày thành lập trường vào ngày 14 tháng 11 năm 2007, là một trong 15 trường đại học trọng điểm quốc ...

Trường là trường đại học y khoa hàng đầu và lâu đời nhất của Việt Nam còn hoạt động. Trường đã được trao tặng Huân chương Sao Vàng nhân dịp kỷ niệm 105 năm ngày thành lập trường vào ngày 14 tháng 11 năm 2007, là một trong 15 trường đại học trọng điểm quốc gia.

Hình ảnh của Trường Đại học Y Dược Hà Nội thuở mới được thành lập, năm 1930 tại 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm

Tiền thân của trường là Ecole de Médecine de l’Indochine (Trường Y khoa Đông Dương) do Pháp thành lập năm 1902. Trường đặt tại Hà Nội, do người Pháp thành lập năm 1902. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là Alexandre Yersin. Cùng với các trường chuyên ngành đã được thành lập cùng thời kỳ đó, như Trường Dạy nghề Hà Nội (Ecole Professionelle de Hanoi) do Phòng Thương mại Hà Nội lập ra vào năm 1898, Trường Hậu bổ Hà Nội (Ecole d’Aministration de Hanoi) năm 1897, Trường Công chính (Ecole des Travaux Publics) năm 1902, đây là một trong những trường đào tạo theo lối giáo dục phương Tây đầu tiên ở Việt Nam.

Năm 1906, Toàn quyền Đông Dương Paul Beau thành lập Viện Đại học Đông Dương, Trường Y khoa Đông Dương trở thành một trường thành viên của Viện Đại học Đông Dương và vẫn tiếp tục đào tạo sau khi viện đại học này tạm ngừng hoạt động từ năm 1908.

Năm 1913, Toàn quyền Albert Sarraut ký nghị định thành lập Trường Y khoa và Dược khoa Đông Dương trên cơ sở Trường Y khoa cũ.

Cho tới năm 1914, trường đã đào tạo được 237 y sĩ, y tá và nữ hộ sinh.

Trường Y khoa từng đặt tại đường Lê Thánh Tông, và đằng sau trường là bệnh viện thực nghiệm nay mang tên Bệnh viện 108. Năm 1945, Trường đổi tên thành Trường Đại học Y Việt Nam. Năm 1961, Trường Đại học Dược Hà Nội tách ra và lấy khuôn viên này, Trường chuyển đến số 1 đường Tôn Thất Tùng và ở đó cho đến nay, cạnh Bệnh viện Bạch Mai. Hiện tại, nó cũng có cơ quan nằm trong Bệnh viện Việt Đức.

Bệnh viện , cơ sở thực nghiệm của Trường , đã được đưa vào hoạt động năm 2007.

Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hoá, đây là viện quốc gia do Bộ Y tế thành lập theo quyết định 1368/QĐ-BYT ngày 27/4/2010. Viện có chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo, khám chữa bệnh, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống bệnh đái tháo đường và các bệnh rối loạn chuyển hoá.

Gồm có 900 cán bộ giảng dạy và công chức: 560 cán bộ có trình độ trên đại học và sau đại học (trong đó có 06 Giáo sư, 80 Phó giáo sư, 211 Tiến sĩ, 237 Thạc sĩ, 25 BSCKII, 17 BSCKI, 236 cán bộ đại học, 25 cán bộ cao đẳng, 122 cán bộ trung học)

Tính đến năm 2007 trường đã đào tạo trên 17.000 bác sĩ chính qui, khoảng 10 ngàn học viên sau đại học.

Trường phát triển những mũi nhọn của y học chuyên sâu như tim mạch, ghép tạng... một mặt phát triển những nghiên cứu của sức khoẻ cộng đồng, mở rộng hợp tác đa phương với hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới như Pháp, Mỹ, Hà Lan, Thuỵ Điển, Australia, Indonesia, Nhật Bản...để du nhập công nghệ mới.

Trường Đại học Y trong thời chiến đã cung cấp đầy đủ số lượng bác sĩ cho các mặt trận và các vùng tự do. Những bác sĩ tốt nghiệp trong giai đoạn này, sau này đều trở thành lực lượng nòng cốt của nền y học Việt Nam.

Cán bộ: Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, với làn sóng rời nước của viên chức Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người đã vào Sài Gòn để đảm nhiệm chức vụ quản lý và giảng dạy tại trường này.

Nghiên cứu ứng dụng hoặc chuyển giao công nghệ mới, các kỹ thuật nuôi cấy, bảo quản mô phôi và tế bào, ưu tiên cho tế bào gốc để phục vụ chẩn đoán, điều trị và dự phòng.

Nghiên cứu ứng dụng y sinh học phân tử vào chẩn đoán và điều trị.

Nghiên cứu tạo ra các sản phẩm sinh học, bán tổng hợp và tổng hợp phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và dự phòng với các bước khác nhau.

Nghiên cứu các giải pháp phát hiện bệnh sớm, các yếu tố nguy cơ và các biện pháp can thiệp nhằm chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Thực hiện các mũi nhọn khoa học công nghệ của Nhà nước và ngành trên cơ sở phục vụ cộng đồng, xã hội nhằm nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Tập trung nghiên cứu lĩnh vực y sinh học phân tử và một số bệnh di truyền, chuyển hóa, nội tiết (đái tháo đường...) và một số bệnh khác như bệnh tim mạch, ung thư, tâm thần...

0