24/05/2018, 22:24

Đặc điểm chung của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Đặc điểm của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau: Về phân bố: Khu vực này có sự mất cân đối giữa các vùng, có xu hướng ở thành thị phát triển hơn ở nông thôn, đặc biệt ở các thành ...

Đặc điểm của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:

Về phân bố:

Khu vực này có sự mất cân đối giữa các vùng, có xu hướng ở thành thị phát triển hơn ở nông thôn, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh,...còn ở các nơi khác nhìn chung phần nhiều là các doanh nghiệp nhỏ, lao động và vốn eo hẹp. Quy mô lao động từ 5 người trở xuống chiếm 99,39%, từ 5 đến 9 lao động là 99,18% còn từ 10 đến 49 lao động là 92,29%... Điều này phản ánh quy luật chung của sự phát triển, sự hạn chế về tính năng động, khả năng về vốn, sự tiếp cận thị trường ở các vùng có cơ sở hạ tầng chưa phát triển.

Về quy mô đầu tư:

Các đơn vị sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh là do tư nhân đứng ra thành lập, đầu tư kinh doanh và tổ chức quản lý cho nên có thể nói các doanh nghiệp này thường có quy mô vốn vừa và nhỏ.

Bảng : Cơ cấu quy mô vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2004

Quy mô vốn(tỷđồng) <0,5 0,5<1 1<5 5<10
Cơ cấu(%) 99,4 98,86 94,24 76,68

( Niên giám thống kê 2004)

Quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ rất cao( trên 90%). Cao nhất là quy mô vốn đầu tư từ 0,5<1 tỷ đồng chiếm 98,86% theo thầnh phần kinh tế. Quy mô này thường thấp hơn nhiều so với quy mô đầu tư của các doanh nghiệp do nhà nước cấp vốn. Đây là một thách thức lớn khi họ muốn tồn tại, gia nhập và phát triển trên thị trường có sức cạnh tranh lớn ở trong nước cũng như quốc tế.

Về lực lượng lao động:

Bảng : Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 năm 2004 theo thành phần kinh tế:

2000 2001 2002 2003 2004
DN Nhà n­ước 5759 5355 5364 5210 5124
DN Ngoài quốc doanh 35004 44314 55236 65425 76240
DN có vốn n­ước ngoài 1525 2011 2308 2642 3002
Tổng số doanh nghiệp 42288 51680 62908 73277 84366

(Niên giám thống kê năm 2004)

Bảng : Cơ cấu số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 năm 2004 theo thành phần kinh tế: (đơn vị:%)

2000 2001 2002 2003 2004
DN Nhà nư­ớc 13.62 10.36 8.52 7.96 6.07
DN Ngoài quốc doanh 82.77 85.75 87.81 89.28 90.37
DN có vốn n­ớc ngoài 3.61 3.89 3.67 2.76 3.56
Chung (%) 100 100 100 100 100

(Niên giám thống kê năm 2004)

Qua hai bảng trên ta thấy: Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh là lớn nhất, luôn chiếm trên 80% so với các thành phần kinh tế khác và có xu hướng ngày càng tăng nhanh qua các năm. Điều đó phần nào cho thấy sự ưu việt và phù hợp trong cơ chế thị trường của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nó có thể hoạt động dễ dàng trên nhiều lĩnh vực, phát triển rộng khắp. Cho thấy, Nhà nước cần tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế này phát triển.

Ngoài ra, khu vực này đã tạo ra được một lượng lớn công việc, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động đồng thời ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, lượng lực lao động ở khu vực này rất đa dạng, từ: lao động đã nghỉ hưu hoặc đang nghỉ mất sức, thôi việc; lao động đi xuất khẩu về; học sinh, sinh viên mới ra trường;lao động làm hợp đồng ngoài giờ ở khu vực nhà nước cho đến những lao động chưa qua đào tạo...Sự đa dạng này cho thấy khả năng thu hút lao động ở khu vực này là rất lớn.

Chúng ta sẽ được thấy rõ hơn qua hai bảng số liệu sau:

Bảng : Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 năm 2004 theo thành phần kinh tế (đơn vị:người)

2000 2001 2002 2003 2004
DN Nhà n­ước 2088531 2114324 2260306 2356164 2456132
DN Ngoài quốc doanh 1040902 1329615 1706409 2102510 2398754
DN có vốn nước ngoài 407565 489287 691088 900756 1245344
Tổng số lao động 3536998 3933226 4657803 5359430 6100230

(Niên giám thống kê năm 2004)

Bảng 5: Cơ cấu số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 năm 2004 theo thành phần kinh tế

2000 2001 2002 2003 2004
DN Nhà nư­ớc 59.05 53.76 48.54 43.96 40.26
DN Ngoài quốc doanh 29.42 33.8 36.63 39.24 39.32
DN có vốn nước ngoài 11.53 12.44 14.83 16.8 20.42
Chung (%) 100 100 100 100 100

(Niên giám thống kê năm 2004)

Về máy móc hoạt động và công nghệ đầu tư:

Xuất phát từ hạn chế vốn kinh doanh bình quân hàng năm của khu kinh tế ngoài quốc doanh thấp:

Bảng : Tổng vốn sản xuất kinh doanh hàng năm của các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế

2000 2001 2002 2003 2004
DN Nhà nư­ớc 670234 781705 858615 900045 941420
DN Ngoài quốc doanh 98348 142202 202341 280001 402153
DN có vốn nư­ớc ngoài 229841 262106 291120 330512 361201
Tổng vốn ( tỷ đồng) 998423 1186013 1352076 1510558 1704774

(Niên giám thống kê năm 2004) Bảng : Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh hàng năm của các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế

2000 2001 2002 2003 2004
DN Nhà nư­ớc 67.12 65.91 63.49 59.58 55.22
DN Ngoài quốc doanh 9.86 11.99 14.97 18.53 23.59
DN có vốn nước ngoài 23.02 22.1 21.54 21.89 21.19
Chung (%) 100 100 100 100 100

(Niên giám thống kê năm 2004)

Nhưng ta có thể tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai bởi cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh hàng năm của khu vực kinh tế này ngày càng chiếm tỷ trọng cao ( năm 2000 mới chiếm 9,86% nhưng tới năm 2004 đã tăng lên tới 23,59%).

Chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển của khu vực này tính theo giá thực tế cũng thấp:

Bảng : Tổng vốn đầu t­ư theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế

2000 2001 2002 2003 2004
DN Nhà nư­ớc 83568 95020 106232 123000 127628
DN Ngoài quốc doanh 34594 38512 52111.8 58125 66808.8
DN có vốn nước ngoài 27172 30011.6 34755.1 38550 41350
Tổng vốn ( tỷ đồng) 145333 163544 193099 219675 235787

(Niên giám thống kê năm 2004)

Bảng : Cơ cấu vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế

2000 2001 2002 2003 2004
DN Nhà nước 57.5 58.1 55 17.5 54.1
DN Ngoài quốc doanh 23.8 23.5 27 26.5 28.3
DN có vốn nư­ớc ngoài 18.7 18.4 18 56 17.6
Chung (%) 100 100 100 100 100

(Niên giám thống kê năm 2004)

Ta thấy được tỷ trọng vốn đầu tư theo giá của khu vực này chiếm rất kiêm tốn ( luôn thấp hơn 30% mặc dù đã có xu hướng tăng trở lại vào năm 2004).

Từ đó các DNNQD không có điều kiện để trang bị thiết bị sản xuất và công nghệ hiện đại dẫn đến năng suất lao động thường không cao. Tuy nhiên, một số ít các DNNQD có trình độ công nghệ và trang thiết bị hiện đại.

Mặt khác, thị trường tiêu thụ của khu vực này còn nhỏ hẹp, bấp bênh chủ yếu là ở trong nước, trình độ của người lao động còn thấp,... dẫn đến khu vực này thường xuyên phải đương đầu với cạnh tranh khốc liệt.

Về lĩnh vực kinh doanh:

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tham gia hoạt động kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực nhưng tập trung vào một số ngành đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu thấp, thị trường tiêu thụ rộng khắp và ít chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp lớn như các ngành: chế biến nông, lâm, hải sản xuất khẩu; gia công nay mặc, đồ da, đồ trang sức; xây dưng cơ bản với các mặc hàng vật liệu xây dựng như: gạch, ngói; gốm sứ, đồ mỹ nghệ xuất khẩu; giao thông vận tải, thông tin và mới có thêm kinh doanh máy tính và sản xuất phần mềm.

Hoạt động đoàn thể:

Thực trạng trong các DNNQD hiện nay là mối quan hệ giữa người lao động và chủ sử dụng lao động chưa được đảm bảo thoả đáng nên các vụ tranh chấp lao động xảy ra khá phổ biến. Vấn đề này đòi hỏi phải hình thành và nâng cao vai trò của đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động.

Việc chấp hành các quy định của pháp luật:

Theo kết quả điều tra về việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa nghiêm túc, tỉ lệ vi phạm các quy định của pháp luật rất cao. Thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:

- Gian lận trong khai báo các hoá đơn, các khoản thu chi.

- Có khoảng hơn 60% số hộ cá thể không có giấy phép khinh doanh.

- Khoảng 14% số doanh nghiệp kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký, trong đó hộ cá thể có giấy phép kinh doanh thì hơn 60% số hộ vi phạm nội dung đã đăng ký.

- Tỷ lệ lao động vi phạm về quy định an toàn là rất lớn.

- Đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện thì còn nhiều doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh không có chứng nhận hành nghề.

- Việc trốn, lậu thuế còn diễn ra khá phổ biến ở khu vực kinh tế này gây thất thu một lượng khá lớn cho ngân sách nhà nước.

Từ những đặc điểm nên trên em xin rút ra một số đánh giá về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh như sau:

a, Ưu điểm:

- Thứ nhất: DNNQD có thể giải quyết được rất nhiều chỗ làm, từ lao động có trình độ chuyên môn thấp đến những lao động có trình độ cao.

- Thứ hai: Để tồn tại, phát triển và tăng sức cạnh tranh các DNNQD có thể liên doanh, liên kết, mở rộng. Qua đó góp phần đẩy nhanh quá trình phân công và hiệp tác lao động trong kinh tế thị trường, tạo ra lực lượng lao động có chất lượng, sử đụng một cách hiệu quả.

- Thứ ba: Có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, nguồn lao động nông nhàn với chi phí thấp.

- Thứ tư: Phục vụ được các nhu cầu phân tán trong dân cư.Các doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong giao lưu, phát triển kinh tế giữa các vùng lãnh thổ, góp phần giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

-Thứ năm: Có thế mạnh về các nghề truyền thống, thủ công, chế biến.

-Thứ sáu: Hiệu quả sử dụng vốn cao vòng quay của vốn và sản phẩm nhanh hơn so với doanh nghiệp nhà nước do vậy rất linh hoạt và nhạy bén với thời cuộc, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Thứ bảy: DNNQ phát triển rất nhanh chóng và rộng khắp ở tất cả các vùng miền và các ngành kinh tế. Do đó góp phần quan trọng trong giao lưu, phát triển kinh tế giữa các vùng lãnh thổ, tạo nên sự phát triển cân đối, xóa bỏ dần ngăn cách giữa thành thị và nông thôn.

- Thứ tám: Đây là khu vực kinh tế phát triển rất năng động và sáng tạo.

- Thứ chín: Có thể duy trì sự tự do cạnh tranh, các DNNQD thường có quy mô nhỏ, chỉ đóng vai trò là một mắt xích trong dây xích sản xuất sản sản phẩm và kinh doanh hàng hóa. Cho nên chúng là cơ sở cho việc duy trì tự do cạnh tranh và cân bằng với xu hướng độc quyền kinh doanh.

- Thứ mười: Đầu tư cho mỗi chỗ làm việc tại khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ bằng 1/3 so với đầu tư cho một chỗ làm trong khu vực kinh tế quốc doanh. Do đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh có khả năng thu hút nhiều lao động, nhất là lao động có trình độ chuyên môn thấp, có nghề truyền thống và những người thiếu việc làm, lao động gia đình...

Từ những ưu điểm trên đây cho thấy khu vực ngoài quốc doanh là một khu vực kinh tế rất nhiều tiềm năng phát triển và hứa hẹn sự thành công lớn trong việc thực hiện BHXH cho người lao động khu vực này nếu biết cách khai thác tốt những lợi thế của nó. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế này còn có không ít các nhược điểm

b, Nhược điểm:

- Thứ nhất: Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực này có quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ sản xuất lạc hậu.

- Thứ hai: Nguồn vốn ít và khả năng huy động vốn có hạn, chụi ảnh hưỏng lớn của thị trường. Khi thị trường biến động thường không phản ứng kịp dễ bị rơi vào đình đốn sản xuất, thua lỗ và thậm chí có thể bị phá sản.

- Thứ ba: Các doanh nghiệp thuộc khu vực này phát triển còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch.

- Thứ tư: Làm ăn vụ lợi, riêng biệt, nhỏ lẻ thường chưa có chiến lược phát triển tổng thể và lâu dài.

-Thứ năm: Khu vực này có tốc độ tăng trương cao nhưng không bền vững, hiệu quả kinh doanh còn thấp và sức cạnh tranh yếu.

- Thứ sáu: Khu vực này không chỉ gặp khó khăn về vốn mà cả khó khăn về mặt bằng sản xuất, kinh doanh; môi trường pháp lý và môi trường tâm lý xã hội.

- Thứ bẩy: Việc quản lý nhà nước đối với khu vực này còn nhiều khó khăn. Mặt khác, hệ thống luật pháp đối với khu vực này chưa hoàn chỉnh đồng bộ nên vẫn còn xảy ra tình trạng kinh doanh không có đăng ký hoặc trái với ngành nghề đăng ký; trốn lậu thuế; xâm phạm đến quyền lợi người lao động; vi phạm đến luật lao động, đi trái với các quy luật của thị trường ... ảnh hưỏng đến nhiều mặt của thị trưòng và của nền kinh tế nước ta.

- Thứ tám: Việc thực hiện các quy định nhà nước ở khu vực này còn chưa tốt. Đặc biệt tham gia BHXH cho người lao động còn bị các chủ doanh nghiệp trốn tránh, điều kiện vệ sinh an toàn không đảm bảo...

Trước đổi mới (năm 1986), khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không được khuyến khích pháp triển.Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và nhất là từ khi ban hành luật doanh nghiệp cùng nhiều chỉ thị, nghị quyết và chính sách khuyến khích khác, khu vực kinh tế này mới phát triển nhanh chóng.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có tốc độ phát triển nhanh và cao hơn so với khu vực nhà nước nhưng thấp hơn so với khu vực nước ngoài.

Cơ cấu của khu vưc kinh tế ngoài quốc doanh đa số được thành lập mới (chiếm khoảng 90%), số còn lại (khoảng 10%) là do chuyển đổi hình thức sở hữu từ các doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tập thể sang hình thức sở hữu tư nhân trong quá trình cơ cấu, sắp xếp lại khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trước yêu cầu của kinh tế thị trường (quá trinh cổ phân hoá doanh nghiệp nhà nước.

Các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh đều tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, kế đó mới là sản xuất công nghiệp và sau cùng là sản xuất nông nghiệp.

Thương nghiệp của khu vực này đã và đang làm chủ một số ngành hàng, nhất là công nghệ phẩm, lương thực thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, bán lẻ hàng hoá, dịch vụ cá nhân đã trở thành đối thủ cạnh tranh và thay thế nhiều lĩnh vực trước đây vốn do thương nghiệp quốc doanh đảm nhận.

Bảng : Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế

2000 2001 2002 2003 2004
DN Nhà n­ước 39206 40956 45525.4 50277.3 56120
DN Ngoài quốc doanh 177744 200363 224436 252117 294134
DN có vốn nước ngoài 3461 3996 10922.2 8074.9 9512
Tổng giá trị ( tỷ đồng) 220411 245315 280884 310469 359766

(Niên giám thống kê năm 2004)

Bảng : Cơ cấu mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế

2000 2001 2002 2003 2004
DN Nhà nước 17.8 16.7 16.2 16.2 15.6
DN Ngoài quốc doanh 80.6 81.7 79.9 81.2 81.77
DN có vốn nư­ớc ngoài 1.6 1.6 3.9 2.6 2.63
Chung (%) 100 100 100 100 100

(Niên giám thống kê năm 2004)

Thương nghiệp ngoài quốc doanh có tổng giá trị rất lớn (năm 2000 là 177744 tỷ đồng thì đến năm 2004 đã là 294134 tỷ đồng) luôn chiếm đa số trong cơ cấu tổng mức lưu chuyển hành hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của xã hội theo giá thực tế. Điều này đã tác động mạnh mẽ trong hình thành hệ thống Marketing thị trường mới ở nước ta, trong đó thương nghiệp quốc doanh chỉ còn làm chủ lĩnh vực bán buôn ở những ngành hàng quan trọng, tư thương ngoài quốc doanh đã chiếm lĩnh thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng xã hội.

0