24/05/2018, 22:25

Đánh giá và định hướng sử dụng nguồn nước mặt

Nước mặt là nước được tích trữ lại dưới dạng lỏng hoặc dạng rắn trên mặt đất. Dưới dạng lỏng ta có thể quy hoạch được nhưng dưới dạng rắn (tuyết hoặc băng giá) nó phải được biến đổi trạng thái trong các trường hợp sử dụng. Có thể nói rằng ...

Nước mặt là nước được tích trữ lại dưới dạng lỏng hoặc dạng rắn trên mặt đất. Dưới dạng lỏng ta có thể quy hoạch được nhưng dưới dạng rắn (tuyết hoặc băng giá) nó phải được biến đổi trạng thái trong các trường hợp sử dụng. Có thể nói rằng tuyết và băng tạo ra việc dự trữ nước rất có ích nhưng trong thực tế không thể quản lý được.

Nguồn nước mặt sử dụng là từ sông, suối, ao, hồ, đầm lầy và trường hợp đặc biệt mới sử dụng đến nước biển. Người ta tính rằng nếu dồn hết nước của sông ngòi trên hành tinh vào một hồ chứa cỡ như Ontario (Canada) thì cũng không đầy và tổng khối lượng nước sông ngòi chỉ thoả mãn được hơn một nửa các nhu cầu hiện tại của con người trong một năm.

Nguồn nước mặt trong sông suối không nhiều, nhưng trung bình hàng năm đổ ra biển trên 15.500km3 nước, một lượng nước lớn gấp 13 lần tổng lượng nước trong sông suối vào một thời điểm nào đó. Nhân tố quan trọng để coi nước là một tài nguyên trong quy hoạch nước mặt không phải là dung tích nước ở một thời điểm nhất định mà là lưu lượng nước ổn định ở một số điểm của mạng lưới thủy văn.

Ở nước ta lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 - 2000mm, nhưng phân bố không đều. Về mùa mưa nước thừa gây ra úng, ngập lụt, về mùa khô nước không đủ cung cấp cho nông nghiệp, công nghiệp, đô thị và ngay cả phát điện. Trên thế giới, lượng mưa trung bình năm trên đại dương chừng 900mm, ở lục địa thì khoảng 650 - 670mm. Theo Borgtrom (1969), cân bằng mưa và bốc hơi trên hành tinh diễn ra như sau:

- Đại dương bốc hơi trung bình 875km3/ngày, chiếm 84,5% lượng nước bốc hơi. Lục địa bốc hơi trung bình 160km3/ngày chiếm 15,5%; mưa bốc hơi trung bình ở đại dương 775km3/ngày chiếm 74,9% lượng mưa, còn lục địa 160km3/ngày chiếm 25,1%. Như vậy trên đại dương lượng bốc hơi vượt lượng mưa rơi xuống, phần lớn thiếu hụt được bù đắp do phần nước dồn ra đại dương từ lục địa.

- Khi mưa rơi xuống mặt đất, một phần chảy trên mặt đất được gọi là dòng chảy mặt (surface runoff), một phần ngấm xuống đất tập trung thành mạch nước ngầm gọi là dòng nước ngầm (underground water runoff). Dòng nước mặt và dòng nước ngầm đều đổ ra sông. Tại các vị trí đặc trưng trên sông ta có dòng chảy của sông và độ lớn của dòng chảy thì quyết định trữ lượng của nguồn nước.

  1. Khái quát về nguồn nước mặt
  2. Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy bề mặt
  3. Những đại lượng đặc trưng đánh giá dòng chảy bề mặt
    1. Lưu lượng dòng chảy
    2. Tổng lượng dòng chảy
    3. Độ sâu dòng chảy trên mặt
    4. Modun dòng chảy (M)
    5. Hệ số dòng chảy
  4. Kho nước và điều tiết dòng chảy trên bề mặt
    1. Điều tiết dòng chảy trên bề mặt
    2. Kho nước điều tiết dòng chảy
      1. Lượng tổn thất do bốc hơi trong kho nước
      2. Lượng tổn thất do thấm trong kho nước
      3. Lượng bồi đắt trong kho nước
  5. Định hướng khai thác sử dụng nguồn nước mặt
    1. Yêu cầu của công trình đầu mối lấy nước
    2. Các hình thức khai thác nguồn nước mặt
      1. Hình thức lấy nước thứ nhất
      2. Hình thức lấy nước thứ hai
      3. Hình thức lấy nước thứ ba
    3. Đo đạc nguồn nước mặt phục vụ sử dụng đất nông nghiệp
      1. Ý nghĩa và mục đích của công tác đo nước
      2. Yêu cầu của công tác đo nước
      3. Nội dung của các trạm đo nước
      4. Các phương pháp đo nước mặt
    4. Định hướng quản lý để sử dụng nguồn nước mặt
      1. Biện pháp quản lý nguồn nước mặt
      2. Biện pháp công trình để hạn chế tổn thất nước
      3. Bọc lót kênh để tăng hệ số sử dụng nước
      4. Phương pháp phân tích lựa chọn biện pháp phòng chống thấm

Tham khảo chi tiết ở đây .

0