Cuộc sống đau khổ của Mị khi làm con dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra
Cuộc sống đau khổ của Mị khi làm con dâu trừ nợ Những ngày đầu: – Trong đêm tình mùa xuân, giữa lúc Mị đang hồi hộp nào nức chờ người yêu đến đưa đi chơi thì Mị bị cha con thống lí lập mưu, bắt ...
Cuộc sống đau khổ của Mị khi làm con dâu trừ nợ
- Những ngày đầu:
– Trong đêm tình mùa xuân, giữa lúc Mị đang hồi hộp nào nức chờ người yêu đến đưa đi chơi thì Mị bị cha con thống lí lập mưu, bắt cóc trừ nợ. Mị đã phải trả món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ bằng tuổi thanh xuân là hạnh phúc của mình. Làm con dâu trừ nợ trong nhà thống lí, ngày Mị chỉ biết vùi đầu vào công việc quần quật từ sáng sớm đến đêm khuya không ngơi tay, ngơi chân lúc nào. Đêm đến, Mị ngậm ngùi khóc thầm trong cay đắng, tủi nhyục. Có đến hàng mấy đêm, tháng ngào mị cũng khóc. Tiếng khóc cô đơn, tửi hờn sao mà xót xa đến vậy. Không chấp nhận kiếp nô lệ, Mị đã dấu nắm lá ngón về chào lại cha để tự tử. Nhưng khi nghe những lời thống thiết hòa trong dòng nước mắt khổ đau bất lực của người cha cô đơn, Mị không đành lòng chết. Thương cha hơn thương thân, Mị đành lòng vứt nắm lá ngón ngậm ngùi quay lại nhà thống lí Pá Tra chấp nhận kiếp ngựa trâu để làm tròn đạo hiếu. Tình cảnh của Mị thật bi kịch đáng thương. Lòng hiếu thảo, đức hi sinh của Mị thật cao cả, đáng trọng.
Cuộc sống đau khổ của Mị khi làm con dâu trừ nợ- Khi trở lại nhà thống lí:
Những đọa đày mà Mị phải gánh chịu:
– Trở lại nhà thống lí là dấn thân vào địa ngục trần gian, Mị bị đọa đày cả về thể xác lẫn tinh thần, mọi quyền sống, quyền làm người của Mị đều bị cha con thống lí Pá Tra cướp đoạt tàn nhẫn. Căn buồng Mị có khác nào ngục tù, phòng giam. Nó kín mít, âm u chỉ có một cái cửa sổ mờ mờ trăng trắng không biết sương hay nắng. Không được đi chơi Tết, không được uống rượu mỗi khi xuân về, Mị cũng không được thổi lửa hơ tay. Tất cả đều bị cấm đoán, tước đoạt. Mị lại bị bóc lột sức lao động một cách thậm tệ. Con trâu, con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được nghỉ ngơi đứng gãi chân, nhai cỏ. Mị và đám đàn bà con gái nhà thống lí thì quần quật luôn chân tay vùi đầu vào công việc cả ngày lẫn đêm. Bao nhiêu việc cực nhọc; hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, bẻ bắp, bung ngô, cõng nước đè lên đôi vai bé nhỏ của Mị và những người phụ nữ đáng thương. Lao động quần quật suốt ngày, Mị còn bị A Sử hành hạ, đánh dập vô cớ, tàn bạo, dã man. Ta từng chứng kiến nhiều người phụ nữ bị chồng đánh đập, nhiều kẻ nô lệ bị chủ nô hành hạ nhưng ít ai bị hành hạ vô lĩ, dã man như Mị. Cứ như thể lúc nào A Sử thích đánh là lôi Mị ra đánh. Mỗi đêm, Mị dậy thổi lửa hơ tay, A Sử đi choi về bắt gặp, đánh Mị ngã ngay bên bếp lửa. Trong đêm tình múa xuân, Mị sửa soạn đi chơi thì A Sử chói đứng Mị vào cột bằng cả thúng sợi đay khiến Mị đau rứt từng mảnh thịt. A Sử bị đánh, Mị đã phải lết từng bước vào rừng tìm lá thuốc, lại phải thức cả đêm để xoa thuốc. Thế mà lúc mệt quá, Mị thiếp đi thì liền bị A Sử đạp vào mặt. Đọa đày vê thể xác chưa đủ, cha con thống lí Pá Tra còn dùng thủ đoạn để áp chế tinh thần Mị. Chúng uy hiếp Mị bằng thủ tục cúng trình ma hòng bóp chết tinh thần phản kháng ở Mị khiến mị chỉ biết nhẫn nhục đợi ngày rũ xương ở đây mà thôi. Thật trớ trêu đắng cay tủi nhục. Mang tiếng là con dâu nhà thống lí nhưng thực chất Mị là con ở. So với những phận đời đi ở, mị khổ nhụ bi kịch hơn nhiều. Một con nợ bình thường ít nhiều vẫn còn có hi vọng có ngày được tự do khi trả hết nợ. Nhưng vì là con dâu trừ nộ, Mị phải kéo lê thân phận tôi đòi cho đến tàn đời mãn kiếp.
Suy nghĩ của Mị khu bị đọa đày:
– Bị đọa đày tàn nhẫn về thể xác, bị bóp nghẹt tinh thần, Mị sống mà như chết, chết dần, chết mòn, chết đau, chết đớn. Lần làn mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị qua đời, không còn gì ràng buộc níu kéo Mị phải sống nhưng Mị không nghĩ đến chuyện tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen rồi. Bây giờ lúc nào, Mị cũng nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, vẽ ra trước mặt. Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa chỉ biết đi làm cho đến chết mà thôi. Trong đầu Mị toàn những ý nghĩ tiêu cực cam chịu với thân phận ngựa trâu, với kiếp đi ở. Thậm chí, Mị cúi mặt không nghĩ ngợi nữa. Mỗi ngày, Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Mị vật vờ như cái xác không hồn, Mị trở thành con vật của bóng tối, đêm đen. Chai lì với nỗi khổ đau của bản thân, đương nhiên Mị cũng vô cảm trước bất hạnh của người khác. Tâm hồn Mị như hóa đá. Phút đầu khi thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Nối tiếp nhân vật Chí Phèo của Nam Cao, Mị của Tô Hoài cũng rơi vào bi kịch quyền làm người một cách đau thương.
Tư tưởng nhân đạo của nhà văn:
– Miêu tả cụ thể, chân thực cuộc sống bi kịch đau đớn của Mị trong địa ngục trần gian nhà thống lí, Tô Hoài bày tỏ niềm thương cảm xót xa, day dứt trước số phận khốn cùng của người lao động nghèo vùng cao. Đặc biệt là thân phận của những người phụ nữ. Nhà văn đồng thời lên án tố cáo đanh thép thế lực bạo tàn đã chà đạp hủy hoại cuộc sống con người một cách dã man.