21/02/2018, 08:41

Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật A Phủ

Con đường bị biến thành nô lệ – Sau khi trừng trị A Sử, A phủ bị thống lí Pá Tra bắt về trị tội. Phiên tòa xử tội A PHỦ diễn ra ngay tại nhà thống lí. Đó là phiên tòa bất công, kì quái và vô ...

Con đường bị biến thành nô lệ

– Sau khi trừng trị A Sử, A phủ bị thống lí Pá Tra bắt về trị tội. Phiên tòa xử tội A PHỦ diễn ra ngay tại nhà thống lí. Đó là phiên tòa bất công, kì quái và vô cùng dã man. A Sử là người đưa đơn kiện, thống lí Pá Tra sử kiện. Con là nguyên đơn, cha là quan tòa. Một phiên tòa như thế thì hỏi đâu là công lí. Bởi thế một kẻ cố cùng như A Phủ chỉ biết cúi đầu chịu tội mà thôi. Suốt thời gian xử kiện từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau, A Phủ bị trói gô lại, quỳ chịu tội ở xó nhà lại bị lôi ra đánh chủi tới tấp. Còn đám quan tòa và bọn chức việc cả thảy mấy chục người nằm dài bên khay đèn hút thuốc phiện. Chúng đua nhau hút. Khói thuộc phiện tuôn ra các lỗ cửa sổ tun hút xanh như khói bếp. Sau khi bọn chúng hút hết một lượt, A Phủ lại bị lôi ra đánh chửi. Cứ thế suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chủi. Sau màn tra tấn hành hạ suốt từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau, mắt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt gập chảy máu, đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù.

– Sáng hôm sau, phiên sử kiện kết thúc, quan tòa – thống lí Pá Tra tuyên án. Lời tuyên án thật phi lí, đầy bất công. A Sử – kẻ gây rối phá đám cuộc chơi thì nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thắng kiện và còn được bồi thường 20 đồng bạc trắng. A Phủ – người dũng cảm trừng trị kẻ gây rối thì bị đánh đập dã man và khép tội chết. Pá Tra đã mở lượng khoan hồng giảm án cho A Phủ được sống nhưng phải nộp vạ 100 bạc trắng. Vì A Phủ không có tiền nên Pá Tra hào phóng cho A Phủ vay nặg lãi. A Phủ sẽ phải làm nô lệ cho nhà thống lí. Chẳng những thế mà cả đời con, đời cháu cũng phải đi ở nợ cho nhà thốg lí, bao giờ hết nợ mới thôi. Thật bất công, dưới ách áp bức bạo tàn của bọn chúa đất vùng cao, những người dân nghèo chống lại cường quyền cuối cùng bị khép tội chết, bị dồn đẩy trở thành nô lệ truyền kiếp. Con đường bị biến thành nô lệ của A Phủ tiêu biểu cho hành trình bị áp bức đọa đày của những người dân ngheo vùng cao Tây Bắc dưới ách áp bức.

Sau phiên xử kiện, bọn chức việc vẫn nằm dài hút thuốc phiện rào rào hoặc ngủ bên khay đèn. Còn A Phủ dù chân đau tập tễnh vẫn phải mổ lợn làm cơ thiết đại bọn chúng. Hình ảnh A Phủ câm lặng hầu hạ kẻ tra tấn dã man đã xô đẩy mình đến bước đường nô lệ khiến người đọc xót xa, nhức nhối.

Thân phận nô lệ của A Phủ :

– Trờ thành đứa ở trừ nợ cho nhà thống lí, A Phủ bị bóc lột sức lao động thậm tệ. Bao công việc nặng nhọc, nguy hiểm dốn lên cả đầu A Phủ quanh năm suốt tháng. Hết đốt rừng, cày nương, quốc nương lại săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, ngựa. Khỏe mạnh, làm việc gì cũng phăng phẳng, A Phủ làm ra biết bao của cả, tiền bạc cho nhà Pá Tra. Thế mà chỉ vì sơ ý để hổ ăn mất con bò, Pá Tra bắt A Phủ trói đứng ở góc nhà và bỏ đói. A phủ xin đi bắn hổ cũng không được. Pá Tra tuyên bố bao giờ bọn A Sử bắt được thì A phủ khỏi chết, nếu không bắt được hổ thì A Phủ phả chết. Giá trị của A Phủ – một kẻ nô lệ trong tay Pá Tra không bằng một con hổ, con bò. Mạng người như A Phủ, Pá Tra chỉ coi như cỏ rác, cho sống được sống. A Phủ suýt nữa mất mạng nếu không nhờ Mị cứu kịp thời. Miêu tả chân thực sống động con đường bị biến thành nô lệ của A Phủ, Tô Hoài đã góp thêm tiếng nói cảm thương sâu sắc với thân phận của những người dân nghèo vùng cao. Nhà văn lên tiếng tố cáo đanh thép hùng hồn bọn thực dân chúa đất, bạo tàn.

Sức sống tiềm tàng trong A Phủ

– Giống như Mị, trở thành đứa ở trừ nợ cho nhà thống lí, bị bóc lột, đòa đày tàn nhẫn, có lúc A Phủ cúi đầu cam chịu, nhẫn nhục, nhưng dưới đáy sâu tâm hồn A Phủ vẫn tiềm tàng một sức sống, một tinh thần phản kháng khỏe khoắn. Sức sống ấy bộc lộ rõ nét qua hành động A Phủ khi bị Pá Tra chói đứng. Trước khi được Mị giải cứu, A Phủ đã nhay đứt hai vòng dây mây. Cuộc tự giải cứu không thành công nhưng cho thấy A Phủ không cúi đầu chấp nhận chịu chết. A Phủ vẫn dám chống lại cường quyền. Đặc biệt khi được Mị giải cứu, dù kiệt sức, khuỵu zuống nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ đã quật sức vùng lên chạy. Chính hành đông jấy đã thổi bùng lên sức sống tiềm tàng của Mị, khiến Mị phá ta gùm gông, xiềng xích, nghiệt ngã của cường quyền, thần quyền Mị cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài. Cuộc đời đau khổ, bi kịch của Mị và A Phủ khép lại, chân trời tự do hạnh phúc mở ra với hai người

Đặc sắc nghệ thuật:

– Không giống với nhân vật Mị, mãi đến giữa tác phẩm, A Phủ mới đc giới thiệu thế nhưng ngay lập tức, chân dung A Phủ hiện lên sắc nét, ấn tượng với người đọc. Nhà văn đã đặc tả tính cách đẹp đẽ của A Phủ qua hình ảnh A Phủ trừng trị A Sử. Sau những lời phác họa chân dung sống động, Tô Hoài mới qua trở lại kể về cuộc đời của A Phủ.

0