Đọc hiểu đoạn văn từ “Ở lâu trong cái khổ …. bao giờ chết thì thôi”
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà ...
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau
Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.
Câu 1: Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh sáng tác và xuất sứ của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
Câu 2: Hãy chỉ ra một phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Câu 3: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của chi tiết Mị nằm trong căn buồng có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng.
Câu 4: Nhận xét về giọng trần thuật trong đoạn trích.
Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồiBài làm:
Câu 1: Tác phẩm Vợ chồng A Phủ là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Tô Hoài thu hoạc được sau chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc dài suốt 8 tháng, được rút ra từ tập truyện “Truyện Tây Bắc”, là nỗi nhớ niềm thương, bồi hồi xúc động, là lời tri ân sâu sắc mà nhà văn dành tặng cho mảnh đất con người Tây Bắc đau thương mà anh dũng, đẫm nước mắt tủi hờn mà vời vợi chất thơ
Câu 2: Biện pháp tu từ: liệt kê (Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm, mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi)
Bằng việc sử dụng nghệ thuật liệt kê, nhà văn Tô Hoài đã đậm tô cái cuộc sống khổ cực của Mị, Mị không bằng con trâu con ngựa. Tuy Mị là con dâu nhưng lại được sử dụng như một công cụ lao động, bóc lột tàn nhẫn đến thậm tệ về sức lực
Câu 3: Chi tiết Mị nằm trong căn buồng có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. gợi lên không gian chật hẹp, u tối trong căm buồn của Mị. Nơi ấy có khác nào trốn địa ngục trần gian, kín mít, âm u, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy một cái ô cửa sổ ô vuông bằng bàn tay.
Câu 4: Bằng việc kết hợp giữa giọng trần thuật linh hoạt, uyển chuỷen với dòng tâm sự của nhân vật, ta thấy được rằng Tô Hoài đã lách sâu, nhập sâu vào tâm tư thầm kín nhất của nhân vật để bộc lộ một cách tài tình tâm trạng, suy tư của nhân vật Mị (Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm thôi)