Có thể tránh được lực hấp dẫn không?
Chúng ta vừa mới tưởng tượng những điều có thể xảy ra nếu như lực hấp dẫn tương hỗ giữa Mặt Trời và Trái Đất bỗng nhiên biến mất: thoát khỏi sự ràng buộc vô hình, Trái Đất lao vút vào không gian bao la của Vũ Trụ. Bây giờ chúng ta lại tưởng tượng tiếp về một đề tài khác: tất cả các vật thể trên ...
Chúng ta vừa mới tưởng tượng những điều có thể xảy ra nếu như lực hấp dẫn tương hỗ giữa Mặt Trời và Trái Đất bỗng nhiên biến mất: thoát khỏi sự ràng buộc vô hình, Trái Đất lao vút vào không gian bao la của Vũ Trụ. Bây giờ chúng ta lại tưởng tượng tiếp về một đề tài khác: tất cả các vật thể trên Trái Đất sẽ ra sao nếu như không có lực hấp dẫn?
Chẳng có cái gì ràng buộc chúng vào hành tinh của chúng ta, nó chỉ cần một tác động nhẹ là chúng bay vút vào khoảng không giữa các hành tinh. Tuy vậy, cũng chẳng phải chờ có tác động: Trái Đất quay sẽ làm văng vào không gian tất cả những gì không được ràng buộc chặt chẽ vào bề mặt của nó.
Nhà văn Anh Oenxơ đã vận dụng những ý tưởng tương tự để viết cuồn tiểu thuyết về cuộc du hành hoang tưởng lên Mặt Trăng. Trong tác phẩm này («Những người đầu tiên trên Mặt Trăng»), người viết tiểu thuyết thông minh đã nêu lên cái khả năng rất độc đáo để du hành từ hành tinh này đến hành tinh khác. Cụ thể là: nhà khoa học—nhân vật của cuốn tiểu thuyết, đã sáng chế ra được một hợp chất đặc biệt có tính năng tuyệt vời—tính cản (tính không thầm qua được) đối với lực hấp dẫn. Nếu như dưới một vật thể nào đó được lót một lớp hợp chất như thế, vật thể đó sẽ không còn chịu ảnh hướng lực hấp dẫn của Trái Đất nữa mà chỉ còn chịu tác dụng của lực hấp dẫn từ các vật thể khác. Hợp chất hoang tưởng này Oenxơ gọi là «kevorit», theo tên của người phát minh ra nó — Kevor, do tác giả hư cấu.
«Chúng tôi biết. — Oenxơ viết, — lực hấp dẫn xuyên qua mọi vật thể. Bạn có thể đặt vật chắn để ngăn các tia sáng; có thể dùng các tấm kim loại để cản các làn sóng điện, — nhưng bạn không thể nào ngăn chặn được lực hấp dẫn Vũ Trụ. Vì sao trong thiên nhiên lại không có một loại vật chắn nào đối với lực hấp dẫn, — thật là khó nói. Nhưng Kevor đã không nhìn thấy được nguyên nhân tại sao lại không có loại vật chất ngăn chặn được lực hấp dẫn, nên đã tự cho mình có khả năng sáng chếnhân tạo hợp chất nói trên.
Bất kỳ người nào có chút ít trí tưởng tượng cũng đều có thể hình dung được một hợp chất như thế sẽ mở ra trước mắt ta những khả năng phi thường biết chừng nào. Chẳng hạn, nếu phải nâng một tải trọng dù to lớn đến bao nhiêu, chỉcần lót dưới tải trọng đó một lớp mỏng chất nói trên, — thì dùng cọng rơm cũng có thể nâng lên được».
Khi có được một hợp chất như thế, các nhân vật của cuốn tiểu thuyết đóng con tàu vũ trụ và thực hiện chuyến bay táo bạo lên Mặt Trăng. Cấu tạo quá đạn (con tàu) rất đơn giản: hoàn toàn không có động cơ vì quả đạn chuyển động do tác dụng của lực hấp dẫn giữa các thiên thể.
Sau đây là đoạn mô tả về quả đạn hoang tưởng đó:
«Bạn hãy tướng tượng quả đạn hình cầu, có đủ chỗ cho hai người và hành lý của họ. Quả đạn có hai lớp vỏ bọc—lớp trong và lớp ngoài; lớp trong là lớp kính dày, lớp ngoài — bằng thép. Có thể mang dự trữ không khí đặc, thực phẩm khô quánh và các thiết bị để chưng cất, V.V.. Toàn bộ bề mặt quả cầu sắt đều được phủ lớp «kevorit». Vỏ bọc bằng kính bên trong là một khối, trừ chỗ cửa nắp; còn vỏ bọc bên ngoài bằng sắt là gồm các phần riêng biệt lắp ráp lại, và mỗi phần như vậy có thể sập lên kéo xuống như tấm rèm. Điều đó thực hiện nhờ có các lò xo đặc biệt; đóng mở rèm do dòng điện truyền từ dây dẫn bằng bạch kim lắp trong lớp vỏ kính. Nhưng tất cả những cái đó là chuyện tìnhcủa kỹ thuật. Vấn đề chính ở đây là lớp vỏ bên ngoài quá đạn: tất cả gồm có cửa sổ và các tấm rèm «kevorit». Khi các tấm rèm rập xuống kín mít thì không một tia sáng, không một lực hấp dẫn, không một loại năng lượng bức xạ nào có thể lọt vào bên trong quả đạn được. Song bạn cứ thử tưởng tượng, có một tầm rèm được nâng lên, — lúc đó thì bất kỳ một vật thể to lớn nào ngẫu nhiên nằm ở xa đối diện với cửa số, ắt sẽ hút quả đạn về phía vật thể đó. Như vậy, thực tế là chúng ta có thể du hành trong không gian Vũ Trụ về bất cứ hướng nào mà chúng ta muốn, lúc thì bay về thiên thể này, lúc thì bay về thiên thể kia».
Các nhân vật của Oenxo’ bay lên Mặt Trăng như thếnào?
Thời điểm tiễn đưa con tàu Vũ Trụ lên đường được tác giả mô tả rất hay. Lớp mỏng «kevorit» phủ lên mặt ngoài quả đạn làm cho nó mất trọng lượng hoàn toàn. Bạn biết đấy, vật thể không có trọng lượng thì không thể nằm yên được ở đáy đại dương không khí; những điều phải xảy ra với nó cũng giống như đối với cái nút bẩn bị nhấn chìm trong đáy ao hồ: cái nút sẽ lập tức ngoi lên mặt nước. Cũng đúng như vậy đối với quả đạn được phóng vào đại dương không khí, thêm vào đây là quán tính chuyển động quay của Trái Đất, làm cho quả đạn có xu hướng bay vút lên không trung cho đến tận rìa của bầu khí quyển, rồi tiếp tục lao vào khoảng không Vũ Trụ. Các nhân vật của cuốn tiểu thuyết đã bay đi như thế. Và sau khi đã lọt vào khoảng không Vũ Trụ, lúc thìhọ mở tấm rèm này đóng tấm rèm kia, làm cho bên trong của quá đạn (con tàu) lúc thì hướng về sức hút của Mặt Trời, lúc thìcủa Trái Đất, lúc thì của Mặt Trăng, cho đến khi bay đến vệ tinh của chúng ta. Sau đó một trong hai nhà du hành vũ trụ đã trởvề Trái Đất trên chính quả đạn này.
Chúng ta sẽ không dừng lại ở đây để phân tích đánh giá nội dung cơ bản về những ý tưởng của Oenxcr, — điều đó tác giả cuốn sách này đã thực hiện ở một nơi khác[1], ở đó tôi đã phân tích tính vô căn cứ của câu chuyện. Bây giờ chúng ta cứ hằng tạm tin vào người viết chuyện và tiếp tục cùng với các nhân vật của tác giả bay lên Mặt Trăng.
Nửa giờ trên Mặt Trăng
Chúng ta thử xem các nhân vật của Oenxư cảm thấy thế nào sau khi rơi vào khoảng không Vũ Trụ có lực hấp dẫn yếu hơn và ít hơn trên Trái Đất.
Sau đây là những trang đầy thú vị[1] trong cuốn tiểu thuyết «Những người đầu tiên trên Mặt Trăng», do một cư dân của Trái Đất vừa lên Mặt Trăng về kể lại.
«Tôi vặn mở nắp đậy ở quá đạn (con tàu) rồi ló đầu ra ngoài; phía dưới cách đầu tôi khoảng ba fut[2] là tuyết trắng tinh của Mặt Trăng.
Sau khi quấn chăn vào mình, Kevor ngồi cạnh miệng cửa nắp và thận trọng thòng chân xuống dưới. Khi hai châncòn cách «mặt đất» khoảng nửa fut, sau giây phút lưỡng lự anh ta trườn xuống Mặt Trăng.
Tôi theo dõi Kevor qua lớp kính của con tàu. Bước được mấy bước, anh ta dừng lại, ngoái nhìn xung quanh rồi nhảy lên phía trước.
Mặt kính đã làm sai lệch các động tác của anh ta, nhưng theo tôi, thực ra đó là một bước nhảy rất xa. Trong chớp nhoáng Kevor đã cách tôi những 6 —10 mét. Đứng trên tảng đá, anh ta ra hiệu gì đó cho tôi, rất có thể là anh ta đã thét lên, nhưng âm thanh đã không vọng đến tai tôi... Mà xa thật, anh ta đã nhảy một bước quá xa!
Luống cuống tôi chui ra khỏi cửa nắp và cũng tụt xuống bên cạnh cái hốđầy tuyết. Sau khi bước được một bước, tôi nhảy phóc vềphía trước.
Tôi cảm thấy như mình đang bay và chẳng mấy chốc đã rơi xuống cạnh tảng đá, nơi Kevor đã từng đứng đợi tôi; víu lẫy vách đá, tôi chơi vơi trong sự kinh ngạc khủng khiếp.
Kevor rướn cổgào thét đến chối tai, báo tôi phải thận trọng. Tôi quên bẵng đi là trên Mặt Trăng cường độ lực hấp dẫn sáu lần yếu hơn ở Trái Đất. Chính thực tếgiờ đây đã nhắc nhở tôi điều đó.
Thận trọng trong từng động tác của mình, lê bước như người bị bệnh thấp khớp, tôi trèo lên đỉnh tảng đá và dưới ánh nắng Mặt Trời, tôi đứng bên cạnh Kevor. Quá đạn (con tàu) của chúng tôi vẫn nằm trên đống tuyết tan cách chúng tôi chừng ba chục fut.
— Hãy xem kia kìa, - ngoảnh lại phía Kevor tôi nói như vậy
Nhưng Kevor đã biến đâu mất.
Trong khoảnh khắc tôi đứng ngây người vì quá bất ngờ, sau đó để nhìn sang phía rìa của vách đá, tôi vội vàng bước về phía trước mà quên mất rằng tôi đang ở trên Mặt Trăng. Như ở Trái Đất tôi cố vượt qua 1 mét, nhưng ở Mặt Trăng sự cố gắng đó đã đưa tôi tôi vượt qua 6 mét, và vì vậy tôi đã rơi xuống cách rìa vách đá quá 5 mét.
Tôi đã trải qua cái cảm giác bay bổng trong không gian như trong giấc ngủ mê mơ thấy mình bị rơi xuống vực thảm. Trên Trái Đất rơi tự đo trong giây đầu được 5 mét, nhưng trên Mặt Trăng chỉđược 80 cm. Đây, tại sao rơi xuống hốsâu 9 mét mà tôi lại như bay lượn chập chờn. Tôi cảm thấy như mình bị rơi kéo dài đến ba giây. Tôi bơi trong không khí và nhẹ nhàng như lông tơ sa vào đống tuyết ở đáy thung lũng lớm chớm đá.
— Kevor! — nhìn quanh tôi gọi. Nhung không thấy bóng dáng anh ta đâu cả.
— Kevor! — Tôi gọi to hơn.
Và bỗng nhiên tôi trông thấy anh ta: Kevor đứng trên mỏm đá cách chỗ tôi 20 mét, mím cười và ra hiệu cho tôi. Không nghe rõ được lời, nhưng qua cử chỉ tôi hiểu ý: Kevor bảo tôi nhảy đến chỗ anh ta.
Tôi lưỡng lự: theo tôi khoảng cách quá xa. Nhưng nhanh chóng tôi hiểu ra, nếu Kevor đã nhảy qua được thì chắc là tôi cũng nhảy được.
Sau khi lùi lại một bước, tôi đã nhảy hết lực. Tôi bay vút lên và cứ tưởng chừng như chẳng bao giờ rơi xuống nữa. Đó là một cuộc bay hoang tướng—lạ thường chẳng khác gì như giấc mộng chiêm bao, nhưng cũng thật là thú vị.
Bước nhảy quá mạnh làm tôi bay lướt qua đầu Kevor».
[1]Đoạn trích ở đây có rút ngắn chút ít, không đáng kể.
[2]put (foot) — đơn vị đo chiều dài của Anh, bằng30,5cm.
[1]Xem «Các cuộc du hành giữa các hành tinh».