Giải mã biển Chết!
Từ cổ xưa loài người đã biết đền cái biển như thế. Đó là biển Chết (Tử hái) nổi tiếng ở Gioocđani. Nước mặn đến mức không một sinh vật nào sống nổi. Nắng hạn của vùng Tây Á đã làm cho mặt biển bốc hơi rất mạnh Nhưng bốc hơi chỉcó nước tinh khiết, còn lại trong nước là muối hòa tan đã làm ...
Từ cổ xưa loài người đã biết đền cái biển như thế. Đó là biển Chết (Tử hái) nổi tiếng ở Gioocđani. Nước mặn đến mức không một sinh vật nào sống nổi. Nắng hạn của vùng Tây Á đã làm cho mặt biển bốc hơi rất mạnh
Nhưng bốc hơi chỉcó nước tinh khiết, còn lại trong nước là muối hòa tan đã làm cho độ mặn của nước tăng lên. Đây là lý do tại sao nước của biển Chết có chứa đến 27% muối (theo khối lượng) chứ không phải chỉ 2 — 3% như phần lớn ở các biển và các đại dương. Như vậy, một phần tư của biển là muối tan trong nước. Tổng số lượng muối trong biển có đến 40 triệu tấn.
Lượng muối cao đã làm cho biển Chết có đặc điểm: nước của biển này nặng hơn nước của các biển thông thường khác. Không thể chìm trong biển này, bởi vì cơ thể người nhẹ hơn nước biển.
Trọng lượng cơ thể chúng ta nhẹ hơn trọng lượng của nước muối đậm đặc có cùng thể tích, và do đó, theo định luật Acsimet con người không thể chìm trong biển Chết được, mà nổi bình bổng như quả trứng gà thả vào nước muối (trứng chìm trong nước nhạt).
Nhà văn hài hước Mac Toainơ sau khi thăm biển này đã mô tả lại một cách hài hước về những cảm giác không bình thường mà ông và các bạn cùng đi đã trải qua khi tắm trong nước mặn của biển Chết.
«Lần tắm đó không sao quên được! Chúng tôi không thể chìm xuống nước. Ở đây có thể nằm ngửa, đặt hai bàn tay lên ngực và duỗi thẳng người, trong khi đó phần lớn thân thế vẫn nổi trên mặt nước và có thể ngoi hẳn đầu lên... Bạn cũng có thể nằm ngửa rất thoải mái khi co hai chân lại và quàng hai tay giữ lấy đầu gối. Bạn có thể lộn đầu trồng chuối — và nước chỉ ngập đến ngực còn đôi chân vẫn ở bên trên mặt nước, nhưng bạn không thể giữ lâu ở tư thếđó. Bạn cũng không thể bơi ngửa được, vì khi vừa mới nhích tới được một chút thì hai chân đã bị bật hẩng lên và chỉ còn ấy được gót. Nếu như bơi sấp, bạn sẽ không bơi được tới trước mà lui lại về đằng sau. Con ngựa cũng không giữ được thăng bằng vì nó không thể bơi và cũng không thể đứng trong biển Chết, — ngay lập tức bị lật nằm nghiêng bên hông».
Bạn thấy đấy, trên hình một người nằm tương đối thoải mái trên mặt biển Chết; nhờ mật độ lớn của nước mà anh ta có thể nằm đọc sách dưới ô che ánh nắng thiêu đốt của Mặt Trời.
Nước ởvịnh Cara-Bôga-Gôla (biển Caxpi)[1]
Người nằm trên mặt Biển Chết và nước mặn của hồ Enton chứa 27% muối cũng có các tính chất không bình thường đó.
Những người bệnh ngâm mình trong các bồn tắm nước mặn cũng từng cảm thấy có cái gì đó giống như vậy. Nếu như lượng muối trong nước rất lớn, ví dụ như trong nước khoáng ở Xtaraia Ruxxa thì người bệnh phải gắng hết sức để ghìm cho thân thể mình chìm xuống đáy bồn. Nghe đâu có một phụ nữ chữa bệnh ở đây bực tức than phiền rằng, nước «đã đáy bật bà ta ra khỏi bồn tắm». Trong vấn đề này bà ta không có ý định đổ lỗi cho định luật Acsimet, mà đổ lỗi cho Ban quản trị Khu điều dưỡng...
Độ muối của nước có ít nhiều thay đổi trong các biển khác nhau, — và do đó các tàu thủy đậu trong nước biển ởcác độ sâu không giống nhau, rất có thể một số bạn đọc đã có dịp trông thấy trên mạn tàu thủy cạnh đường mớn nước gọi là «Mốc đo Lloyd»—là dấu hiệu chỉ các mực đường mớn giới hạn trong nước có mật độ khác nhau. Thí dụ trên
Mốc đo tải trọng ghi trên mạn tàu.
thể hiện mốc đo tải trọng các mực đường mớn giới hạn:
trong nước nhạt (Fresch Water) FW
trong Ấn Độ dương, mùa hè (India Summer) IS
trong nước mặn, mùa hè (Summer) S
trong nước mặn, mùa đông (Winter) W
trong Bắc Đại Tây dương, mùa đông (Winter North Atlantik) WNA
Kể từ năm 1909 các mốc đo này ở nước Nga được áp dụng như là điều bắt buộc.
Cuối cùng, chúng ta chú ý đến các biến thể của nước. Ở dạng tinh khiết không lẫn tạp chất loại nước này nặng hơn nước thông thường dùng trong sinh hoạt, và có mật độ 1,1 g/cm3, nghĩa là nặng hơn 10% nước thường; do đó ở bể tắm dùng nước này thì người không biết bơi cũng không bị chìm. Loại nước như thế gọi là nước «nặng»; công thức hóa học là D20 (trong đó D — đồng vị của nguyên to hiđro có khối lượng nguyên tứ nặng gấp đôi hiđro). Nước «nặng» có một số lượng rất ít hòa tan trong nước thường: một xô nước (chừng 10 lít) nước dùng để uống có khoảng chừng 8 g nước «nặng».
Nước nặng loại D20 (có đến mười bảy biến thế với thành phẩn khác nhau hiện nay đã khai thác được hầu như ở dạng thuẩn chất, bị pha tạp nước thông thường không đến 0,05%.
[1]Nước ở vịnh Cara-Bôga-Gôla có mật độ l,18g/cm3. «Trong nước có mật độ như thế có thể tắm dễ dàng và không cần sử dụng đến định luật Acsimel mà vẫn không bị chìm», — đó là ý kiến nhận xét của nhà nghiên cứu về vấn đề này (Pensơ A. Đ. Carabuga, 1934) °.