09/06/2018, 22:09

Tại sao bánh lái ôtô ở phía trước, bánh lái tàu ở phía sau? - Câu hỏi hay

Tôi để ý thấy bánh lái xe ôtô và xe máy nằm ở phía trước, còn bánh lái của tàu thủy lại nằm ở phía sau. Vì sao vậy? ...

Tôi để ý thấy bánh lái xe ôtô và xe máy nằm ở phía trước, còn bánh lái của tàu thủy lại nằm ở phía sau. Vì sao vậy?

chào bạn, mình là thủy thủ nên có thể trả lời câu hỏi của bạn như sau. Chắc bạn bị nhầm giữa vô lăng của tàu thủy và của ô tô nên hỏi vậy. Bánh lái của tàu thủy là bộ phận phía sau chân vịt, khi chân vịt quay đạp nước về phía sau và bánh lái để đẩy tàu đi. khi bẻ bánh lái thì dòng nước từ chân vịt đạp vào bánh lái nên tàu chuyển hướng. Mặt khác động cơ và các thiết bị liên quan tới tàu thủy đa phần nằm ở phía sau để tiết kiệm không gian tàu. Vì vậy bánh lái tàu thủy nằm phía sau, còn ô tô thì phải gần vị trí người lái để điều khiển nên nằm phía trước. - (Quyển Đỗ)

Thứ nhất: Ô tô và xe máy là bánh xe trước dẫn hướng (phần đầu dẫn hướng), còn tàu thủy thì ngược lại phần đuôi tàu dẫn hướng
Thứ hai: Đối với ô tô và xe máy phần đầu dẫn hướng nên bánh lái phía trước thì khoảng cách truyền động từ bánh lái đến bánh dẫn hướng sẽ gần hơn, tương tự như vậy đối với tàu
Ngoại lệ 1: Một số xe bánh dẫn hướng phía sau như xe nâng có 2 công dụng:
+ Bánh phía sau dẫn hướng để ít chịu tải nặng hàng hóa (đánh lái nhẹ nhàng) và bánh trước to sẽ chịu tải tốt hơn
+ Bánh sau dẫn hướng xe quay vòng vào cua hẹp dễ dàng hơn
Ngoại lệ 2: đối với một số tàu du lịch như ở mê kông
Bánh lái phía trước nhưng đuôi tàu dẫn hướng để người lái tàu có tầm quan sát rộng hơn khi ở phía trước
Có lẽ còn nhiều nữa nhưng mình nói ngắn gọn là như vậy
Thân - (Tin Trung)

Câu trả lời đơn giản bạn Lương ah: bánh lái của mỗi loại phương tiện được thiết kế tùy thuộc vào điều kiện làm việc/chuyển động của phương tiện đó. Xe đạp, xe máy hay ô tô, tàu hỏa chuyển động theo nguyên tắc cơ học của bánh lăn trên đường nên bánh lái ở phía trước, tuy nhiên đối với xe nâng, cũng cùng nguyên lý chuyển động nhưng vì điều kiện làm việc là nâng trọng vật ở phía trước nên bánh lái nằm ở phía sau. Còn tàu thủy hay máy bay chuyển động trong nước và không khí lại tuân theo nguyên lý của cơ học chất lỏng, vì vậy bánh lái được thiết kế ở phía sau là tối ưu nhất. - (Thang Long)

Oto vs xe máy chạy trên mặt phẳng theo nguyên lý biến bước, tức là nó lăn trên mặt đường. Khi bạn tác động một lực làm thay đổi cung của bánh lái thì kéo theo đó là sự lệch cung của cả xe. Còn với tầu thuỷ, nổi đc là nhờ lực đẩy acximet nâng con tầu lên. Và muốn di chuyển đc thì phải có một lực đẩy con Tàu. Nhưng do con tầu nó nhằm dưới nước, k thể có một điểm tựa nên nó phải dùng chân vịt. Lực do chân vịt tạo ra sẽ đạp vào nước, và do sự tương tác lực nên dòng nước tác động ngược lại vào thân tầu, đấy là hiện tượng lực phản hồi. Về nguyên lý thì có thể lắp bánh lái của tầu thủy phía trước, nhưng xét về kết cấu, tính hiệu quả thì không khả thi nên người ta đặt nó ở phía sau. - (Thangtranhp)

Ô tô chạy với tốc độ cao, nên chỉ cần đánh lái một góc nhỏ cũng đủ để thay đổi hướng di chuyển. Bánh lái đặt ở phía trước thì góc lái nhỏ hơn. Còn với tàu thuỷ, tốc dộ di chuyển chậm, khối lượng lớn, do vậy cần một góc lái lớn hơn nên bánh lái được đặt phía sau bạn nhé. - (Tên Anh Là Nắng)

Đặt trước sau gì cũng điều khiển được tuy nhiên vấn đề là khó hay dễ thôi.
xét ô tô: họ có thể đặt bánh trước là bánh kéo và bánh sau là bánh lái (vấn đề thay đổi một công nghệ hàng trăm năm là một khó khăn nhưng bỏ qua nhé) người lái oto có thể dễ dàng tưởng tượng quỹ đạo di chuyển của xe nếu đặt bánh lái trước còn đặt bánh lái sau thì bận thử tưởng tượng đi (vì thế những người lái tàu thủy thường là những người rất có kinh nghiệm ko ai có thể lái chính xác tàu thủy ngay từ đầu)
Tàu thủy: môi trường nước có sức cản rất lớn, thử đặt bánh lái ở phía trước và cố di chuyển thẳng xem, nó sẽ luôn có xu hướng quay đầu. Bạn có thể thí nghiệm với 1 vật hình lá cờ nhưng cứng (làm bằng 1 tấm gỗ chẳng hạn), giờ bạn lần lượt phất xuôi và ngược lá cờ cứng ấy trong nước cố giữ phương di chuyển thẳng, bạn xem xem trường hợp nào giữ hướng tốt hơn. Đó là chưa kể bánh lái đặt trước dễ va chạm với bờ kè, bến đậu :))). Nguyên nhân nữa: ở một số tàu bánh lái đặt sau thay đổi hướng dòng nước cực mạnh từ chân vịt tạo ra một lực đẩy rất lớn để chuyển hướng, chứ đặt bánh lái đằng trước trông chờ vào dòng chảy theo tốc độ di chuyển thì móm nặng.Thêm nữa là lúc đứng im mà muốn thay đổi hướng thì đặt bánh lái trước gần như là rất khó thực hiện, và nếu dc thì tàu cũng phải cua 1 vòng rất rộng :v . tóm lại là tàu thì chân vịt đặt đâu thì bánh lái đặt đó thôi :)))
ps: suy nghĩ bản thân, kiến thức nông cạn có gì các bác bỏ quá cho em - (An Tào)

Lái tầu thủy khác hẳn lái ô tô, xe máy. Giữa biển khơi mông mênh, xa xa là bờ. Tay cầm vô lăng điều khiển, nhưng nếu chỉ nhìn vào bờ thì ta không thể định hướng được là tàu có đang thẳng tiến vào bờ hay không. Muốn định hướng được, người lái phải đứng ở gần cuối tàu, chỉnh bánh lái sao cho mắt mình, mũi tàu và một điểm cố định trên bờ luôn tạo thành một đường thẳng. Và cũng do đó, bánh lái tàu luôn nằm ở cuối tàu. Mình đã từng cầm lái tàu thủy nên mình biết. - (Nguyễn Đăng Quang)

Ha ha, Hỏi hay lắm.
Những con tàu tương lai cũng sẽ có thiết kế tay lái ở phía trước (đó là trong tương lai).
- Tay lái ô tô ở phía trước vì sự truyền tải từ tay lái tời trục để điều khiển bánh của ô tô là rất ngắn.
- Tay lái tàu ở phía sau là để gần với trục điều khiển (nếu tay lái để trước thì sẽ cách trục điều khiển chân vịt đến cả 100m) => thao tác sẽ có độ trễ rất lớn. - (nguoixala_hp2001)

Theo mình là do động cơ của tàu biển ở phía sau để đẩy thuyền đi, còn ôtô thì ở phía trước để kéo ôtô đi - (hà)

Vì xe chạy trên đường bộ là bề mặt cứng (mặt đường) nên phải dùng bánh trước để điều khiển trực tiếp, còn phương tiện di chuyển trên sông, biển di chuyển trên bề mặt chất lỏng (nước) nên phải dùng lực cản phía sau (bánh lái) để điều chỉnh hướng di chuyển phía trước (mũi thuyền, tàu) - (Trần Thông)

Vấn đề của bạn thực ra nằm ở nguyên nhân vận động của 2 loại phương tiện này khác nhau.
- xe chạy trên đường, thân xe tiếp xúc với không khí, có hệ số ma sát và tỷ trọng nhỏ. ít ảnh hưởng đến vận động toàn thân xe.
- thuyền tùy theo chủng loại và khối lượng mà có thể tích choán nước khác nhau. thể tích choán nước này là nguyên nhân chính dẫn đến việc tàu chạy chậm hơn cũng như bẻ lái với bán kính lớn hơn xe chạy trên cạn.

+ có thể ban đầu người ta thiết kế bánh lái đằng trước . nhưng không hiệu quả mới chuyển ra bánh sau:
- xe hơi có bánh lái dẫn hướng, còn thuyền có bánh lái thay đổi lực cản của 2 bên tàu.
*** Mũi tàu là nơi rẽ nước, cần dòng nước đều thì tàu mới chạy nhanh được. trong khi nếu đặt bánh lái đằng trước nước sẽ bị khấy đâỏ thành các dòng xoáy, bất lợi cho tốc độ tàu.
**** tàu khi chạy qua các vùng tảo biển, rác rưới lưới đánh cá rất dễ cuốn vào chân vịt tàu. Thế nên nếu thiết kế phía trước sẽ tạo các gờ giúp các dị vật này dễ dàng bám vào tàu hơn. - (x.blackrose051093)


Ô tô và xe máy thì lực đẩy ở sau, lái trước, còn tàu thủy thì chuyển hướng bằng chân vịt lên lái phải ở sau - (Hải Thủy)

Mình không phải dân tàu thủy, nhưng có đi ghe máy nên chỉ đoán thôi nhé, người ta gắn bánh lái gần nơi có thể điều khiển cho tàu/xe quay qua lại, ở xe hơi, bánh lái nằm trước vì 2 bánh xe trước điều khiển cho xe quay qua lại, ngoài ra để nhìn đường nữa, còn tàu bè thì chân vịt phía sau đẩy tàu đi đồng thời để điều khiển tàu qua lại luôn, không có thiết bị gắn ở trước tàu để điều khiển tàu qua lại. - (Bình Nguyễn Thanh)

Vì ô tô đi trên cạn, tàu đi dưới nước. Cũng như trên cạn ta đi bộ còn dưới nước ta bơi. Quá đơn giản!!?! - (Manh Tran)

Chào bạn Lương, ôô, xe máy hay xe đạp cho dù chạy tới hay chạy lui đều chuyển hướng bằng bánh trước. Các loại xe bánh xích thì chuyển hướng bắng cách thắng, muốn xe sang hướng phải thì thắng bên phải và ngườc lại. Còn về tàu biển, tàu sông, ghe, thuyền... chuyển hướng bằng bánh lái phía sau đuôi phương tiện, nguyên lý là : khi chạy chịu áp lực dòng chảy của nước, toàn bộ phương tiện thành đường thẳng, để chuyển hướng thì cần tạo lực cản, do vậy muốn sang phải thì bánh lái ăn phải tạo lực cản phải thì mũi tàu sang phải và ngược lại, bởi vậy diện tích bánh lái tỉ lệ thuận với tốc độ chuyển hướng, tương tự tốc độ hành trình của phương tiện cũng tỉ lệ thuận với tốc độ chuyển hướng. - (Tiên Phong)

CHÚNG TA PHẢI GIẢI THÍCH CHUYÊN SÂU HƠN NHƯ SAU:
+ ĐỐI VỚI ÔTÔ:
-NẾU TOÀN BỘ TRỌNG LƯỢNG CHUYÊN CHỞ NẰM Ở ĐÂU THÌ BÁNH LÁI PHẢI NẰM Ở PHÍA NGƯỢC LẠI, ĐỂ LÀM GIẢM BỚT LỰC KHI RẺ BÁNH LÁI. VD: XE TẢI CHỞ HÀNG NẶNG PHÍA SAU THÌ BANH LÁI PHẢI Ở TRƯỚC. XE NÂNG CONTAINER/ HÀNG THI BÁNH LÁI O PHÍA SAU.
+ ĐỐI VỚI TÀU THỦY:
- DO DI CHUYỂN BẰNG LỰC ĐẨY CỦA NƯỚC VÀ NGUYÊN LÍ DI CHUYỂN TRONG CHẤT LỎNG NÊN BÁNH LÁI PHẢI TẬP TRUNG CHỦ YẾU O PHÍA SAU. NHƯNG CŨNG CÓ THÊM 01 TRƯỜNG HỢP NỮA: ĐỐI VỚI CÁC TÀU QUÂN SỰ THÌ GẮN THÊM ĐỘNG CƠ Ở MŨI ĐỂ DI CHUYỂN SANG TRÁI/ PHẢI LINH HOẠT HƠN VÀ TÀU CAO TỐC THÌ GẮN HẮN CẢ 2 ĐỘNG CƠ RIÊNG BIỆT Ở 2 BÊN MẠN TÀU ĐỂ LÁI SANG TRÁI/ PHẢI ( VÌ KHI CHẠY TỐC ĐỘ CAO, NẾU DÙNG BÁNH LÁI SAU CHÂN VỊT PHẢI DÙNG LỰC RẤT LỚN VÀ LÀM GIẢM TỐC ĐỘ DI CHUYỂN - (Mr. Hải)

Không thể so sánh bánh lái giữa 1 vật trên cạn với 1 vật ở dưới Nước được, nguyên lí hoạt động hoàn toàn khác nhau.... - (Ly Long)

Bánh lái sau: giảm thiểu năng lượng. Bánh lái trước: tăng tính linh hoạt và thời gian đáp ứng. Đều này áp dụng rất lâu trong tự nhiên của muôn loài. Trong bất cứ môi trường nào(lỏng, không khí...) các vật nặng nề muốn giảm thiểu năng lượng khi đổi hướng di chuyển đều có "bánh lái phía sau", ngược lại, các vật cần linh hoạt cao thì cần "bánh lái phía trước". Dĩ nhiên, vấn đề này có liên quan đến trọng tâm nữa, để khi khác tán tiếp. - (ĐKhoa)

Oto thì định hướng bởi bánh xe trước để người điều khiển dễ sử dụng quan sát, tuy nhiên cũng có thể thay đổi hướng bởi bánh sau nhưng sẽ mất an toàn, còn phương tiện đường thuỷ thì cần phải đổi hướng bằng bánh lái phía sau dựa trên lực cản của dòng nước do chân vịt tác động trên dòng chảy. - (Duy Hung)

Đơn giản bánh lái thiết kế nằm ở nơi nào mà sự thay đổi tải trọng không đáng kể hay phần nhẹ nhất của phương tiện chuyên chở đó có thế thôi! - (Kim Long)

Tàu Thuỷ hay Máy bay có cùng điểm chung là tạo lực cản ở phần bánh lái để đổi hướng. Nếu bánh lái nằm phía trước thì ta sẽ k thể điều khiển đc. Vì khi di chuyển về phía trước, chỉ cần xoay nhẹ 1 chút là phần đầu có bánh lái sẽ bị xoay ra phía sau.. - (Bt Phan)

oto, xe may thong thuong khong can goc quay xe lon, vi vay banh lai dat phia truoc dan huong chinh xac va dam bao an toan. Tuy nhien, do dac thu can quay tro nhanh trong khong gian hep nguoi ta lai lap banh lai ve phia sau nhu xe nang. Tau thuy do phai chiu them luc can cua nuoc tu hai ben nen can mot luc quay rat lon, vi vay banh lai dat sau chan vit de ap dung nguyen ly canh tay don bay voi phan lon chieu dai con lai cua con tau de dung it luc nhat van quay duoc tau, ben canh do do chinh xac ve dan duong lai giam di. - (tran cao nguyen)

Một câu hỏi khá thú vị. Tôi xin mạn phép trả lời ngắn.
1. Đối với ô tô:
Ô tô chuyển động trên đường nhờ lực ma sát với mặt đường và vận hành ở tốc độ cao, nên bánh dẫn hướng cần đặt phía trước để dể ổn định chuyển động thẳng của xe. Bánh lái đặt phía sau thì không thể ổn định nỗi, xe sẽ lắc kinh khủng. Ngoài việc để bánh dẫn hướng phía trước, các nhà chế tạo còn tạo thêm các góc Camper, Caster, góc Toe để ổn định chuyển động thẳng của Oto.
Một số xe nâng hàng vì vận hành ở tốc độ thấp nên bánh dẫn hướng đặt ở phía sau, lúc này khả năng linh hoạt của xe cần hơn sự ổn định chuyển động thẳng.
2. Đối với tàu thủy (mở rông ra là máy bay)
Tàu thủy, máy bay chuyển động trong môi trường lưu chất cho nên bộ phận dẫn hướng phải đặt phía sau để ổn định chuyển động thẳng (các bạn có thấy mũi tên có đầu nhọn và có cánh phía sau để luôn duy trì hướng sát thương). Nếu bộ phận dẫn hướng đặt phía trước thì tàu thủy và máy bay không thể hoạt động được vì chúng sẽ lắc lư kinh khủng thậm chí đão chiều chuyển động. - (Công Thinh)

Vị trí ổn định S là Moment(M) nhân với góc lái(a) phải bằng không. Moment(M) chính là Trọng tâm(P) nhân với khoảng cách(L) từ trục bánh lái đến trọng tâm. S = M.a = 0 hay S = P.L.a = 0. Khi không lái thì a = 0, như xe máy và xe hơi bánh trước và sau thẳng hàng, máy bay và tàu thuỷ bánh lái song song với thân tàu, chúng sẽ ổn định. Khi lái, ta làm phương tiện mất ổn định!, vì trọng lực(P) của phượng tiện không đổi, góc lái (a) được thiết kế trong khoảng cố định. Nên vị trí bánh lái chỉ phụ thuộc vào khoảng cách (L) từ trục lái đến trọng tâm và góc lái (a). Tích số L với a xấp xỉ bằng 0: L.a~0 nên nếu phương tiện cần góc lái lớn (a) thì bánh lái đặt gần trọng tâm (L nhỏ) ví dụ như xe ủi, xe nâng, xe xúc đất; và phương tiện cần góc lái nhỏ thì bánh lái đặt xa trong tâm như máy bay và tàu thuỷ. Bạn thấy đấy, cánh máy bay đặt ở giữa thân rất sát trọng tâm nó cũng để lái ngóc đầu/ngụp xuống nó cần góc lái lớn để cất cánh, nhưng bánh lái đuôi thì nhỏ chỉ để rẽ phải/trái. Như vậy, khi thiết kế bánh lái, vị trí có thể đặt ở đâu cũng hợp lý, miễn là L.a~0. Vì vận tốc dòng khí và nước ở đầu tàu thuỷ, máy bay,.. là lớn nhất, nên ngoại lực tác dụng mạnh làm cho bánh lái không chính xác như mong muốn dễ gây tai nạn. Bạn hãy xem tàu con thoi khi quay về Trái đất thì biết, phía trước đầu nóng đỏ rực. Hơn nữa, khi lái tàu thuỷ và máy bay, thực sự nước và không khí tạo áp lực lên bánh lái nên độ nhạy bánh lái chậm và khó nhận biết, người lái hoàn toàn bị động, khi nước chảy, khí xoáy thì rất khó kiểm soát. Còn với lái xe máy, ô tô người lái định hướng trực tiếp hướng đi nên bánh lái đặt phía trước, cảm giác lái là trực tiếp, nhẹ nhàng, an toàn ở tốc độ cao, nếu đặt bánh lái phía sau thì cần một khoảng thời gian người lái mới tiếp nhận cảm giác lái, tay lái nặng. Một ví dụ điển hình về xe được lái chỉ có một bánh Solowheel chứng minh rằng bánh lái đạt ở đâu cũng được. quan trọng là an toàn, nhẹ tay lái, đặc biệt là tạo cảm giác thực cho người lái. - (Chaotics Techno)

vÌ ôtô chỉ điều chỉnh đc bánh trc, tàu chân vịt năm phía sau. - (phongnguyen)

Theo tôi nghĩ, xe có bề ngang nhỏ nên gắn được kính chiếu hậu để quan sát phía sau.Còn tàu thì bề ngang quá rộng nên không thể gắn kính chiếu hậu được nên đành phải thiết kế bánh lái phía sau để có thể quan sát tốt hơn - (COIKHATUDUYKEM)

Tại vì ô tô chạy trên bộ, còn tàu chạy dưới nước! - (Tuấn Anh)

ôtô dùng bánh trước để đổi hướng, còn tàu thì dùng chân vịt, chân vịt thì tất nhiên phải ở đuôi tàu - (tuyen)

nếu mình không nhầm , nếu bánh lái tàu nằm ở phía sau vì những con tàu đó cháy bằng sức gió ( thuyền buồm ) gió đẩy từ phía sau tới nên bánh lái đặt phía sau để tàu dễ dàng di chuyển hơn .. còn xe chạy bằng động cơ 2 bánh đặt phía trước sẽ di chuyển linh hoạt hơn , dễ dàng điều khiển hơn - (DoBinh)

Đơn giản thôi bạn àh. Vì cả ô tô và tàu thủy nếu lái ở phí trước thì sẽ ăn lái hơn, ổn định hơn. Nhưng tàu thủ thì khác một chút vì:
1. Nếu đặt bánh lái, chân vịt ở phí trước thì rất dễ bị va chạm làm hỏng bánh lái và chân vịt.
2. Nếu là người học kỹ về hàng hải thì chân vịt thì đa số tày có bánh lái nằm sau chân vịt để tăng khả năng điều động và quay trở của tàu. hiểu nôm na là dòng nước chảy qua bánh lái có tốc độ lớn nhấn nên sẽ dẽ dàng điều khiển nhất. - (levantuannavico)

vi oto xe may o tren bo con tau thuy o duoi nuoc - (Thien phuc)

Vì máy ôtô nằm trước và máy tàu nằm sau;) - (Tran Khoa)

Bạn cứ bán đất đai, nhà cửa nếu có : chế tạo thử, thiết kế ngược lại : bánh lái tàu phía trước, bánh lái xe phía sau đi! Lúc đó là hiểu ra vấn đề chứ gì ! - (leo_vanhien)

Vi tau thuy ko lui dc. O to lui dc. Banh lai tau thuy phia sau giup quay dc dau. - (Hau)

Vì các cụ nhà mình bắt chước con cá có cái đuôi lái phía sau và đến đời chúng ta bây giờ vẫn thấy đuôi lái để sau là hơp lý! Thực ra nhiều con tàu lớn vẫn có thêm thiết bị lái đặt ở mũi tàu, thậm chí với những "hòn đảo nổi" thì có vài chục thiết bị lái bố trí khắp nơi dưới đáy. - (Son)

Chắc bạn chưa thấy có một số xe có bánh lái phía sau như xe nâng hàng trong các kho, sử dụng bánh lái phía sau - (Thái Văn)

Tàu thủy chạy được do chân vịt quay trong nước tạo lực đẩy tàu đi. bánh lái tàu dẫn hướng nhờ vào lực đẩy của dòng nước do chân vịt tạo ra. lực đẩy tối ưu khi chân vịt ở cuối tàu, bởi vậy chân vịt và bánh lái thường đi với nhau và nằm ở phía sau. Ô tô và xe máy chạy được do truyển động từ động cơ tới bánh sau. Bánh lái ở phía trước hiệu quả đạt được sẽ tối ưu trong việc chuyển động của xe và dẫn hướng cho xe. Ở đây hiệu quả tối ưu sẽ được chọn. Trong thực tế cũng có một số loại xe bánh lái ở phía sau như: Xe nâng hàng (Khi nâng hàng, trọng lượng mã hàng không ép lên bánh lái khiến việc lấy hướng từ vô lăng sẽ nhẹ . . .) - (Nguyễn Hải Dương)

vì bánh xe truyền lực cho oto là bánh sau, nếu bánh sau cũng là bánh lái thì rất khó dẫn hướng và nguy hiểm, nếu bánh lái tàu đặt phía trước tàu thì nó sẽ trở thành vật cản, rất dễ làm cho các vật trôi nổi trên song như cỏ, rác.... dính vào và ngăn cản di chuyển, đặt phía sau, phía dưới thuyền thì cỏ và rác có thể lướt qua dễ dàng. - (Lại Quang Dũng)

Bánh lái xe không thể để sau
Khác nhau do di chuyển trong điều kiện khác nhau.
Trong môi trường nước không thể đặt bánh lái phía trước khi không có vận tốc, thì không thể cho qua phải hoặc trái linh hoạt được. Phà lớn, người ta thiết kế cánh quạt (chân vịt) 2 bên mạn phà để di chuyển phần đầu qua phải và trái. Còn phương tiện nhỏ thì khi vận tốc giảm hoặc tăng thì nhờ động cơ phía sau thổi áp lực vào bánh lái để thay đổi hướng cho tàu ghe xuồng.
Môi trường máy bay trong không khí cũng giống môi trường nước nên bánh lái cũng phải để phía sau và trên cánh.
Còn xe di chuyển trên cạn hay môi trường sình lầy rất cần thay đổi đột ngột khi chuyển hướng, nên bánh lái ở phía trước sẽ cho kết quả tức thời trong môi trường ngắn và hẹp, cho nên bánh lái đặt phía sau cho xe không phát huy được sự chính xác khi di chuyển chậm hay nhanh. Tóm lại, môi trường quyết định cho phương tiện di chuyển, và người thiết kế không thể xa rời tính hiệu quả và an toàn. - (Tu)

Về lý do bánh lái ô tô ở trước: 1. Người lái bao giờ cũng ngồi phía trước -> vô lăng bố trí ở phía trước -> kết cấu truyền động lái đến bánh trước sẽ đơn giản hơn; 2. Trừ xe con, đa phần tải trọng tập trung vào bánh sau, nếu lái phía sau sẽ nặng hơn; 3. Bánh sau bao giờ cũng là bánh chủ động (nối với động cơ) nếu vừa truyền động lực chạy xe đồng thời với chuyển hướng kết cấu sẽ rất phức tạp, nhất là xe tải bánh sau có 2-3 trục... Và lý do cuối cùng là từ lúc khai sinh ra ô tô bánh lái nó đã nằm trước rồi, chẳng ai rỗi hơi nghĩ lái sau làm gì cho rối, cho mệt. Nhưng cũng có ngoại lệ là một số xe buýt dài đòn chạy trong thành phố có lái sau đấy!
Còn lái tàu thuỷ nằm phía sau: Sự chuyển hướng của tàu nhờ lực nước tác động vào bánh lái, Mà lực này tỷ lệ thuận với vận tốc nước đập vào bánh lái. Nếu ở mũi thì vận tốc nước ~ vân tốc tàu nhỏ, tàu ít ăn lái, khó cơ động. Bánh lái phía sau ngoài vận tốc tàu, vận tốc nước do chân vịt tạo ra đập vào bánh lái rất lớn nên tàu ăn lái. Lúc khởi động vận tốc tàu chưa tăng lên, muốn lái rất khó. Hơn nữa phần mũi tàu thường là nơi để tàu... đâm nhau(!?) nên bố trí lái phía sau giảm hy sinh không đáng kể. Ngoại lệ cũng có tàu có bánh lái trước (thực chát là chân vịt mũi, chân vịt mạn) để lái phụ khi cần. Có tàu không có bánh lái mà điều khiển bằng xoay chân vịt như xuồng đuôi tôm, ca nô máy ngoài, tàu thuỷ cỡ lớn xoay chân vịt được... hoặc hai chân vịt thay đổi lực đẩy để chuyển hướng. - (Anh Tuấn)

Vấn đề liên quan đến lực đẩy của phương tiện thôi. Thông thường Lực đẩy của các phương tiện là từ phía sau đẩy phương tiện lên phía trước nên phía trước lúc nào cũng nhẹ hơn. Nên đối với oto hoạt động trên bề mặt cứng, điều kiển dựa vào độ bám giữa bánh với đường nên sử dụng bánh trước lành phương tiện điều khiển, và người điều khiển ở phía trước để dẫn lực đến gần hơn.
Còn đối với phương tiện thủy thì điều kiển bằng bánh lái ( tức dựa vào lực rẽ nuớc) nên ở phía sau lực đẩy đè phía sau lúc nào cũng ở dưới mặt nước nên mới phát huy tác dụng. Chứ đặt phía trước bánh lái ko tiếp xúc với nước thì làm sao mà điều khiển được.
Nguyễn Hoàng - (Chau Nguyen Hoang)

Nếu để chuyển hướng, thì bánh lái phía trước chuyển hướng nhanh và tốt hơn. Nếu tải hàng thì bánh lái phải nằm ở nơi ít chịu tải trọng. Dưới nước khi chuyển hướng nhanh có thể gây lật tàu vì phần chìm của thân tàu sẽ chịu lực cản của nước. Xe thì chịu lực masat với đường nhưng chỉ tiếp xúc bề mặt nên ít chịu lực hơn, khó bị lật. Động cơ tàu nếu đặt phía trước sẽ gây ra sóng. Sóng này cản trở tàu di chuyển. Bánh lái đặt gần động cơ thì truyền động mạnh hơn và ít hao năng lượng. - (Tèo)

cái này đơn giản thôi, nếu hệ thống lái đặt ở phía sau thì " độ ăn lái" rất lớn, xe ô tô và mô tô mà có hệ tống này chạy tốc độ cao vào cua tha hồ drift, nhưng một sớ loại xe chuyên dùng như: xe nâng, xe ủi... thì hệ thống lái được đặt phía sau để có góc xoay linh động hơn. Còn tàu thuỷ thì bánh lái đặt phía sau, theo nguyên tắc thì xoay rất lớn nhưng do môi trường nước không ma sát bằng, nên ngay khi bánh lái đã được bẽ rồi một khắc sau tàu mới ăn lái và sau khi tàu đạt gần được góc quay bánh lái phải được nhanh chóng trã lại nếu không tàu sẽ bị quán tính mà đi chệch góc. "túm lại" hệ thống lái trước sau là tính chất "ăn lái". - (Hoàng Phi)

Ve nguyen tac thi banh lai cua xe may hay tau thuy dat o phia truoc hoac sau deu lai duoc ca . Tuy theo moi loai phuong tien ma cac nha che tao se dat banh lai o vi tri nao cho de dieu khien va an toan sau khi da phan tich dong luc va trong tam cua san pham do - (Tuan Vo)

Thử cho tàu chạy lùi vả ôtô cũg chạy lủi xem... Lúc này bánh lái nó vẫn vậy =)))))) - (Lộc Vũ)

Với tàu thuyền thì bánh lái ở sau chân vịt thì tốc độ dòng chảy mạnh và nhanh nên bánh lái sẽ lái nhậy hơn ở phía trước. - (Hien)

Đơn giản thôi! Để gần vị trí trục điều khiển đưa lực đến giá đỡ bánh xe, (xe) bánh lái (Tàu)... Càng đơn giản càng dễ bảo trì, sửa chữa cũng như nâng cấp. Phức tạp bao nhiêu phiền phức bấy nhiêu... - (Đình Linh)

Rất đơn giản vì đuôi rẽ hướng nằm ở phía sau con tàu bạn ah. Với lại nếu bánh lái ở đằng trước bạn không thể nào quan sát hết cả con tàu và sẽ xảy ra va chạm với đá ngầm khi di chuyển và tàu dài hơn ô tô rất nhiều lần. Một điểm nữa là khi di chuyển trên biển cần tầm nhìn nên việc bánh lái nằm đằng sau cũng là điều hợp lý. Hiện nay một số tàu hiện đại bánh lái cũng nằm đằng trước đó thôi không phải tất cả đều nằm đằng sau đâu. - (huylegal)

Theo minh doan la banh lai tau phia sau nen tay lai o phia sau. Con oto banh lai phia truoc nen tay lai o phia truoc. - (Leo)

ÔTO BẼ LÁI BÁNH TRƯỚC, TÀU BẼ LÁI BẰNG CHÂN VỊT VÀ CHÂN VỊT NẰM PHÍA SAU - (THANH)

đơn giản và dễ hiểu : bánh lái ô tô phía trước là vì xe ô tô được điều khiển lái bằng bánh trước, nên phải đặt bánh lái phía trước để tiện việc sử dụng và tăng được lực điều khiển hơn , nếu bánh lái ô tô nằm phía sau thì lực điều khiển sẽ yếu hơn, khó khăn và dẫn đến dễ trục trặt hơn, tàu thuỷ thì cũng tườn tự vậy - (Đinh Ngọc Bình)

Don gian thoi, doi voi o to thi 2 banh truoc la dan huong, nen can co banh lai o truoc. Con o tau thuy thi chan vit nam phia sau de day tau di, nen banh lai phai lap phia sau moi dieu chinh huong di cua tau duoc - (Halong hanoi)

Trên thì tiến, dưới thì lùi. Nên trên bờ bánh lái phía trước, dưới nước bánh lái phia sau la dúng rồi. - (xuan thu)

Bởi vì xe chuyển hướng bằng hai bánh trước, còn tàu chuyển hướng bằng bánh lái phía đuôi. - (James)

Vì bánh lái oto ở phía trước còn bánh lái tàu thủy ở phía sau - (hvduc25)

Đơn giản vì oto bánh lái ở phía trước,tàu thủy bánh lái ở phía sau,bố trí vô lăng gần bánh lái cơ cấu sẽ đơn giản hơn - (anh đức)

Cái này là tối ưu hoá về chế tạo và công dụng ( do ô tô và xe máy là điều khiển ở bánh trước còn tàu thuỷ thì điều kiển bằng chân vịt phía sau) - (aladanh)

Vì xe oto đổi hướng bằng trục bánh trước. Tàu thủy đổi hướng bắn bánh lái - chân vịt phía sau. - (Mạnh)

Ô tô và xe máy chuyển được là do momen quay, còn tàu di chuyển theo tịnh tiến - (ctythienhoangphat)

Vì bánh lái chuyển hướng ô tô ở phía trước còn bánh lái chuyển hướng của tàu ở phía sau, bố trí bánh lái càng gần thì cảm giác lái càng thật và dễ điều khiển hơn :(( - (minhdan)

Đơn giản....vì bánh xe điều chỉnh hướng của oto nằm phía trước nên bánh lái phía trước, còn tàu thì chân vịt nằm đằng sau, chỉnh hướng cũng nằm sau nên nên bánh lái phía sau. - (SamFish)

Vì tàu phải điều chỉnh lái từ đằng sau.
Xe thì dc thiết kế điều khiển bánh lái ở đằng trước, còn tàu thì ngược lại. đơn giản chỉ vậy thôi - (Địa Ốc Trường Thành)

Vì lái ô tô tác động vào 2 bánh trước còn lái tàu tác động vào chân vịt phía sau, hihi - (htbongdem)

tại chân vịt nằm sau nên bánh lái phải nằm gần chân vịt cho nhẹ tay lái - (nguyen long quan)

máy tàu ở phía sau, còn ô tô ở phía trước - (PHẠM VĂN HIỆP)

nghĩ lại xem thử oto và thuyền thì nó điều khiển hướng đi ntn và bằng cách nào thì hiểu ngay thôi - (ghsdg)

vì tàu di chuyển nhờ phản lực còn ô tô di chuyển nhờ lực kéo trực tiếp , để lái dễ hơn thì phần đầu có tác dụng định hướng di chuyển còn lực di chuyển được cung cấp từ phía sau. bánh lái ô tô phía trước sẽ giúp bánh trước định hướng di chuyển. Nếu tàu để bánh lái phía trước thì khi đổi hướng, bánh lái tàu sẽ cản nước nên đầu tàu sẽ làm trụ và đuôi tàu sẽ di chuyển định hướng, lái như vậy sẽ khó hơn. vì thế nên để bánh lái phía sau thì phía bánh lái sẽ làm trụ và đầu tàu di chuyển khi đổi hướng. Theo mình suy nghĩ là như vậy. - (Manhkiem Vu)

Oto dẫn động phía bánh trước còn tầu thủy thì chân vịt ở phía sau - (hoho)

Điều này đơn giản thôi,vì hai lý do
1-otô tác động lực chuyển hứng ở hai bánh trước
-tàu thuyền tác động lực để chuyển hướng nằm ở sau,tàu thuyền lớn cho nên tay lái càng gần bánh lái thì hiệu suất tác dụng mới cao cấu tạo đường truyền lự từ vô lăng đến bánh lái đơn giản hơn
2- Ôtô người lái phải quan sát đường và để tăng độ ổn định ô tô phải có trọng tâm thấp nên người lái phải ở đằng trước
-Tàu thuyền thì đi theo hải đồ theo la bàn theo con nước theo lạch ,theo vật chuẩn ,để tăng khả năng quan sát thì ca bin lái được thiết kế cao buồng hoa tiêu lại cao hơn nữa nên lái không bị hạn chế khi tay lái ở sau.( lư ý buồng ca bin có khối lượng rất bé so với khối lượng của cả con tàu nên trọng tâm không thay đổi mấy nên vẫn đảm bảo độ ổn dịnh của con tàu khi ca bin nhô cao - (Nguyễn Đình Nguyên)

quá đơn giản, vi nguyên lý bánh lái của tầu dựa theo đuôi của các loài cá. - (nguyendinhtuong)

Đơn giản vì máy ô tô đặt ở phần đầu còn máy tàu đặt ở phần đuôi. - (minh)

Xe oto với xe máy thì bánh xe điều khiển ở trước, tàu thủy thì chân vịt ở phía đuôi tàu bạn ạ. - (gnahanut)

Ôtô, xe máy cơ cấu lái nằm bánh trước nên vô lăng nằm phía trước gần cơ cấu lái, còn cơ cấu lái của tàu nằm phía sau nên bánh lái của tàu đặt phía sau. - (Duy)

Ô tô và xe máy rẽ bằng bánh, bánh trước quyết định hướng đi.

Tàu thuỷ dùng chân vịt đặt phía sau vừa lái vừa đẩy - (TheWayIAre)

chân vịt của tàu nằm ở phía sau nên đặt vôlang phía sau thôi ! - (dinhtrongtoan87)

vì nguyên lý hoạt động của bánh lái oto và tàu phụ thuộc vào mặt đường {thể gắn và thể lỏng} đá và nước....trên mặt đường bánh lái oto gắn phía trước để xe dể giàn duy chuyển và chuyển hướng về phía trước ..còn tàu thì muốn chuyển hướng ở dưới nước thì phải gắn phía sau dùng sức cản của nước để làm tàu đổi hướng...mà không làm giảm đi tốc độ của tàu ..dể dàn chuyển hướng,.... - (Thành)

Đơn giản, xe oto hay xe máy muốn quẹo là nhờ bánh trước, tàu là nhờ chân lái. tay lái càng gần càng tốt. - (Dee888)

bánh lái tàu lớn vẫn ở phía trước đó thôi
trước sau là do mình và còn tùy tính tiện dụng của nó
thường là thuyền nhỏ sẽ có lái phía sau - (giundatsh)

Bánh lái ô tô phía trước là do 02 bánh trước có nhiệm vụ điều chỉnh hướng của xe. Còn bánh lái tàu nằm phía sau là do chân vịt nằm ở đuôi tàu. Chân vịt chịu trách nhiệm điều chỉnh hướng đi của tàu. - (tuantv2209)

Ô tô và xe máy chủ yếu là cầu trước chủ động, quay bánh trước để chỉnh hướng đi. Tàu Thủy thì cái chân vịt nó nằm đằng sau. Thiết kế bánh lái ở chỗ nào gần cầu chủ động sẽ dễ dàng hơn :)) - (Pr0m0schjn0)

Don gian vi chan vit nam o duoi tau nen de dieu khien tot thi banh lai tau nam o duoi tau con voi xe thi 2 banh truoc la banh lai nen vo-lang da to phai truoc. - (Khoa Mai Dang)

Tại vì xe muốn rẽ thì bẻ bánh trước, còn tàu muốn rẽ thì bẻ đuôi tàu. - (Tuan)

Câu hỏi chính là câu trả lời, bánh lái của tàu thủy nằm phía sau còn bánh lái ô tô phía trước. - (Hoàng Kiên)

Theo tôi thì ô tô chuyền động ở phía trước nên phải câm lái phía trước, cộng vơi vận tốc di chuyên của ô tô cũng nhanh nên lái phía trước sẽ làm chủ được tốt hơn. Còn thuyền thi ngược lại. - (Lê Quoc Cuong)

giải thích đơn giản là lực cản của nước lớn hơn không khí. động cơ tàu là động cơ đẩy, động cơ ô tô là động cơ kéo - (kx11t2612)

Đối với xe: Trọng tải dồn về sau nếu lái thì rất nặng. Nên đặt lái ở trước cho nhẹ.
Đối với tàu thủy: Áp suất nước sau cao hơn trước cho nên có sức điều khiển chân vịt hơn nên đặt ở phía sau. - (Anh Le)

theo mình nghĩ vì khi lái ô tô và xe máy thì người ta lái bằng cách quay bánh trước, vì vậy bánh lái đặt đằng trước. còn đối với thuyền chèo và thuyền buồm thì chân vịt chỉnh hướng dưới gầm tàu luôn đặt phía sau để tránh va đập nên bánh lái phải đặt phía sau cho gần, chứ những tàu chạy động cơ thì bánh lái đều đặt phía trước cho dễ điều khiển. - (Tiến Béo)

banh lai oto nam truoc vi oto chay mặt duong cung co dinh,con tau thuy chay tren mat nuoc bong ben banh lai sau moi giu thang bang tau chay dung huong - (nguyenduocdt)

Minh nghi do tau co chan vit o phia sau nen banh lai tau cung phai nam o phia sau - (phi)

Thứ nhất. Nếu ô tô và xe máy có bánh lái ở phía sau. Khi bạn đi với tốc độ cao và bẻ lái. Xe bạn không bị lật mới là chuyện lạ.
Còn tàu thủy. Bánh lái ở phía sau vì tàu thủy rất dài, nên cần sự quay trở tốt. vì vậy bánh phải ở phía sau. Bạn quan sát xe nâng hang có bánh lái ở phía sau thì sẽ rõ - (Lê Văn)

chân vịt của tầu ở phía sau thì tất lẽ dĩ ngẫu người ta thiết kế bánh lái ở phía sau rồi, chả lẽ để ở phía trước thì khoảng cách từ bánh lái đến chân vịt quá xa, phải thiết kế thêm bộ truyền lực phức tạp. còn ô tô thì chả lẽ để bánh lái phía sau. nhìn thấy gì mà đi. - (no comment)

bộ phận thay đổi hướng lái cảu ô tô là 2 bánh trước, còn bộ phận thay đổi hướng lái của tàu thủy là chân vịt ở phía sau - (Man Nguyen)

Máy của tàu nằm ở phía sau. Otô chuyển động bằng hệ thống máy, vòng quay của các bánh răng...(nói túm lại là từ chuyên môn tui cũng ko hiểu) nhưng nói chung là quay các bánh răng dẫn đến tác động lên các bánh xe làm xe chuyển động. Còn tàu thì chuyển động bằng phản lực, máy của táu quạt các chong chóng về sau để "đẩy" con tàu chạy về phía trc. Nên bánh lái và hệ thống phải nằm phía sau - (Thiên Lang)

ô tô lái bằng bánh trứoc, tàu lái bằng bánh sau - (Trung)

Phải gọi là tay lái thì mới đúng. Tay lái hay volang ô tô thường ở phía trước vì bánh trước ô tô chịu trách nhiệm định hướng cho xe. Vì vậy, bộ truyền động từ tay lái đến bánh trước gần hơn nên điều khiển dễ hơn. Bên cạnh đó, người lái ô tô ngồi ghế trước dễ quan sát hơn ghế sau.

Đối với tàu thuỷ thì bánh lái của tầu nằm ở phía sau nên tay lái của các tầu thuỷ trước đây đề gần phía sau (bộ phần truyền động từ tay lái đến bánh lái gần hơn). Tuy nhiên, đối với các tầu hiện đại điều khiển điện tử thì tay lái đặt đâu cũng được, miễn là có vị trí quan sát tốt. Vì vậy khoang lái của thuyền trưởng thường đặt ở trên cao, có tầm nhìn xa - (Nam)

ô tô có gương chiếu hậu tầu không có gương chiếu hậu - (gamestart585)

Tàu thủy đời xưa (thuyền buồm) mới có bánh lái nằm phía sau vì cánh lái của tàu nằm ở đuôi tàu, phải làm bánh lái gần để đảm bảo hệ thống truyền lực từ bánh lái đến cánh lái hoạt động tốt không hư hỏng. Tàu thủy hiện đại nhưng kích thước nhỏ (tàu cá, du thuyền nhỏ) cũng vẫn làm bánh lái phía sau vì lý do này.
Tàu thủy hiện đại (cỡ lớn) thì bánh lái vẫn nằm ở trên đầu tàu, lại nằm ở tầng cao nhất - (Oẳn Tà Roằn)

Do phan lon tau thuy (ngoai tru tugboat va supply ship) duoc thiet ke de chuyen dong chu yeu la ve phia truoc nen luc day tu chan vit se tac dong ra phia sau nen banh lai duoc dat o phia sau cho du thiet ke thuong tang nam o phia truoc (Ro-Ro shíp va passanger ships) hay phia sau (bulk carriers, container lines hay tankers) so voi truc chinh ngang cua tau - (Le)

Đơn giản là vì "người ta thích như vậy" - (nguyenxuantien100691)

đơn giản vì chân vịt nằm ở phía sau chứ không phải phía trước! - (duongvhieeien22001)

Câu hỏi của bạn quá đơn giản, những ai đủ nhận biết thì họ cũng có thể nhận ra được. Xe ôtô và xe máy bánh lái thì ở phía trước, còn bánh lái các loại tàu thuyền lại nằm ở phía sau (bạn hình dung và suy nghĩ sâu thêm một chút nhé). - (phambaduy_ttkd)

Đơn giản thôi bạn, động cơ ở đâu thì bánh lái ở đó. Có sự khác biệt rất lớn giữa ô tô và tàu thủy mà bạn không để ý.
Ô tô truyền tải trọng lên bánh xe xuống mặt đường còn tàu thủy truyền tải trọng lên toàn bộ thân tàu. Vì vậy, ô tô chuyển hướng thì điều khiển bằng 2 bánh trước, còn tàu thủy thì bằng bánh lái (chân vịt) gần sát với động cơ dựa vào nguyên lý cánh tay đòn để điều khiển con tàu--> chỉ cần 1 lực bé là có thể chuyển hướng ở mũi tàu. - (An)

Theo minh nghi thi banh lai tau thuy nam ngap sau vao nuoc nen khi tau chay nuoc se dap vao banh lam chech huong. neu no nam phia truoc nhung quay chieu lai ra phia sau thi vuong vao mui tau - (phamtrang)

vì trên mặt đường chịu lực ma sát còn sông thì chịu ám xuất - (THUA)

HÈ HÈ.... VÌ XE ĐẦU TÀU CUỐI MÀ! - (NGOTIENDUNG3879)

Vì ôtô chạy nhanh hơn tàu - (0979665666)

Đầu tiên xin nói về các gọi, theo mình nghỉ ý bạn là cái "Vô lăng" tức là thiết bị lái. Chỉ có tàu thủy mới có bánh lái, còn ô to thì không. Mình cũng nói thêm là không phải con tàu nào cũng để vô lăng ở phía sau, Ví dụ: Tàu cao tốc, tàu kéo, tàu lai dắt, Du thuyền,...Thông thường chỉ những con tàu vận tải, có chiều dài, kích thước lớn, vận tốc không lớn mới để vô lăng phía sau.
Có nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất: Ô tô bắt buộc phải để vô lăng phía trước để người lái có tầm nhìn rộng, gần mũi xe để có thể phản ứng nhanh với những thay đổi trên đường, Còn Tàu thủy vận tốc không lớn, mật độ tàu trên biển không nhiều, mỗi khi chuyển hướng phải cần thời gian và khoảng cách lớn nên chỉ cần để buồng lái ở nơi cao nhất có tầm nhìn rộng là được.
Nguyên nhân thứ 2: Ô tô có chiều dài ko lớn 2-3m do đó truyền động từ vô lăng đến bánh sau dể dàng, còn tàu thủy có chiều dài rất lớn (con tàu container lớn nhất thế giới bây giờ khoảng 350m) nếu để vô lăng ở phía mũi tàu phải truyền động ( Bằng cơ - khớp, thủy lực, khí lực,...) một khoảng cách rất lớn từ mũi tàu đến đuôi tàu_nơi đặt bánh lái như vậy sẽ tốn kém và khó khăn. Vì vậy thông thường người ta sẽ đặc "buồng lái" ngay phía trên "khoang máy" để truyền động dễ dàng.
Theo ý kiến cá nhân mình 2 nguyên nhân chính kễ sẽ trả lời câu hỏi của bạn Thạch Lương. - (Nguyễn Quốc)

Vi xe o to, xe may la phuong tien chay tren duong bo. Bo phan banh xe chuyen huong tiep xuc truc tiep xuong mat duong. Muon chuyen huong thi banh truoc phai doi huong truoc vua chinh xac , thuan tien, an toan, don gian hon cho cau tao cua phuong tien va cac yeu to vat ly khac...con tau thuy chay duoi nuoc. Neu banh lai lap o phia truoc thi khi tau muon cap vao ben se phai lui vao. Mat an toan, khong thuan tien. Can tro toc do khi di chuyen, thiet ke pt thuy bao gio phan duoi cung phai chim sau hon phan mui phia truoc de giam luc can cua nuoc. Neu tro hang nang ma banh lai o phia truoc bi noi tren mat nuoc thi dieu khien tau lam sao duoc. - (grean ocean)

Khi nào tàu thuyền lắp chân vịt và bánh lái ở trước mũi tàu thì sẽ có bánh lái ở phía trước. He.he. với otô thì ngược lại. - (nguyen loi)

ôtô thân ngắn nên hệ thống trục dẫn thiết kế dễ dàng, tầu thủy thân dài hơn nhiều lần so với ôtô cho nên thiết kế la không thể - (minh thanh)

Liên quan đến cơ cấu chuyển hướng.
Ở xe ô-tô, xe máy thì cơ cấu chuyển hướng ở phía trước nên tay lái được thiết kế phía trước để người lái chuyển hướng dễ dàng và toàn bộ sức nặng của xe sẽ chuyển theo tạo ra sự cân bang về trọng tâm khi chuyển hướng.
Ở ca-nô, tàu thuỷ do bánh lái và chân vịt được thiết kế phía sau nên cơ cấu chuyển hướng cũng phải thiết kế gần nó để chuyển hướng dễ dàng, người lái sẽ cảm nhận được sự chuyển hướng đó (nếu bạn lái xuồng máy sẽ cảm nhận được), đảm bảo trọng tâm của tàu cũng được cân bằng cùng với người lái, đảm bảo an toàn khi chuyển hướng. - (Trịnh Xuân Thắng)

ô tô và xe máy thì không nói rồi. Còn sở dĩ Tàu lái ở phía sau do bánh lái của tàu là Con Neo bánh lái nó lằm ở phía cuối của tàu.phần dưói nước. Nó giống như bánh lái chân ga, chân phanh luôn. do đặc thù dưói nước là như vậy - (Nguyên Đan)

Đơn giản là do lực động học, bánh lái xe dẫn hướng trực tiếp trên mặt đường, còn tàu thủy cũng giống như máy bay bánh lái phía sau, khi lực động học bị chênh lệch thì phương tiện sẽ chuyển hướng. - (Le Dong)

Đồng ý với bạn vạnhien - (Hưng)

Mình xin tham gia góp ý như sau:
Việc thiết kế vị trí bánh lái trên phương tiện tham gia giao thông dựa trên yếu tố cơ bản là Loại hình giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ hay đường hàng không). Mỗi loại hình giao thông có đặc thù riêng: Mật độ tham gia giao thông, loại phương tiện tham gia giao thông, chướng ngại vật,...đặc biệt là nguyên lý chuyển động của phương tiện trên loại hình giao thông đó.
- Với đường bộ: Số lương phương tiện tham giao giao thông nhiều, đa dạng, phức tạp. Tốc độ giao thông nhanh, chướng ngại vật khắp nơi (nào là người qua đường, chó mèo, ổ gà, ổ vịt, tai nạn,vv...) đòi hỏi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông lúc nào cũng phải tập trung, phản ứng nhanh và chính xác. Đặc biệt, nguyên lý chuyển động cơ bản của phương tiện là chuyển động lăn, bánh sau chịu tải, bánh trước nhẹ, việc đặt bánh lái ở phía trước giúp người điều khiển dễ dàng quan sát, đáp ứng nhanh và nhẹ và dễ dàng,... Vì vậy với loại hình giao thông là đường bộ, nhà thiết kế ưu tiên chọn đặt vị trí bánh lái ở phía trước.
- Với loại hình giao thông đường thuỷ: Xét về mật độ, loại phương tiện, tốc độ vá chướng ngại vật so với đường bộ đều thấp hơn. Đăc biệt, trong thiết kế phương tiện giao thông đường thuỷ, người ta ưu tiên thiết kế đơn giản, nhẹ ( điều này giúp phương tiện dễ nỗi và di chuyển trên mặt nước, việc đặt chân vịt phía sau, bánh lái phía trước thì nhà thiết kế phải làm thêm trục, bánh răng,...dọc thân phương tiện. Với phương tiện thô sơ như ghe, thuyền thì đặt như thế nào?. Bên cạnh đó, do việc điều khiển phương tiện dựa trên nguyên lý chuyển động tịnh tiến, xoay nhờ phản lực từ chân vịt, việc đặt bánh lái đuôi phương tiện giúp điều khiển dễ dàng hơn.
Mong được góp ý thêm. - (Longntspkt120285)

Theo toi vi o to hoat dong o tren duong bo con tau thuy hoat dong duoi nuoc. - (sy)

đơn giản vì lực cản của nước ở phía đuôi nhẹ hơn nhiều so với đầu nên bánh lái tàu thủy phía sau - (vit_bau_79)

Xe máy nguyên nhân là do bám sát mặt đường ma sát và đường cao nên tay lái phía trước dẩn đường , máy bay thì bám khí và tàu thì bám nước , ma sát thấp nên dùng bánh sau để bẻ lái hiệu quả sẽ cao hơn... - (Trần Trung Hiếu)

Nếu bánh lái tàu thủy đặt ở phía trước thì rất dễ quay đầu khi cua - (Hunglk)

Đơn giản là bánh lái tàu nằm phía sau, còn bánh lái xe là 2 bánh trước, các nhà thiết kế họ cũng có thể thay đổi vị trí trước sau cho tàu hay xe cũng được, nhưng thay đổi như vậy sẽ bị ảnh hưởng đến cấu trúc xe hay tàu thôi - (Nguyen thanh toan)

Thế mình xin hỏi một câu các bạn. Xe container lúc lùi thì bánh nào là bánh lái? - (Trần Văn Bền)

Mọi người sai hết rồi, bánh lái xe và tàu để ở đâu cũng được. Cái này là do người sáng chế ra phương tiện lúc đầu làm như vậy rồi nên sau này chúng ta chỉ làm theo theo. Rập khuôn mà hi - (dien)

môi trường vận chuyển của hai phương tiện dựa trên những định luật khác nhau hoàn toàn vậy mà củng đem ra bàn luận - (hihi)

Vì sao bánh lái ô tô và xe máy nằm phía trước còn tàu thủy bánh lái phía sau là vì hầu hết ôtô và xe máy bánh sau đều là bánh chủ động. Tốc độ của ôtô xe máy rất cao khi chuyển hướng cần phải chuyển bằng bánh trước, nếu chuyển bằng bánh sau xe sẽ bị đảo và góc độ đánh tay lái rất rộng thì xe mới chuyển hướng được. Do vậy chỉ những phương tiện đặc chủng trên cạn mới thiết kế bánh lái phía sau vd: xe nâng hàng. - (Thái Tuấn)

Đó là nguyên lý cơ bản của vật lý, tàu thủy lúc nào cũng dài nhưng ít nhất phải là 3m. tàu thủy hoạt động dưới nước (chất lỏng) có khi còn do dòng chảy nhanh chậm khác nhau, nếu đặt bánh lái phía trước thì chắn chắc phần phía sau lái sẽ lệch đi không đứng hướng, thứ nhất không đạt tốc độ tối đa, thứ hai sẻ gây ra tai nạn,....Có những chiếc tàu đò dạng lớn người ta đặt vô lăng phía trước nhưng thật ra bánh lái vẫn ở phía sau đuôi tàu, người ta đặt vô lăng như vậy cho dễ điều khiển vì tàu lớn. Còn đối với xe máy, ô tô thì hoạt động trên bờ (đường bộ) nhựa hoặc đường đất độ ma sát rất ít, không phải như dưới nước, khi bẻ lái thì phần sau xe không bị lệch theo hướng khác (Nếu tàu thuyền đặt bánh lái phía trước sẽ bị lệch và khó điều khiển được). Theo nguyên tắc vật lý thì tính khả thi của việc xe máy, ô tô phần điều khiển (vô lăng) ở phía trước là khả thi nhất và đảm bảo an toàn nhất và có tính kinh tế nhất, tối ưu nhất. - (nguyenvandu1611)

thật đơn giản vì ô tô đi trên cạn còn tàu thủy đi dưới nước...hehe - (tienle)

Mật độ và tầm nhìn...chăng? - (quốc đông)

Câu trả lời của tôi là thế này:
Các phương tiện di chuyển trên bộ có bánh xe thường có bánh dẫn hướng đặt trước để người lái dễ điều khiển. Trên mặt đất lốp cao su bám đường tạo ma sát lớn dễ dàng làm đổi hướng phương tiện mà vẫn tạo sự di chuyển ổn định.
Ngược lại trong môi trường nước và không khí, ma sát nhỏ, các phương tiện phải dùng toàn bộ thân tiếp xúc với nước hoặc không khí để tạo hướng đi nếu bánh lái đặt trước đễ dàng làm phương tiện mất thăng bằng gây lật tầu, mất lái máy bay. Bánh lái đặt sau giúp toàn thân phương tiện đổi hướng tư từ. Luồng nước, không khí đi qua thân phương tiện ổn định giúp nó giữ được thăng bằng. - (Quach Thanh Binh)

Câu hỏi này hại não nè!!! - (Cuong Thai Manh)

Tôi thấy thường tàu hay thuyền khi chạy đầu ngổng lên, nếu đặt bánh lái ở trước thì không có tác dụng. Ô tô thì ngược lại. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác nữa. - (levankhanh)

ô tô bánh lái trước đúng như nhiều bạn đề cập, còn tàu thủy bánh lái sau vì bánh lái chỉ có tác dụng dẫn hướng ngay sau luồng đẩy của chân vịt. mà chân vịt ở phía sau nên bánh lái phải ở phía sau. - (ntnban)

Bánh lái ô tô và bánh lái xe máy chỉ có tác dụng chuyển hướng, còn bánh lái tầu thủy vừa làm nhiệm vụ chuyển hướng vừa đẩy tầu đi ! Khi chân vịt quay sẽ đẩy nước, tạo ra dòng nước ngược hướng tầu chạy. nếu để chân vịt ở đắng mũi thì dòng nước đó sẽ đẩy tầu chạy châm lại - (công chung)

1. Tàu thuyền và các phương tiện có hệ thống chuyển động phản lực (đẩy vào không khí hoặc nước...) có bánh lái phía sau, vì nếu bánh lái phía trước sẽ làm tăng masat, hạn chế tốc độ và khó khăn trong việc điều khiển, kiểm soát.
2. Các phương tiện sử dụng hệ thống động cơ truyền động con lăn (Xe hơi, xe máy và cả xe đạp) đa số sử dụng hệ trục sau làm động lực chính để chuyển động, nên nếu bánh lái hoặc Routing, đặt vào phía sau sẽ gây cản trở và khó khăn trong thiết kế, hơn nữa điều khiển phía trước vẫn dễ dàng hơn trong những tình huống cấp bách. - (Hoàng Lân)

không hoàn toàn như bạn nghĩ đâu bạn. Xe nâng có bánh dẫn hướng từ phía sau cơ đấy. Tàu thuỷ có dẫn hướng ở cả 2 đầu ( chiếc phà ) đấy bạn à. Nói chung việc bố trí sự dẫn hướng phụ thuộc vào vị trí đặt dẫn hướng sao cho sự điều khiển thiết bị dễ dàng nhất. - (Nguyễn Lâm)

Bởi vì đó là phát minh của khoa học... - (lqdoanh2004vn)

ý bạn hỏi bánh lái hay vô lăng lái. bánh lái thì nằm ở phần đáy đuôi tàu còn vô lăng nằm trong cabin lái nhưng nhiều tàu chuyên dụng cabin nằm ở trước nhé bạn - (tại phong)

xe luc can phia truoc it tau luc can phia truoc nhieu - (dunghieudung)

oto nếu bạn lái dưới nước thì fải quay ngược lại thì sẽ như tàu, còn tàu nếu bạn lái trên bờ thì phải quay ngược tàu lại thì cũng như ô tô thôi, đơn giản chỉ có vậy - (vũ đình khánh)

Cần nói thêm là khi bánh xe tiếp xúc với mặt đường diện tích nhỏ, độ ma sát thấp vì thiết diện bánh nhỏ, vì vậy đạt tốc độ tối đa. Cho nên từ khi tạo thiện lập địa các nhà khoa học đã nghiên cứu và thiết kế như ngày hôm nay là tối ưu nhất. thật ra lúc khởi đầu người ta chỉ nghiên cứu bánh xe hình vuông dần dần sau này mới phát hiện bánh xe hình tròn mới đạt tốc độ tối đa và hiệu quả kinh tế. Ngược lại nếu chiếc tàu, thuyền, ghe,... thiết diện nó lớn, sức cản của nước,... chắc chắn vận tốc không thể nào vượt qua xe ô tô, ...bản thân tôi sống ở vùng sông nước và đã từng lái tàu cho nên tôi rất hiểu nguyên lý đặt bánh lái tàu ở phía sau đuôi tàu là chuẩn nhất, tôi ngồi phía trước điều khiển vô lăn tàu bình thường.... - (nguyenvandu1611)

Tàu thủy tác động lực vào môi trường xung quanh để chuyển động (giống máy bay), còn ô tô xe máy thì khác, nên nếu bánh lái tàu thủy ở phía trước thì làm cản trở chuyển động và làm hại các con vật bơi cạnh nó, như cá mập chẳng hạn. - (Linh Nobita)

Tai vì xe chạy tới chuyển hướng, chứ xe không thể chạy tới khi bánh sau nằm ngang. còn tàu thủy thì muốn chuyển hướng chỉ cần quay phần duôi thì mũi tàu sẽ chuuyển hướng. - (Tran)

Ngắn gọn thế này tàu thủy,máy bánh bộ phận lái vòng trái-phải đều ở phía sau vì hướng cho cả con tàu(Máy bay ở duôi).Vì chuyển động ở chất lỏng,nước,khí,không khí là gần như nhau.Một điều dễ thấy,không di chuyển đứng yên thì tác dụng vào lái,xe trên bộ đã thấy hướng đi của bánh thay đổi,với xe máy cả ghi đông.Còn tàu thủy ,máy bay ,không nhận thấy ,?Nếu nhìn được chân vịt hoặc đuôi thì tháy hướng của các chi tiết này thay đổi. - (Xuân Hà)

Xe bánh lái trước theo nguyên tắc đầu xuôi đuôi lọt
Tàu th

0