25/05/2018, 17:03

Chuẩn mực kế toán số 01: Chuẩn mực chung

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 01: CHUẨN MỰC CHUNG Dưới đây là những quy định chung trong chuẩn mực kế toán số 01 Chuẩn mực kế toán số 01 QUY ĐỊNH CHUNG 1. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản. Các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo ...

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 01: CHUẨN MỰC CHUNG

Dưới đây là những quy định chung trong chuẩn mực kế toán số 01

Chuẩn mực kế toán số 01

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản. Các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm:

a/ Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất

b/ Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất. Và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể. Nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý.

c/ Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

d/ Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

2. Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quy định trong chuẩn mực này

Được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán. Phải được áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước.

Chuẩn mực này không thay thế các chuẩn mực kế toán cụ thể. Khi thực hiện thì căn cứ vào chuẩn mực kế toán cụ thể. Trường hợp chuẩn mực kế toán cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo Chuẩn mực chung.

NỘI DUNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 01 – CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN

1. Cơ sở dồn tích – Chuẩn mực kế toán số 01

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí.

Phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh. Không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương

2. Hoạt động Liên tục – Chuẩn mực kế toán số 01

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần

Nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động. Hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục. Thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.

3. Giá gốc – Chuẩn mực kế toán số 01

Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc.

Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả. Hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ. Khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thế.

4. Phù hợp – Chuẩn mực kế toán số 01

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau.

Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

5. Nhất quán – Chuẩn mực kế toán số 01

Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm.

Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn. Thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

6. Thận trọng – Chuẩn mực kế toán số 01

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;

c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế. Còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

7. Trọng yếu – Chuẩn mực kế toán số 01 

Thông tin được coi là trọng yếu

Trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính. Làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.

CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI KẾ TOÁN

1. Trung thực

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát

2. Khách quan

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo

3. Đầy đủ

 Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán. Phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

4. Kịp thời

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời. Đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

5. Dễ hiểu

Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng.

Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phần thuyết minh

6. Có thể so sánh

Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán.

Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh. Để người sử dụng BCTC có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán. Giữa các DN hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.

16. Yêu cầu kế toán quy định tại các Đoạn 10, 11, 12, 13, 14, 15 nói trên phải được thực hiện đồng thời.

Ví dụ: Yêu cầu trung thực đã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng phải đầy đủ, dễ hiểu và có thể so sánh được.

CÁC YẾU TỐ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH

BCTC phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản. Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo KQHĐKD là Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Kết quả kinh

Tình hình tài chính – chuẩn mực kế toán số 01

18. Các yếu tố có liên quan trực tiếp tới việc xác định và đánh giá tình hình tài chính là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.

Những yếu tố này được định nghĩa như sau:

a/ Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

b/ Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua. Mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.

c/ Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả.

19. Khi xác định các khoản mục trong các yếu tố của BCTC. Phải chú ý đến hình thức sở hữu và nội dung kinh tế của chúng.

Trong một số trường hợp, tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Nhưng căn cứ vào nội dung kinh tế của tài sản. Thì được phản ảnh trong các yếu tố của báo cáo tài chính. Ví dụ, trường hợp thuê tài chính, hình thức và nội dung kinh tế là việc doanh nghiệp đi thuê thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản thuê đối với phần lớn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, đổi lại doanh nghiệp đi thuê có nghĩa vụ phải trả một khoản tiền xấp xỉ với giá trị hợp lý của tài sản và các chi phí tài chính có liên quan. Nghiệp vụ thuê tài chính làm phát sinh khoản mục “Tài sản” và khoản mục “Nợ phải trả” trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đi thuê.

Tài sản – chuẩn mực kế toán số 01

20. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản

Là tiềm năng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp. Hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi

21. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản được thể hiện trong các trường hợp, như:

a/ Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng

b/ Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác

c/ Để thanh toán các khoản nợ phải trả

d/ Để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.

22. Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất

Như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa. Hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế. Nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp

23. Tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

Như tài sản thuê tài chính hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể không kiểm soát được về mặt pháp lý. Như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai có thể thoả mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản. Khi các bí quyết đó còn giữ được bí mật. Và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế.

24. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện đã qua

Như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng. Các giao dịch hoặc các sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm tăng tài sản.

25. Thông thường khi các khoản chi phí phát sinh sẽ tạo ra tài sản.

Đối với các khoản chi phí không tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai. Thì không tạo ra tài sản. Hoặc có trường hợp không phát sinh chi phí. Nhưng vẫn tạo ra tài sản, như vốn góp, tài sản được cấp, được biếu tặng.

Nợ phải trả – chuẩn mực kế toán số 01

26. Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý.

27. Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực hiện bằng nhiều cách, như:

a/ Trả bằng tiền;

b/ Trả bằng tài sản khác;

c/ Cung cấp dịch vụ;

d/ Thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác;

đ/ Chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sỡ hữu.

28. Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua

Như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩ vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác.

Vốn chủ sở hữu – chuẩn mực kế toán số 01

29. Vốn chủ sở hữu được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán, gồm:

Vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá tài sản.

a/ Vốn của các nhà đầu tư có thể là vốn của chủ doanh nghiệp, vốn góp, vốn cổ phần, vốn Nhà nước;

b/ Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành;

c/ Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích luỹ bổ sung vốn;

d/ Các quỹ như quỹ dự trữ, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển;

đ/ Lợi nhuận chưa phân phối là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập các quỹ;

e/ Chênh lệch giá, gồm:

+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng;

+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi doanh nghiệp ở trong nước hợp nhất BCTC của các hoạt động ở nước ngoài. Sử dụng đơn vị tiền tệ kế toán khác với đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp báo cáo.

g/ Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản. Khi có quyết định của Nhà nước. Hoặc khi đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, cổ phần.

Tình hình kinh doanh – chuẩn mực kế toán số 01

Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí. Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Các yếu tố doanh thu, thu nhập khác và Chi phí được định nghĩa như sau:

a/ Doanh thu và thu nhập

0