Chữa lỗi dùng từ
Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Mặt nội dung và hình thức của từ – Không từ nào chỉ có nội dung mà không có hình thức. Nội dung của từ, hay còn gọi là nghĩa, không thể nghe được, nhìn được mà chỉ có thể cảm nhận được. Nhưng mặt hình thức của từ lại có thể nghe được ...
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Mặt nội dung và hình thức của từ
– Không từ nào chỉ có nội dung mà không có hình thức. Nội dung của từ, hay còn gọi là nghĩa, không thể nghe được, nhìn được mà chỉ có thể cảm nhận được. Nhưng mặt hình thức của từ lại có thể nghe được (âm thanh), nhìn được (chữ viết).
– Vì vậy việc hiểu được một từ nào đó là cần phải hiểu được cả hai mặt hình thức âm thanh, chữ viết lẫn mặt nội dung ngữ nghĩa của từ. Nếu chỉ nghe được âm, nhìn được chữ mà không hiểu âm đó, chữ đó biểu thị đối tượng nào thì chưa gọi là hiểu nghĩa của từ và chưa thể dùng từ đó để tạo câu. Muốn sử dụng được từ, ta cần phải nắm chắc được hình thức âm thanh, hình thức chữ viết lẫn nghĩa của nó.
2. Tránh lỗi lặp từ
– Các em cần chú ý phân biệt: lặp từ như biểu hiện của một vốn từ nghèo nàn, thiếu cân nhắc trong khi nói, viết (lỗi lặp từ) với việc lặp từ như một phép liên kết câu, tạo tính chặt chẽ, mạch lạc cho bài nói, bài viết (thường được gọi là phép lặp).
– Lặp, được hiểu như một loại lỗi, là việc dùng từ trùng lặp, gây cảm giác nặng nề, nhàm chán, biểu hiện của vốn từ nghèo nàn, dùng từ thiếu cân nhắc. Bỏ các từ lặp đi, câu vẫn rõ nghĩa mà cách diên đạt lại thanh thoát, nhẹ nhàng.
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Để xác định nên’bỏ từ nào trong các câu trên, các em có thể thực hiện lần – lượt các bước sau:
– Gạch dưới những từ giống nhau có trong câu để xác định câu mắc lỗi lặp từ.
– Lược bỏ những từ lặp gây sự nặng nề, dài dòng (thường là những từ được lặp lại ở phần sau).
– Đọc lại câu văn xem có bị hiểu sai hoặc không hiểu được không. Nếu vẫn hiểu đúng ý người viết là ta đã chữa đúng. Nếu không hiểu được, cần kiểm tra lại việc chữa lỗi của mình.
Với cách làm như vừa nêu, ta thấy:
a) Để chữa câu: Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nén cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan cần bỏ bớt những từ lặp (bạn Lan – bạn Lan) và một số từ thừa, khiến cho câu trở nên dài dòng.
Có thể chữa lại như sau:
– Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên ai cũng quý mến.
– Lan là lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều quý mến bạn.
b) Câu này lặp lại ba lần từ nhân vật. Vì thế có thể lược bớt từ đó đi hoặc thay từ lặp nằm ở phía sau bằng những từ khác có nghĩa tương đương. Có thể chữa câu này thành:
– Sau khi nghe cô giáo kế cảu chuyên ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyên này vì đó là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
– Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì họ là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c) Câu này tuy không lặp lại từ nhưng ý của hai từ trưởng thành và lớn lên tương tự nhau. Bởi thế cần lược bỏ một từ. Có thể chữa lại như sau:
– Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
– Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người lớn lên
2. Để chữa lại những câu trên các em hãy đọc các từ dưới đây và tìm hiểu nghĩa của chúng:
– linh động: có cách xử lí tuy vẫn dựa vào nguyên tắc, nhưng không máy móc, cứng nhắc, mà có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế.
– sinh động: 1. Đầy sự sống, với nhiều dạng vẻ khác nhau. 2. Có khả năng gợi ra những hình ảnh hợp với hiện thực của đời sống.
– bàng quang: bọng đái.
– bàng quan: đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi là không dính líu đến mình.
– thủ tục: những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định.
– hủ tục: phong tục đã lỗi thời.
Vậy ta có thể phân tích lỗi và chữa lại các câu như sau:
a) Câu này muốn nói tới khả năng đa dạng và tinh tế của tiếng Việt trong việc diễn tả những trạng thái tình cảm của con người nên không thể dùng linh động mà phải dùng sinh động. Câu này chữa lại như sau: Tiếng Ỵiệt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
Nguyên nhân mắc lỗi: lẫn lộn từ gần âm sinh động thành linh động.
b) Câu này người viết muốn nhận xét về thái độ của một số người trong lớp coi việc chung không phải là việc của mình. Bởi vậy không thể nói bàng quang (danh từ) mà phải nói bàng quan (tính từ). Câu này chữa lại như sau: Có một số bạn cồn bàng quan với lớp.
Nguyên nhân mắc lỗi: lẫn lộn từ gần âm bàng quan thành bàng quang.
Mai Thu