Ôn tập phần tiếng Việt
Hướng dẫn I. Em vẽ lại hai sơ đổ trong SGK trang 183 vào vở bài tập. ở vị trí ghi các ví dụ trong sơ đồ, em tăng thêm chiều cao của các ô này. Có như vậy mới đủ diện tích để ghi các ví dụ. Ví dụ sau đây: Sơ đồ 1: – Từ ghép chính phụ: máỵ ảnh, máy bơm, máy chữ, máy kéo, máy ...
Hướng dẫn
I. Em vẽ lại hai sơ đổ trong SGK trang 183 vào vở bài tập. ở vị trí ghi các ví dụ trong sơ đồ, em tăng thêm chiều cao của các ô này. Có như vậy mới đủ diện tích để ghi các ví dụ. Ví dụ sau đây:
Sơ đồ 1:
– Từ ghép chính phụ: máỵ ảnh, máy bơm, máy chữ, máy kéo, máy khâu, máy nổ; cá mè, cá chép, cá thu, cá chim; hoa hồng, hoa lan, hoa huệ; vui tính, vui lòng, vui mắt, vui chan; mất tay, mát dạ; ăn ảnh, ăn ý; học gạo, học vẹt, học lỏm ; bạn học, bạn đọc; bà nội, bà ngoại; anh cả, anh trai, anh rể…
– Từ ghép đẳng lập: đêm ngày, áo quần, nhà cửa, phố phường, trông nom, mua bán, đi lại, tươi sáng, buồn vui, ăn mặc, ăn ở, ăn nói, ăn uống; làng xóm, làng quê; tươi tốt, tươi cười, tươi sống, tươi trẻ, tươi vui…
– Từ láy toàn bộ: xa xa, xanh xanh, xinh xinh, hây hây, bầu bầu, gật gật, lắc lắc ; tim tím, vàng vảng, trăng trắng, den đen, hồng hồng, nằng nặng, nhè nhẹ, xâu xâu, be bé, nho nhỏ, cao cao, gầy gầy, tôn tốt, dèm dẹp, khang khác…
– Từ láy phụ âm đầu: dễ dãi, gượng gạo, mập mạp, múa may, dần độn, run rẩy, gọn gàng, trắng trẻo, hồng hào, ngộ nghũih, mềm mại, nõn nà, bầu bỉnh, chiều chuộng, chập chững, hóm hỉnh, mượt mà, bi bô, bập bẹ, nũng nịu, phổng phao, long lanh, tươi tắn ; khấp khểnh, gập ghềnh, lập loè, lấp ló…
– Từ láy vần: lò dò, luẩn quẩn, lờ mờ, bắng nhắng, bỡ ngỡ, luống cuống co ro, lơ thơ, lòa xòa, lẫm chẫm, kè nhè, lon xon, chới với, loạng choạng, lủi thủi, lẩm cẩm, lẩm bẩm, khệ nệ, bẽn lẽn, bối rối…
Sơ đồ 2:
– Đại từ để trỏ người, sự vật: tôi, tao, tớ, mình; chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng mình; mày, mi, chúng mầy; nó, hắn, y, thị; chúng nó, họ…
– Đại từ để trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu.
– Đại từ để trỏ hoạt động, tính chất: vậy, thế.
– Đại từ để hỏi về người, sự vật: ai, gì, chi,...
– Đại từ để hỏi về số lượng: bao nhiêu, mầy,…
– Đại từ để hỏi về hoạt động, tính chất: sao, thế nào,…
2. Em có thể lập bảng so sánh như sau:
Từ loại Nội dung so sánh |
Quan hệ từ |
Danh từ, động từ, tính từ |
Về ý nghĩa |
Biểu thị ý nghĩa quan hệ (như: sở hữu, so sánh, nhân quả, đốì lập, tăng tiến, đắng lập…) |
Biểu thị người, sự vật, hiện tượng (danh từ); hoạt động, quá trình (động từ); tính chất, trạng thái (tính từ) |
Về chức năng |
Nối kết các thành phần của cụm từ, của câu; nốì kết các câu trong đoạn văn |
Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu |
3. Các yếu tố Hán Việt này khá quen thuộc đối với em. Để làm bài tập, ngoài việc nhớ lại nghĩa của từng yếu tố Hán Việt đã được học, em có thể tra từ điển từ Hán Việt. Cuối cùng, em trinh bày kết quả thu được vào bảng sau:
Yếu tố Hán Việt |
Trong các từ ngữ |
Nghĩa |
bán |
bức tượng bán thân |
nửa |
cô |
cô độc |
lẻ loi |
cư |
cư trú |
ở |
dạ |
dạ hương, dạ hội |
đêm |
điền |
điền chủ, công điền |
ruộng |
hồi |
hồi hương, thu hồi |
frở lại |
mộc |
thảo mộc, mộc nhĩ |
cây, gỗ |
tâm |
yên tâm |
lòng |
thảo |
thảo nguyên |
cỏ |
thiên |
thiên niên kỉ |
nghìn |
thiết |
thiết giáp |
sắt |
thiếu |
thiếu niên, thiếu thời |
trẻ |
thôn |
thôn xã, thôn nữ |
làng |
thư |
thư viện |
sách |
tiền |
tiền đạo |
trước |
tiếu |
tiêu lâm |
cười |
vấn |
vân đáp |
hỏi |
(Em tự giải nghĩa các yếu tố Hán Việt (đã nêu trong bài tập) chưa được nhắc tới trong bảng trên.)
Mai Thu