Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế chua và lá trầu không
Hăm là tình trạng viêm nhiễm tại các nếp gấp trên da, như nách, cổ, háng, kẽ ngón . Đối với các bé sơ sinh, do cấu trúc da đặc biệt nhạy cảm hơn người lớn. Nên cần thận trọng khi dùng các loại thuốc, tránh các thành phần có tác động quá mạnh. Các thành phần gây dị ứng, tuyệt đối không sử dụng ...
Hăm là tình trạng viêm nhiễm tại các nếp gấp trên da, như nách, cổ, háng, kẽ ngón . Đối với các bé sơ sinh, do cấu trúc da đặc biệt nhạy cảm hơn người lớn.
Nên cần thận trọng khi dùng các loại thuốc, tránh các thành phần có tác động quá mạnh. Các thành phần gây dị ứng, tuyệt đối không sử dụng loại kem bôi của bố mẹ cho con. Làm thế nào để không sử dụng kháng sinh mà vẫn có được hiệu quả chữa hăm cho con.
Dưới đây là 2 mẹo chữa hăm cho trẻ sơ sinh đơn giản và an toàn
Cách 1: Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế chua
- Lá khế là một loại thảo dược tự nhiên thường được dân gian sử dụng để trị bệnh ngoài da. Trong đó lá khế thường được dùng để nấu nước để tắm. Giúp trị mụn nhọt, rôm xảy, ngứa ngáy, nổi mề đay trên da.
- Đặc biệt chữa hăm bằng lá khế còn rất hiệu quả và an toàn. Các mẹ có con nhỏ bị hăm tã, hăm da có thể tham khảo một số chia sẻ hữu ích dưới đây. Để nắm rõ hơn về cách sử dụng bài thuốc này, qua đó chủ động áp dụng giúp con nhanh hết hăm.
- Lá khế chua là một trong những loại lá mát, lành tính. Vì lá khế mát, lành tính nên được sử dụng ngày càng nhiều trong những bài thuốc gia truyền.
Cách làm: Dùng lá khế tươi chưa hăm cho trẻ sơ sinh
- Sau khi hái 1 nắm lá khế tươi, còn xanh( không quá non, ko quá già). Sau đó rửa sạch, ngâm với nước muối loãng ( khoảng 30 phút)
- Để loại bỏ hết bụi bẩn cũng như các vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên lá. Đảm bảo lá khế được sạch và được khử trùng.
- Lá khế sau khi rửa sạch, vắt kiệt nước. Sau đó cho vào giã cùng vài hạt muối trắng, đem hòa tan trong khoảng 1 lít nước sạch. Và đựng trong 1 cái chậu sạch( đảm bảo đã khử trùng)
- Dùng khăn xô để lọc bỏ phần bã lá khế. Chỉ sử dụng phần nước để tắm cho bé
Cách dùng: Lá khế chữa hăm cho trẻ sơ sinh
- Đặt phần mông, phần bẹn của bé vào chậu và dùng tay mát xa da. Nơi bị hăm nhẹ nhàng để không làm đau rát da bé.
- Sau khi rửa với nước lá khế, thì rửa lại cho bé với nước sạch. Lau khô người với khăn mềm.
- Thực hiện 2 -3 lần/ ngày ( đảm bảo sau vài ngày bạn sẽ trông thấy hiệu quả ngay)
- Không chỉ có lá khế, mà lá trầu không cũng là bài thuốc dân gian. Chữa hăm cho trẻ sơ sinh được tương truyền vừa an toàn mà lại rất hiệu quả.
- Có rất nhiều bệnh được chữa từ lá trầu( đối với người dân việt nam, thì lá trầu không còn xa lạ).
- Hoạt tính kháng sinh trong lá trầu không còn có tác dụng trị nấm, kháng viêm hiệu quả với nhiều loại nấm khác nhau.
- Để có hiệu quả trong việc sử dụng lá trầu chữa hăm cho trẻ nhà bạn, hãy thực hiện đúng theo cách làm và cách dùng dưới đây.
Cách làm: Lá trầu không chữa hăm cho trẻ sơ sinh
- Chọn những lá trầu không còn xanh mướt, không rập úa(khoảng 3-4 lá). Sau đó rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để được kháng khuẩn.
- Chuẩn bị nồi đổ đầy 1 lít nước, cho lá trầu vào nước và đun sôi.
Cách dùng: Lá trầu không để chữa hăm cho trẻ sơ sinh
- Sử dụng một khăn sạch sau đó thấm vào nước trầu không vừa đun sôi, để khăn nguội và thấm ngay lên vùng da bị hăm của bé.
- Thực hiện 3- 4 lần và kéo dài 3 ngày chắc chắn tình trạng hăm ở bé sẽ giảm rõ rệt.
Lưu ý: Khi bé đã bị hăm
- Các mẹ nhớ vệ sinh sạch sẽ và giúp cơ thể bé luôn được khô thoáng. Hạn chế sử dụng bỉm, tã thường xuyên để tránh tình trạng đau rát những vị trí da bé bị hăm.
- Các mẹ tuyệt đối không được dùng các loại thuốc bôi ngoài da để chữa hăm cho trẻ sơ sinh. Nếu dùng phải được sự hướng dẫn của bác sĩ
Bài viết này chúng tôi đã cung cấp cho các mẹ kiến thức chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn, phần nào giúp các mẹ đỡ lo lắng khi da bé bị hăm. Ngoài ra các mẹ có thể tham khảo thêm : Công dụng của lá khế chua, công dụng của lá trầu không