Hướng dẫn kỹ thuật tạo hình đa thân cho cây cà phê
July 16, 2018 | nhà nông làm giàu | Tạo hình đa thân cho cây cà phê là hình thức để cho cây phát triển một cách tự do và những sản phẩm mà chúng ta thu hoạch được chủ yếu là từ những cành cấp 1. Những cành cấp 1 này thường được cắt bỏ tầm sau 1-2 lần cho trái, cành cấp 1 cao quá ...
Tạo hình đa thân cho cây cà phê là hình thức để cho cây phát triển một cách tự do và những sản phẩm mà chúng ta thu hoạch được chủ yếu là từ những cành cấp 1. Những cành cấp 1 này thường được cắt bỏ tầm sau 1-2 lần cho trái, cành cấp 1 cao quá chúng sẽ dần được thây thế bởi những cành mới. Vị trí của cành mới lúc này ổn đỉnh hơn, khả năng cho trái cũng cao hơn.
Tạo hình cơ bản
Để cây cho hệ thống cành cấp 1 ổn định bà con nông dân trồng cà phê có thể áp dụng một trong những cách thức sau đây:
+ Bấm ngọn: Thực hiện khi cây đạt chiều cao tầm khoảng 40-50 cm hộ trồng nên tiến hành bấm ngọn, lúc này cây cho ra những chồi tái sinh ngay tại vị trí vết cắt. Những cành này sẽ là cành chính sau này và hiện tại đây là cách thức được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
+ Uống cong cho cây: Cố định phần chồi hoặc ngọn để kích thích thân mới phát triển. Thân cố định thường nằm ngang và thân mới mọc ra có thể trụ vững phần thân chính không mọc trở lại. Những cành không cần thiết mà xuất hiện ngay lập tức hãy loại bỏ để cành thân phát triển.
+ Trồng nghiêng thân con mới sẽ nhanh ra hơn, nhưng với những cây nào có bộ rễ phát triển kém thì nhược điểm của nó rất dễ bị ngã đổ.
+ Trồng nhiều cây trên hố một trong những phương pháp trồng đơn thuần, ở cách trồng này khả năng cạnh tranh dinh dưỡng của cây rất lớn. Thời gian đầu cây khó phát triển.
Xuyên suốt quá trình tạo hình cơ bản cho cây hộ trồng cần loại bỏ hết những cành mọc sát mặt đất, loại bỏ những cành mọc chen chúc nhau. Chỉ chừa lại 1 cành cấp 1 trên thân, trong thời gian từ 1,2-1,4m vị trí ngay từ đỉnh ngọn trở xuống cành hai bên mọc ra nên loại bỏ bớt. Chiều dài tán tùy vào điều kiện chăm sóc, nếu điều kiện chăm sóc tốt nên để chiều dài tán là 1,5m còn đối với điều kiện chăm sóc không thuận lợi thì chiều dài tán nên giới hạn lại chừng 1m.
Cách thức tạo hình duy trì
Cưa đốn thân và thây thế thân mới theo quy trình nhất định:
Thân già cỗi cần loại bỏ đi và thây thế vào đó là nuôi thân mới. Trong lúc cưa đốn những cành sâu bệnh nên tiến hành loại bỏ. Những cành mọc chưa hợp lý cần tiến hành điều chỉnh nhầm phân tán cây cho hợp lý đẻ cây luôn khép tán.
Thu hoạch được 4-5 năm thì loại bỏ thân cũ tiến hành nuôi thân mới, khi cưa thân sẽ có nhiều chồi mọc lên ngay tại vị trí gốc cũ. Hãy loại bỏ bớt và chỉ chừa lại những cành chồi khỏe mạnh phân tán đều xung quanh gốc. Khi cưa nên để lại một cành thân già không nên cưa hết toàn bộ.
Tạo hình bổ sung cho cây cà phê
Trong quá trình trông và chăm sóc một số cây cà phê thường bị sâu bệnh tấn công hay bị gió làm ngã và gãy đổ. Làm bộ tán bị khiếm khuyết đi nên cần thực hiện việc tạo hình bổ sung để cây được khép tán và có bộ tán mới cân đối. Đảm bảo năng suất cao ổn định, có thể áp dụng các hình thức bổ sung như sau:
+ Bổ sung cây bằng những chồi vượt mới nằm sát mặt đất, đến khi nào chồi đạt được chiều cao ổn định rồi thì tiến hành hãm ngọn và phân tán những cành bị khuyết. Chú ý tập trung phát triển những cành thứ cấp nằm ngay vị trí bị khuyết tán và bổ sung cho bộ tán cân đối.
+Cây bị khuyết tán bộ phận trên nên loại bỏ phần thân cành giã cỗi rồi nuôi chồi mới để bổ sung.
+ Cây bị khuyết tán ở giữa bạn nne chọn những chồi vượt thích hợp nằm ngay vị trí bị khuyết tán để nuôi dưỡng. Đến khi nào chồi vượt có được những cặp cành cơ bản thì hộ trồng nên tiến hành loại bỏ những cành bên trong tán và chỉ nên để chừa lại những cành cấp 1 mà thôi.
Tạo hình cho cây cà phê là công đoạn vô cùng quan trọng giúp cây có được bộ tán cân đối, giúp cây phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao. Vì vậy hộ trồng cần đặc biệt quan tâm chú ý đến công đoạn này.