Rôm sảy là gì? Nguyên nhân dẫn đến rôm xảy ở trẻ
Rôm sảy là tình trạng xảy ra trong thời tiết nóng, ẩm ướt. Da xuất hiện những nốt đỏ, màng đỏ. Gây khó chịu cho trẻ và một số mụn có thể gây đau khi chạm vào. Rôm sảy thường lành tính và không cần điều trị. Cách tốt nhất để giảm các triệu chứng rôm xảy là làm mát da và ngăn đổ mồ hôi. Tùy mức ...
Rôm sảy là tình trạng xảy ra trong thời tiết nóng, ẩm ướt. Da xuất hiện những nốt đỏ, màng đỏ. Gây khó chịu cho trẻ và một số mụn có thể gây đau khi chạm vào.
Rôm sảy thường lành tính và không cần điều trị. Cách tốt nhất để giảm các triệu chứng rôm xảy là làm mát da và ngăn đổ mồ hôi. Tùy mức độ nặng nhẹ mà có những dấu hiệu khác nhau. Như xuất hiện các mụn nước dưới da, mẩn đỏ theo mảng, có thể gây ngứa râm ran, hoặc rát.
Nguyên nhân dẫn đến rôm xảy là các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc. Làm mồ hôi bị ứ đọng ở lớp dưới da, chủ yếu trong lỗ chân lông. Rôm xảy thường bị ở trẻ sơ sinh và thường xuất hiện vào mùa hè. Những vùng da tiết ra nhiều mồ hôi như : lưng, trán, cổ, ngực, nách, hang.v.v..
Rôm xảy là gì?
Các loại rôm xảy – có 3 lọai rôm xảy
Loại 1: Là loại rôm sảy dạng tinh thể
- Triệu chứng của rôm sảy kết tinh là những mụn nước nhỏ, trong nổi trên da. (Đây cũng là loại rôm sảy thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh)
- Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh rôm sảy, chỉ có các ống mồ hôi trên cùng của da bị ảnh hưởng.
- Đặc trưng của cấp độ này là những mụn nước, bóng nước dễ vỡ.
- Không có hiện tượng ngứa, đau ở những nốt rôm sả
Loại 2: Là loại rôm sảy đỏ( rôm xảy gai)
- Triệu chứng là những sẩn đỏ trên da gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nặng hơn nữa thì bị đau rát.
- Vùng da bị ảnh hưởng xuất hiện những nốt mụn đỏ, cảm giác ngứa như kiến cắn
- Trẻ em từ giữa tuần thứ 1-3 sau sinh cũng có thể bị ảnh hưởng ở mức độ này. Rôm sảy đỏ xảy ra ở lớp thượng bì trên da.
Loại 3: Là loại rôm sảy sâu
- Đây là loại rôm sảy nặng nhất nhưng khá ít gặp ở trẻ em
- Chủ yếu xảy ra ở người lớn, và cũng thường chỉ xảy ra ở người đã từng bị rôm sảy đỏ nhiều lần.
- Khi bị bệnh này, lớp bì sâu dưới da bị tổn thương. Không gây khó chịu như ngứa ngáy, đau rát.
- Nhưng lại bít tắc chân lông, kiềm mồ hôi, dẫn đến tình trạng không đổ mồ hôi trên diện rộng.
- Hậu quả là người bệnh dễ chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, kiệt sức do nóng.
Loại 4: Rôm sảy mủ: Tương tự như viêm nang mồ hôi
Các vị trí thường hay xuất hiện rôm sảy
- Trẻ em: Rôm sảy chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng.
- Người lớn: Rôm sảy phát triển ở các nếp gấp của da và những vị trí cọ sát của quần áo.
Những đối tượng nào dễ bị rôm sảy?
- Bệnh rôm sảy xuất hiện ở mọi đối tượng ( nhiều nhất ở trẻ em và bà bầu)
- Trẻ em: Do làn da vẫn còn mỏng manh, nhạy cảm.
- Bà bầu: Do sự tăng thân nhiệt khi mang bầu, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi.
Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị rôm xảy
- Trẻ sơ sinh bị rôm sảy nếu chăm sóc kỹ lưỡng và hợp lý sẽ hết trong 7- 10 ngày.
- Trong một số trường hợp bệnh nặng hoặc điều trị không đúng cách có thể xảy ra một số biến chứng như: nhiễm trùng, sốc nhiệt
Một số biến chứng nguy hiểm mà rôm xảy gây ra
- Viêm da mãn tính
- Nhiễm trùng da: rôm sảy thường xảy ra khi vùng da bị tổn thương. Vi trùng phát triển có thể dẫn đến bội nhiễm vi trùng, gây ra nhiều mụn mủ, dày đặc
- Sốc phản vệ (là sốc nhiệt do nóng): Rôm xảy nhiều, làm cho mồ hôi không đổ ra, cơ thể không thể (hô hấp) qua da, không thể cân bằng nhiệt độ. Do đó gây ra các dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp, tim đập nhanh và có thể gây ra đột quỵ.
- Nhiễm trùng huyết
Thông thường, khi da được làm mát và giữ khô thoáng, rôm sảy sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách và giữ vệ sinh cẩn thận, bệnh dễ chuyển nặng, hình thành mụn mủ và nhọt, gây trầy xước và nhiễm trùng da, đồng thời dẫn đến các biến chứng dưới đây.