Chữa cảm cúm bằng cây tía tô
Nếu cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy, nên dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, ...
Nếu cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy, nên dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi.
Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.
Trong trường hợp cảm mưa gió, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy, có thể lấy 15g lá tía tô, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.
Người bệnh cảm cúm gai rét không ra mồ hôi thì lấy tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông.
Cảm cúm bốn mùa thì dùng 3 chén nước với tía tô, kinh giới, sắn dây, bạc hà, nghệ, sài hồ (tất cả đều phơi khô) và gừng tươi lấy một chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.
Ăn tía tô với các loại rau sống, rửa sạch cũng có tác dụng giảm ho, giảm đau và giải độc. Tuy nhiên, không ăn cá chép chung với tía tô, dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.
Mách bạn: TPCN CƯỜNG PHẾ
Thực phẩm chức năng Cường Phế giúp giảm các triệu chứng của viêm phế quản như ho, rát họng, khò khè, khó thở. Cường Phế tăng sức đề kháng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.
TIN HỮU ÍCH:
- Nguyên nhân triệu chứng của bệnh trầm cảm
- Uống dầu cá lúc nào tốt nhất
- Cây tù linh cây thuốc nam chữa bệnh
- Sữa tỏi thơm bổ cho sức khỏe