Giảm sốt bằng cây nhọ nồi hiệu quả
Dân gian có bài thuốc hạ sốt rất tốt bằng cây nhọ nồi. Khi bị sốt (nhất là trẻ em) ngoài việc dùng thuốc hạ sốt, mẹ cũng có thể thử dùng cây nhọ nồi để hạ sốt cho con. Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây: Cỏ nhọ nồi là một loại cỏ thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc ...
Dân gian có bài thuốc hạ sốt rất tốt bằng cây nhọ nồi. Khi bị sốt (nhất là trẻ em) ngoài việc dùng thuốc hạ sốt, mẹ cũng có thể thử dùng cây nhọ nồi để hạ sốt cho con. Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây:
Cỏ nhọ nồi là một loại cỏ thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông ở hai mặt, dài 2-8cm, rộng 5-15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5-6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1.5mm, đầu cụt. Mọc hoang khắp nơi ở nước ta.
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay…
Bài thuốc hạ sốt bằng nhọ nồi:
– Lá nhọ nồi rửa sạch, cho vào cối sạch giã nát.
– Lọc kỹ lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50ml.
– Đối với bé dưới 1 tuổi, các mẹ có thể đun sôi lên để nguội rồi mới cho bé uống.
Sau khi cho bé uống cỏ nhọ nồi, khoảng 15 phút sau mẹ nhớ đo lại nhiệt độ cho bé, nếu bé vẫn sốt trên 38,5 độ thì mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng.
Ngoài ra, mẹ có thể giúp bé hạ sốt bằng cách lau nước ấm với 5 khăn nhỏ: 4 khăn đặt ở hai nách và hai bẹn, thay mỗi 2-3 phút một khăn lau khắp người trẻ. Ngưng lau khi nhiệt độ của trẻ dưới 38,5 độ hay sau 30 phút lau mát. Sau đó, lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.
Mời bạn tham khảo thêm:
- Hạ sốt với thuốc: paracetamol, paracetamol 500mg