18/06/2018, 15:22

Chiến tranh La Mã-Ba Tư

Chiến tranh La Mã-Ba Tư biên dịch: hongsonvh Tóm tắt sự kiện 69 BC. Cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa người Roman và người Parthia khi Lucullus xâm lược miền Nam Armenia. 66-65 BC. Tranh chấp giữa Pompey và Phraates III ở vùng ranh giới Euphrates 53 BC. Người La ...

Chiến tranh La Mã-Ba Tư

biên dịch:  hongsonvh

Tóm tắt sự kiện

69 BC. Cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa người Roman và người Parthia khi Lucullus xâm lược miền Nam Armenia.
66-65 BC. Tranh chấp giữa Pompey và Phraates III ở vùng ranh giới Euphrates
53 BC. Người La Mã bị đánh bại tại Trận Carrhae
42-37 BC. Một cuộc xâm lược lớn của người Parthia vào Syria và các vùng lãnh thổ La Mã đã bị đánh bại bởi Mark Antony và Ventidius
36-33 BC. Chiến dịch chống lại người Parthia không thành công của. Chiến dịch của Mark Antony ở Armenia đã thành công, nhưng sau đó phải rút khỏi toàn khu vực này và trao quyền kiểm soát cho người Parthia.
20 AD. Người Parthia ký kết hiệp ước với Augustus và Tiberius – Cờ hiệu của của các binh đoàn La Mã bị bắt tại Carrhae được trả về.
36 AD. Bị đánh bại bởi người La Mã, Artabanus II từ bỏ tuyên bố tham vọng của ông với Armenia.
58-63 AD. Người La Mã xâm lược Armenia – người Parthia sắp đặt về vương quyền của Armenia.
114-117 AD . Chiến dịch chính của Hoàng Đế Trajan chống lại người Parthia, cuộc chinh phục này sau đó bị chấm dứt bởi Hoàng Đế Hadrian
Chiến tranh tranh giành quyền kiểm soát Armenia (161-163) kết thúc bằng một chiến thắng của La Mã sau những thành công ban đầu của Parthia
161-165 AD. Avidius Cassius cướp phá thành phố Ctesiphon năm 165 AD.
195-197 AD. Một cuộc tấn công dưới sự chỉ huy của hoàng đế Septimius Severus dẫn đến việc chiếm lại các vùng đất của La Mã ở miền bắc Lưỡng Hà.
216-217 AD. Hoàng đế Caracalla phát động một cuộc chiến mới chống lại người Parthia – Người kế nhiệm ông, Hoàng Đế Macrinus đã bị đánh bại bởi người Parthia ở gần Nisibis.

Chiến tranh La Mã – Sassanid ( vương quốc kế thừa người Batư)
230-232 AD. Ardashir I đột kích vào vùng Mesopotamia và Syria, nhưng cuối cùng đã bị đẩy lùi bởi Alexander Severus.

238-244 AD. Ardashir lại tiến hành 1 cuộc xâm lược nữa vào vùng Mesopotamia, nhưng người Ba Tư bị đánh bại tại Trận Resaena. Hoàng đế Gordian III phát động một cuộc tấn công về phía Euphrates nhưng đã bị đẩy lùi ở gần Ctesiphon tại Trận Misiche trong năm 244.
253 AD. Người La Mã bị đánh bại tại Trận Barbalissos.
258-260 AD.Vua Shapur I đánh bại và bắt sống Hoàng Đế La Mã – Valerian I tại trận Edessa.
283 AD. Hoàng Đế Carus bao vây Ctesiphon.
296-298 AD. Người La Mã lại bị đánh bại tại trận Carrhae trong năm 296 hoặc 297.Trong năm 298 Galerius đánh bại người Ba Tư.
363 AD. Sau một chiến thắng đầu tiên tại Ctesiphon, Hoàng Đế Julian đã bị giết tại Trận Samarra.
384 AD. Shapur III và Theodosius I chia quyền kiểm soát Armenia giữa hai nước.
421-422 AD. Người La Mã phản ứng trước cuộc đàn áp người Ba Tư theo Christian của Bahram.
440 AD. Yazdegerd II đột kích vùng đất Armenia thuộc quyền kiểm soát của Roman.
502-506 AD. Chiến tranh Anastasian: xảy ra khi Hoàng đế Anastasius I từ chối hỗ trợ tài chính cho người Ba Tư và kết thúc bằng một hiệp ước hòa bình 7 năm.
526-532 AD. Chiến tranh Iberia: La Mã chiến thắng tại Dara và Satala và thất bại tại Callinicum – Kết thúc cuộc chiến tranh với “Hiệp ước hòa bình vĩnh cửu”.
540-561 AD. Chiến tranh Lazic: xảy ra khi người Ba Tư phá vỡ “Hiệp ước hòa bình vĩnh cửu” và xâm lược Syria – cuộc chiến kết thúc ở năm 561 với việc ký kết một nền hòa bình 50-năm và La Mã mua lại Lazica.
572-591 AD. Chiến tranh Caucasus: xảy ra khi người Armenia nổi loạn chống lại sự thống trị của người Sassanid.Trong năm 589 một vị tướng Ba Tư Bahram Chobin phát động một cuộc nổi dậy chống lại Hormizd IV. Khosrau II – Con trai của Hormizd phục hồi ngai vàng dưới sức mạnh của quân đội La Mã và Ba Tư, Phục hồi sự cai trị của La Mã ở miền bắc Lưỡng Hà (Dara, Martyropolis) và mở rộng vào Xứ Iberia và Armenia.
602 AD.Sau khi Hoàng Đế Maurice bị ám sát, Khosrau II chinh phục Lưỡng Hà.
611-623 AD. Người Ba Tư chinh phục Syria, Palestine, Ai Cập, Rhodes và sát nhập Anatolia vào Đế quốc của họ.
626 AD. Cuộc bao vây không thành công thành phố Constantinople bởi liên quân Avar-Ba Tư.
627 AD. Người Ba Tư bị đánh bại tại Nineveh.
629 AD. Heraclius phục hồi True Cross ở Jerusalem sau khi người Ba Tư đồng ý rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ chiếm đóng.

Chiến tranh La Mã-Ba Tư là một trong loạt các cuộc xung đột giữa quốc gia La Mã- Byzantine và hai Đế quốc Ba Tư liên tiếp. Tiếp xúc giữa Đế quốc Parthia và Cộng hòa La Mã bắt đầu từ năm 92 trước Công nguyên, các cuộc chiến tranh bắt đầu vào cuối thời Cộng hòa và tiếp tục kéo sang đến thời kỳ Đế quốc La Mã và Sassanid. Cuộc chiến kết thúc vào thời kỳ bắt đầu các cuộc xâm lược của người Hồi giáo Ả Rập, và chính các cuộc tấn công này mới có hiệu lực làm rung chuyển các đế chế Sassanid và Đông La Mã ngay sau khi các cuộc chiến tranh cuối cùng giữa bọn họ kết thúc.

Mặc dù chiến tranh giữa người La Mã và người Parthia/ Sassanid kéo dài trong bảy thế kỷ, các vùng biên giới vẫn chủ yếu là ổn định. Một trò chơi kéo co đã xảy ra sau đó: các thị xã, thành lũy và các tỉnh đã liên tục bị bao vây, chiếm giữ, tiêu hủy và trao đổi. Không bên nào có sức mạnh nhân lực – hậu cần để duy trì các chiến dịch quân sự kéo dài quá xa biên giới của họ và do đó không thể tiến quá xa mà không dám mạo hiểm để vùng biên giới bị kéo dài của họ trở nên quá mỏng. Cả hai bên đều đã tiến hành các cuộc chinh phạt ở ngoài biên giới của họ, nhưng tình trạng cân bằng gần như luôn luôn được phục hồi trong thời gian sau đó. Tình trạng bế tắc xảy ra trong thế kỷ thứ 2, ở đường biên giới chạy dọc theo phía Bắc Euphrates; đường mới chạy về phía đông, hoặc sau đó về phía đông bắc, vượt qua Lưỡng Hà đến phía Bắc Tigris. Cũng có một số thay đổi đáng kể về phía bắc, trong vùng lãnh thổ của Armenia và Caucasus.

Chi phí cho các nguồn lực trong cuộc chiến tranh La Mã-Ba Tư cuối cùng đã chứng tỏ chúng chính là thảm họa cho cả hai đế chế. Cuộc chiến tranh kéo dài và leo thang vào thế kỷ thứ 6 và thứ 7 làm cho họ kiệt sức và dễ bị tổn thương khi phải đối mặt với sự xuất hiện và mở rộng đột ngột Vương quốc Hồi giáo Arập, chính lực lượng này đã xâm chiếm cả hai đế chế chỉ một vài năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh La Mã-Ba Tư. Hưởng lợi từ tình trạng suy yếu của các đối thủ của mình, quân đội của người Hồi giáo Ả Rập nhanh chóng chinh phục toàn bộ Đế chế Sassanid và tước đi của Đế quốc Đông La Mã các vùng lãnh thổ ở Cận Đông, Caucasus, Ai Cập và phần còn lại của Bắc Phi. Trong những thế kỷ sau, hầu hết các vùng lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã đã nằm dưới sự cai trị của Hồi giáo. ( ngày nay người Iran và một phần lớn dân số Iraq gốc gác là người Batư, họ theo Hồi giáo – Shiai, các quốc gia Arap Hồi giáo theo chi nhánh Sunny, chính vì vấn đề lịch sử mà người Hồi giáo Shiai và Sunny gét nhau như mẻ, thậm chí họ còn thù nhau hơn cả người Mỹ – kẻ thù chung của thế giới Hồi giáo. Có một số ngoại lệ đó là các nước Arap Hôì giáo thấp cổ bé họng, hay bị bạn bè phản bội – như Xiry, Palestine… mới sẵn sàng nhận sự giúp đỡ của người Batư – Iran)

Bối cảnh lịch sử 

Theo James Howard-Johnston, “Từ thế kỷ thứ 3 TCN đến đầu thế kỷ thứ 7 SCN, các đối thủ [ở phía Đông] là những chính thể lớn với tham vọng của những đế quốc, là thiết lập và bảo đảm sự ổn định trong vùng lãnh thổ của họ”. Người La Mã và Parthia đã chạm trán qua các cuộc chinh phục của họ vào các phần lãnh thổ của Đế quốc Seleucid. Trong thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, người Parthia di cư từ thảo nguyên Trung Á tới phía Bắc Iran. Mặc dù phải chịu khuất phục trong một thời gian trước các vương quốc Seleukos, trong thế kỷ thứ 2 họ đã tách ra và thành lập một vương quốc độc lập và vương quốc này liên tục mở rộng lãnh thổ, chinh phục Ba Tư và Lưỡng Hà. Dưới sự cai trị của Triều đại Arsacid, Người Parthia dập tắt nhiều nỗ lực của người Seleucid nhằm lấy lại lãnh thổ đã mất của họ và mở rộng và mở rông quyền kiểm soát của họ ( người Batư ) sang tận Ấn Độ (Xem Vương quốc Ấn độ – Batư ). Trong khi đó người La Mã trục xuất vương quốc Seleukos khỏi vùng lãnh thổ Anatolia của họ trong thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, sau khi đánh bại Antiochus III Đại đế tại các trận Thermopylae và Magnesia. Cuối cùng, trong 64 BC Pompey chinh phục Syria – vùng lãnh thổ còn lại của người Seleucid, tiêu diệt hoàn toàn vương quốc của họ và mở rộng biên giới phía đông của La Mã đến Euphrates, Nơi mà nó gặp vùng lãnh thổ của người Parthia. 


Bản đồ cho thấy Đế quốc La Mã ( màu tím) và Parthia ( màu vàng) cùng nhau chia xẻ Đế quốc Seleucid ( màu xanh ở giữa)

Các cuộc chiến của nền Cộng hòa La Mã với người Parthia

Người Parthia bắt đầu tiến về phía Tây vào thời vua Mithridates I và lại được tiếp tục trong thời vua Mithridates II, người không thành công trong việc đàm phán về một liên minh Roman-Parthia với Lucius Cornelius Sulla (c. 105 BC). Khi Lucullus (tướng La Mã ) xâm lược phía Nam Armenia và chỉ huy một cuộc tấn công chống lại Tigranes trong năm 69 TCN, ông đã có thư từ qua lại với nhà vua Phraates III để ngăn cản ông này can thiệp. Mặc dù người Parthia vẫn giữ thái độ trung lập, Lucullus tính toán để tấn công họ. Trong năm 66-65 TCN, Pompey đã đạt được thỏa thuận với vua Phraates và một liên quân La Mã – Parthia đã cùng xâm lược xứ Armenia, Nhưng đã có tranh chấp phát sinh ngay trên đường ranh giới ở Euphrates. Cuối cùng vua Phraates đã khẳng định quyền kiểm soát vùng Lưỡng Hà ngoại trừ các quận ở phía tây của Osroene, vùng đất vốn đã trở thành một thuộc địa của La Mã.

Tướng La Mã Marcus Licinius Crassus dẫn đầu một cuộc xâm lược vào vùng Lưỡng Hà trong năm 53 trước Công nguyên với một kết quả thảm khốc, ông và con trai – Publius đã bị giết tại Trận Carrhae bởi người Parthia dưới sự chỉ huy của tướng Surena, Đây là một thất bại tồi tệ nhất của người La Mã kể từ sau Trận Cannae. Người Parthia đột kích vào Syria trong năm sau và huy động một cuộc tấn công lớn ở năm 51 trước Công nguyên, nhưng quân đội của họ đã bị chặn lại và đẩy lui trong một cuộc phục kích ở gần Antigonea bởi những người La Mã.

Người Parthia chủ yếu vẫn giữ sự trung lập trong cuộc nội chiến của Caesar, cuộc chiến giữa những lực lượng pro Julius Caesar và các lực lượng pro Pompey và các phe phái truyền thống trong Thượng viện La Mã. Tuy nhiên, họ vẫn duy trì mối quan hệ với Pompey và sau khi Pompey thất bại và chết, một đội quân dưới sự chỉ huy của Pacorus I ủng hộ tướng phe Pompey – Caecilius Bassus, người đã bị bao vây tại Thung lũng Apamea bởi lực lượng củá Caesar. Sau khi cuộc nội chiến kết thúc, Julius Caesar đã chuẩn bị một chiến dịch để chống lại người Parthia, nhưng việc ông bị ám sát đã ngăn chặn được cuộc chiến. Người Parthia đã hỗ trợ cho Brutus và Cassius trong thời gian của cuộc nội chiến tiếp theo – “ Liberators’ civil war “ và gửi một đội quân đến để chiến đấu cùng với họ ( Brutus và Cassius, những người pro nền cộng hòa ) tại trận Philippi trong năm 42 trước Công nguyên. Sau thất bại của những Liberator, người Parthia đã xâm chiếm lãnh thổ La Mã trong năm 40 trước Công nguyên cùng với một viên tướng La Mã Quintus Labienus – Một người ủng hộ Brutus và Cassius. Họ nhanh chóng tràn vào tỉnh Syria của La Mã và tiến vào Judaea, Lật đổ nhà vua Hyrcanus II – chư hầu của La Mã và đặt cháu trai của ông – Antigonus lên làm bù nhìn. Trong nháy mắt, toàn bộ phía Đông La Mã dường như đã mất hoặc sắp rơi vào tay người Parthia. Tuy nhiên, sự kết thúc của cuộc nội chiến lần thứ hai của Roman đã sớm khôi phục lại sức mạnh của La Mã ở Châu Á. Mark Antony đã gửi Ventidius để đánh chặn Labienus – người đã xâm chiếm bán đảo Tiểu Á. Ngay Labienus bị đẩy trở lại Syria bởi lực lượng La Mã và mặc dù đã được tiếp viện bởi người Parthia, Labienus đã bị đánh bại, bị bắt làm tù binh và giết chết. Sau khi phải chịu thêm một thất bại ở gần Syria Gates, người Parthia rút khỏi Syria. Họ quay trở lại trong năm 38 trước Công nguyên nhưng đã bị đánh bại bởi Ventidius và Pacorus đã bị giết. Ở vương quốc Judaea, vua Antigonus đã bị lật đổ bởi Herod với sự giúp đỡ của Roman trong năm 37 TCN. Sau khi phục hồi quyền kiểm soát của La Mã tới Syria và Judaea, Mark Antony cầm đầu một đội quân rất lớn và tiến vào Atropatene (Azerbaijan ngày nay), Nhưng các xe công thành và quân hộ tống của ông ta đã bị cô lập và bị tiêu diệt trong khi người Armenia đồng minh của ông đã bỏ chạy. Thất bại trong việc chiếm các cứ điểm của người Parthia, người La Mã đã phải rút lui với những tổn thất nặng nề. Antony lại một lần nữa quay lại Armenia vào năm 33 trước Công nguyên để cùng với vua Median chống lại Octavian và người Parthia. Những mối bận tâm khác buộc ông ta phải rút lui và toàn bộ khu vực này đã nằm trong sự kiểm soát của người Parthia.

Cuộc chiến của Đế quốc La Mã với người Parthia

Những căng thẳng giữa hai cường quốc đe dọa nổ ra một cuộc chiến tranh mới, Gaius Caesar ( Hoàng đế La Mã ) và Phraataces ( vua Batư ) cùng họp mặt để ký kết một thỏa thuận hòa bình trong thế kỷ 1 AD. Theo thỏa thuận, người Parthia phải rút quân ra khỏi Armenia và công nhận quyền bảo hộ của người Roman ở đó. Tuy nhiên, người La Mã và người Ba Tư liên tục cạnh tranh quyền kiểm soát và ảnh hưởng với nhau tại Armenia vài thập kỷ sau đó. Quyết định của Vua Parthia Artabanus II đặt con trai của ông lên ngôi vua Armenia đang bị bỏ trống đã gây ra một cuộc chiến tranh với La Mã trong năm 36 AD, cuộc chiến chỉ kết thúc khi Artabanus tuyên bố từ bỏ ảnh hưởng của Parthian tới Armenia. Chiến tranh nổ ra trong năm 58 AD, sau khi vua Parthia Vologases I ra sức ép để đặt anh trai của vua Tiridates lên ngai vàng Armenia. Quân Roman dưới sự chỉ huy của Tiridates đã lật đổ và thay thế ông ta bằng một hoàng tử Cappadocian và tạo ra một cuộc chiến bất phân thắng bại. Cuộc chiến này chỉ kết thúc trong năm 63 AD sau khi người La Mã đã đồng ý cho phép Tiridates và con cháu của ông cai trị Armenia với điều kiện họ phải chấp nhận vương quyền của hoàng đế La Mã.

Một loạt các cuộc xung đột mới bắt đầu vào thế kỷ thứ 2, trong các cuộc xung đột đó người La Mã luôn giữ thế thượng phong đối với người Parthia. Hoàng đế Trajan xâm chiếm Armenia và Lưỡng Hà trong thời gian từ năm 114 và 115 và sáp nhập chúng như là các tỉnh của La Mã. Ông chiếm Ctesiphon – thủ đô của người Parthia, Trước khi bơi thuyền đến Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, cuộc nổi dậy nổ ra ở các lãnh thổ bị chiếm đóng của Parthia vào năm 115 AD, trong khi một cuộc nổi dậy chính của người Do Thái đã nổ ra trong lãnh thổ La Mã làm kéo căng nguồn lực quân sự của La Mã. Lực lượng chính của người Parthia đã tấn công các vị trí của người Roman và các đơn vị La Mã đồn trú tại Seleucia, Nisibis và Edessa đã bị trục xuất bởi cư dân địa phương. Trajan chinh phạt quân nổi loạn ở vùng Lưỡng Hà, đưa vị hoàng tử Parthamaspates lên ngai vàng như là một nhà vua chư hầu, ông rút quân đội của mình và quay trở lại Syria. Trajan chết vào năm 117, trước khi ông có thể tổ chức lại và củng cố các tỉnh Parthia nằm dướiquyền La Mã kiểm soát.

Cuộc chiến Parthia của Trajan bắt đầu một “sự thay đổi trong trọng tâm ” chiến lược lớn của đế chế La Mã “, nhưng người kế nhiệm ông – Hadrian quyết định rằng vì lợi ích của Rome phải thiết lập lại Euphrates làm giới hạn của sự kiểm soát trực tiếp của nó. Hadrian trở lại hiện trạng status quo ante, và từ bỏ các vùng lãnh thổ Armenia, Mesopotamia và Adiabene.

Chiến tranh Armenia lại nổ ra vào năm 161, khi Hoàng đế Batư Vologases IV đánh bại người La Mã ở đó chiếm Edessa và tàn phá Syria. Trong năm 163 người La Mã dưới sự chỉ huy của Statius Priscus phản công và đánh bại người Parthia ở Armenia và đưa lên ngai vàng của Armenia một ứng cử viên ưa thích của họ. Năm sau Avidius Cassius xâm chiếm Lưỡng Hà, ông ta thắng trận tại Dura-Europos cùng với Seleucia và thành phố Ctesiphon bị năm 165. Một dịch bệnh đã tràn vào Parthia vào thời điểm đó, có thể của bệnh đậu mùa, và lây lan sang cả quân đội La Mã và buộc thu hồi họ phải thu hồi quân đội của mình về nước; đây là nguồn gốc của căn bệnh truyền nhiễm Antonine Plague mà nó vẫn tiếp diễn trong một thế hệ tiếp theo trên khắp đế chế La Mã. Trong 195-197, một cuộc tấn công của người La Mã dưới triều đại Hoàng Đế Septimius Severus dẫn đến việc chiếm lại các vùng đất của Rome ở miền bắc Lưỡng Hà như xa như các khu vực xung quanh Nisibis, Singara và công phá thành phố Ctesiphon lần thứ 2 ( thủ đô của người Ba tư ). Một cuộc chiến cuối cùng chống lại người Parthia đã được phát động bởi Hoàng đế Caracalla, người đã chiếm đóng thành phố Arbela trong năm 216. Sau khi ông này bị ám sát, người thừa kế ông – Hoàng Đế Macrinus, đã bị đánh bại bởi người Parthia ở gần Nisibis. Để đổi lấy một nền hòa bình, ông này phải chịu trách nhiệm thanh toán cho những thiệt hại được gây ra bởi Hoàng Đế Caracalla.

Xung đột Roman-Sassanid

Xung đột tiếp tục ngay sau sự sụp đổ của người Parthia và vua Ardashir I là trụ cột của đế quốc Sassanid. Vua Ardashir tiến hành đột kích vào Mesopotamia và Syria năm 230 và yêu cầu người La Mã phải trả lại tất cả các lãnh thổ cũ của Đế quốc Achaemenid. Sau khi các cuộc đàm phán có không kết quả, Hoàng Đế Alexander Severus phát động các cuộc tấn công vào Ardashir trong năm 232 và cuối cùng đẩy lui ông. Trong năm 238-240, vào cuối triều đại của ông, Ardashir tấn công một lần nữa và thu hồi được một số thành phố ở Syria và Lưỡng Hà, bao gồm cả Carrhae và Nisibis. Cuộc chiến vẫn tiếp tục với mực độ ngày càng dữ dội ở đời vua Shapur I – đời sau của Ardashir, nhưng lực lượng xâm lược Lưỡng Hà của ông bị đánh bại ở trận chiến gần Resaena trong năm 243 và người La Mã lấy lại được Carrhae và Nisibis. Được khuyến khích bằng các chiến thắng này, Hoàng đế La Mã Gordian III phát động một cuộc tấn công vào Euphrates ( Iraq ngày nay) nhưng đã bị đẩy lùi ở gần Ctesiphon tại trận Misiche trong năm 244.

Trong những năm đầu của những năm 250, hoàng đế Philip người Ả Rập ( đương nhiên là biệt danh của ông ta thôi, chứ ông ta là người La Mã ) đã tham gia vào một cuộc chiến tranh để tranh dành sự kiểm soát vùng Armenia. Shapur đã sát hại vua Armenia và phát động lại các cuộc chiến chống lại người La Mã và đánh bại họ ở Trận Barbalissos và sau đó ông này chiếm và cướp bóc thành phố Antioch (thủ đô của Syria cổ). Giữa các năm 258 và 260, Shapur đã bắt sống Hoàng đế Valerian I ( Hoàng Đế La Mã ) sau khi đánh bại quân đội của ông này tại Trận Edessa và tiến vào Tiểu Á. Tuy nhiên, quân đội của người Sassanid lại thất bại trước lực lượng La Mã ở đó và các cuộc tấn công từ Odaenathus của người Palmyral ( vào hậu phương ) buộc người Ba Tư phải rút khỏi lãnh thổ La Mã.

Hoàng đế Carus phát động một cuộc xâm lược thành công vào người Ba Tư ở năm 283, và chiếm thành phố Ctesiphon, lúc đó vốn là thủ đô của vương quốc Sassanid, đây là lần thứ 3 thành phố này bị chiếm. Người La Mã có lẽ đã mở rộng cuộc chinh phục của mình nếu Carus đã không qua đời trong tháng 12 năm đó. Sau khoảng thời gian hòa bình ngắn ngủi ở đầu triều đại của Hoàng Đế Diocletian, người Ba Tư lại phát động chiến sự khi họ xâm chiếm Armenia và đánh bại người La Mã ở trận Carrhae ( lại một lần nữa người La Mã bị đánh bại ở đây) trong năm 296 hoặc 297. Tuy nhiên, tướng Galerius lại nghiền người Ba Tư trong Trận Satala ở năm 298, và chiếm giữ được kho bạc và Hậu cung của vua Hồi giáo ( nơi chứa các bà vợ của nhà vua – thế này thì quân La Mã còng lưng hết hê hê), đây là một điều xỉ nhục với quốc vương Ba Tư. Kết quả của chiến thắng này là người La Mã đã kiểm soát vùng đất giữa Tigris và Greater Zab. Đây là chiến thắng quyết định nhất của người La Mã trong nhiều thập kỷ, tất cả các vùng lãnh thổ đã từng bị mất, tất cả các vùng đất gây tranh chấp và quyền kiểm soát Armenia đã nằm trong tay người La Mã. 

Hòa bình lại kéo dài từ năm 299 cho đến giữa những năm 330, đến khi Shapur II bắt đầu một loạt các cuộc tấn công chống lại người La Mã. Mặc dù thu được một chuỗi các chiến thắng trong các trận chiến, các chiến dịch của ông đạt được rất ít các kết quả lâu dài: ba cuộc bao vây của người Ba Tư vào Nisibis bị đẩy lùi, và mặc dù Shapur thành công trong việc chiếm Amida và Singara, nhưng cả hai thành phố đã nhanh chóng bị tái chiếm bởi người La Mã. Sau một thời gian tạm lắng trong những năm 350 sau khi Shapur không còn bận tay để chống trả các cuộc tấn công của người du mục ở vùng biên giới phía bắc của Ba Tư, ông ta đã phát động một chiến dịch mới trong năm 359 và lại một lần nữa chiếm đóng Amida. Sự kiện này đã kích hoạt một cuộc tấn công lớn do Hoàng đế La Mã Julian chỉ huy vào năm 363, Đoàn quân tiến xuống phía Euphrates để chiếm thành phố Ctesiphon. Hoàng đế Julian chiến thắng trong trận Ctesiphon nhưng không thể chiếm được thủ đô của Ba Tư và rút lui dọc theo sông Tigris. Bị vây khốn bởi người Ba Tư, Hoàng đế Julian đã bị giết trong một cuộc đụng độ. Với việc quân đội La Mã bị mắc kẹt trên bờ phía đông của sông Euphrates, Hoàng Đế Jovian – người thừa kế của Julian đã chấp nhận ký kết hòa bình, đồng ý với những nhượng bộ lớn để đổi lấy sự rút quân La Mã an toàn ra khỏi lãnh thổ của người Sassanid. Người La Mã lại mất các vùng đất sở hữu cũ của họ ở phía đông của sông Tigris, cũng như các thành phố Nisibis và Singara, và Shapur đã sớm tái chiếm Armenia. Trong năm 384 hoặc 387, một hiệp ước hòa bình được ký kết giữa Shapur III và Theodosius I, hiệp ước này chia Armenia thành hai nước. Trong khi đó, các vùng lãnh thổ phía bắc của Đế chế La Mã đã bị xâm lược bởi các dân tộc Germanic, Alanic và Hunnic, trong khi biên giới phía Bắc của Ba Tư cũng đầu tiên bị đe dọa bởi một số dân tộc Hunnic và sau đó là Hephthalites. Bởi vì cả hai đế chế đều bận tâm bởi những mối đe dọa của riêng mình, họ cùng có một khoảng thời gian hòa bình kéo dài và chỉ bị gián đoạn bởi hai cuộc chiến tranh ngắn, đầu tiên trong năm 421-422 và lần thứ hai trong năm 440. 

 

0