Cây tía tô
Tía tô vừa là rau gia vị, vừa là cây thuốc phổ biến trong nhân dân. Có 2 loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm mạnh. Loại tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn. Tránh nhầm với cây cọc giậu (dã tô, cây ...
Tía tô vừa là rau gia vị, vừa là cây thuốc phổ biến trong nhân dân. Có 2 loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm mạnh. Loại tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn. Tránh nhầm với cây cọc giậu (dã tô, cây nhâm) có bề ngoài giống hệt loại tía tô mép lá phẳng, nhưng không có mùi thơm của tía tô.
1. Xử lý đất:
Tia tô hợp với những loại đất có nhiều mùn, đất thoát nước tốt. Người ta hay trồng ở những nơi cao ráo. Đất trồng phải được cày bừa kỹ, phơi ải để diệt các loại bệnh ký sinh. Sau khi làm đất thì đánh luống để trồng tía tô.
2. Trồng tía tô:
Người ta thường trồng tía tô bằng hạt, lượng hạt cần cho 1000m2 là 150 -250 gam. Người ta trồng bằng hạt và cũng có thể trồng bằng mạ tía tô. Để gieo thẳng tía tô, cần khoảng 50 -60 gam hạt cho 1000m2 đất. Tùy theo lượng hạt để quyết định mật độ thưa, dày. Tuy nhiên, nếu để thưa thì cỏ sẽ mọc nhiều. Nếu trồng bằng cây phải tiền hành gieo mạ. Sau khi chuẩn bị luống, người ta lấy hạt tía tô trộn với tro bếp rồi gieo đều lên luống, sau đó cào đất cho hạt chìm xuống. Lấy rơm rạ phủ lên mặt luống rồi tưới nước cho ẩm đất để thúc cây nẩy mầm nhanh. Đợi khaongr gần 1 tháng, sau khi tía tô mọc 5-6 lá thì đem trồng vào luống khác.
3. Bón phân:
Bón phân chủ yếu để thúc cây ra lá. Trước khi đánh luống, người ta thường bón 15-20 tấn phân chuồng/1ha. Neeusmuoons cây nhanh tốt thì tăng thêm lượng phân. Sau khi cây mọc khoảng nửa tháng, hòa phân đạm (500-1000 gam/1000m2) rồi tưới cho cây. Ở một số nơi người ta hòa nước tiểu vơi nước lã theo tỷ lệ 1/10 rồi tưới. Nếu cấy cây để làm thuốc người ta bón 300 -400 kg phân lân cho 1 ha, sau khi cây khoảng 10 ngày thì hòa bánh dầu để tưới. Tưới đạm và bánh dầu sẽ thúc cây ra hoa nhanh, nhiều.
4. Chăm sóc:
sống khỏe lên ít sâu bệnh, tuy nhiên lúc còn non cây có thể bị bệnh thối gốc, héo lá. Để trị các loai sâu này không lên phun thuốc mà chỉ lên tìm giết sâu, tìm cây bị bệnh nhổ bỏ hoặc cắt lá bị bệnh vứt đi. Với những cây trưởng thành bị sâu cuốn lá, ăn lá thì nên tìm diệt tận nơi, cắt lá diệt sâu. Làm cỏ, xới đất cho tía tô cũng cần được quan tâm. Đất tơi xốp làm cho cây nhanh phát triển, cho năng suất cao.
5. Thu hoạch:
Người ta thu hoạch tía tô tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
+ Thu hoạch để làm rau:
Nếu mật độ dày ta có thể nhổ cả cây bó thành bó để đem dùng hoặc bán, nếu mật độ thưa thì tỉa cành đẻ thu hoạch. Sau khi tỉa cành thì phải tưới nước, tưới phân cho cây phục hồi. Lần thu hoạch đầu tiên khoảng 25 – 30 ngày sau khi trồng. Khi tỉa thì cắt ngang cành cách mặt đất 10 cm (chừa lại 2-3 tầng lá để cây mọc lại). Mỗi đợt cắt thu được khoảng 500 -600 kg lá/1000m2 (5-6 tấn/1ha). Với phương pháp này có thể thu hoạch nhiều lần.
+ Thu hoạch làm thuốc:
Người ta dùng tía tô làm thuốc khi đã có hoa, có hạt. được nhổ về phơi khô, sau đó cất riêng lá, quả còn cây thì rửa sạch đất, phơi khô bó lại rồi cấ làm thuốc. Nếu để làm thuốc thì nên trồng thưa (25-30cm).
+ Thu hoạch hạt giống:
Cây lấy giống phải chăm sóc để thành phẩm toàn diện. Trồng cây với mật độ thưa (30-35cm). Không lên hái lá cắt cành. Cây giống sẽ cho hạt vào mùa thu. Khi hạt già thì đưa về phơi khô lấy hạt cất riêng để làm giống còn cây thì để làm thuốc. Hạt giống cần phải phơi khô, cho vào lọ cùng với tro bếp rồi đậy kín dùng cho mùa sau.