Cây cúc tần và 8 công dụng chữa bệnh ở người
Không một người dân quê nào là không biết cây cúc tần mỗi khi nhắc đến. Cây thường mọc thành những bờ rào. Tuy nhiên, xã hội phát triển cúc tần đã bị phá đi để thay vào đó là tường gạch kiên cố. Vậy cây cúc tần là cây gì? Cây cúc tần có tác dụng gì ? Hãy cùng Tapchicaythuoc.com đi tìm hiểu ...
Không một người dân quê nào là không biết cây cúc tần mỗi khi nhắc đến. Cây thường mọc thành những bờ rào. Tuy nhiên, xã hội phát triển cúc tần đã bị phá đi để thay vào đó là tường gạch kiên cố.
Vậy cây cúc tần là cây gì? Cây cúc tần có tác dụng gì ? Hãy cùng Tapchicaythuoc.com đi tìm hiểu về nó.
- Cây cúc tần là cây gì ?
- Thành phần hóa học của cây cúc tần
- Cây cúc tần có tác dụng gì ? Có chữa được bệnh không ?
- Chữa bệnh trĩ
- Chữa bệnh chữa đau mỏi lưng
- Chữa bệnh thấp khớp, đau nhức xương
- Cây cúc tần chữa bệnh lao lực
- Chữa thâm, bầm tím
- Chữa bệnh cảm ho dai dẳng
- Giảm Stesst
- Chữa bệnh cảm sốt không ra mồ hôi
- Bà bầu có ăn được lá cúc tần không
- Một số món ngon từ cây cúc tần
- Làm dồi chó từ lá cúc tần
- Bánh nếp cúc tần
Cây cúc tần là cây gì ?
Nhiều người chỉ biết đến cây cúc tần trong chế biến món ăn dân giã mà quên đi rằng cây cúc tần cũng có tác dụng chữa một số bệnh ở người.
Cây cúc tần có tên khoa học là Pluchea indiaNhư đã giới thiệu cây cúc tần mọc hoang ở khắp mọi nơi. Tất cả cả bộ phận của cây đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Bạn có thể phơi khô các bộ phận của cây làm thuốc trong đông y, hoặc cũng có thể sử dụng lá cúc tần tươi để chữa bệnh rất tốt.
Theo đông y thì cây có vị cay đắng, có mùi thơm, chứa nhiều thành phần như như tinh dầu acid chlorogenic, protid, lipid, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin C rất có lợi cho cơ thể. Ngoài ra cây cúc tần còn có tác dụng điều trị một số bệnh như giải độc, kháng khuẩn, kích thích hệ tiêu hóa giúp ăn ngon miệng hơn, chữa bệnh đau nhức xương thì còn sử dụng cúc tần chữa bệnh trĩ.
Thành phần hóa học của cây cúc tần
Cây cúc tần chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng rất tốt trong việc điều bệnh ở người. Được tin tưởng sử dụng trong cả đông y lẫn tây y.
Cúc tần có chứa có tinh dầu và acid chlorogenic, Trong lá tươi có 5,7% protid, 1% lipid, 5,1% cellulos, 2,3% tro; 197mg% Ca, 2,3mg% P, 5mg% Fe, 4,6mg% caroten, 15mg% vitamin C.
Cây cúc tần có tác dụng gì ? Có chữa được bệnh không ?
Một số bệnh mà cũng tần có thể trị được mà bạn có thể áp dụng ngay.
Chữa bệnh trĩ
Sử dụng cúc tần chữa bệnh trĩ không những đơn giản mà còn mang lại hiệu quả cao, giúp bệnh được điều trị tận gốc. Chỉ cần lá cúc tần, lá sung, lá lốt, lá ngải cứu và nghệ vàng mỗi loại một nắm rửa sạch rồi đun với nước sau đó dùng để xông hậu môn sau đó rửa. Một tuần thực hiện khoảng 2-3 lần các túi trĩ sẽ teo nhỏ lại lập tức.
Chữa bệnh chữa đau mỏi lưng
Một trong những công dụng tuyệt vời của cây cúc tần trong việc chữa bệnh chính là chữa đau mỏi lưng vô cùng hiệu quả. Từ xa xưa ông bà ta đã biết sử dụng lá cúc tần đem giã nhỏ rang nóng cùng với rượu sau đó đắp lên vùng bị đau đặc biệt là vùng lưng ở hai bên thận để chữa bệnh đau lưng.
Chữa bệnh thấp khớp, đau nhức xương
Chỉ cần lấy rễ của cây cúc tần đem sắc nước uống. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp với một số vị thảo dược như rễ trinh nữa, rễ bưởi, đinh lăng, cam thảo sắc cùng với nước để uống. Bạn nên sử dụng phương thuốc này khoảng từ 5-7 ngày các triệu chứng đau nhức xương sẽ nhanh chóng biến mất.
Cúc tần giúp chữa đau lưng nhanh chóng và hiệu quảCây cúc tần chữa bệnh lao lực
Cúc tần được dùng để chữa thổ huyết, lao lực rất hiệu quả. Chỉ cần khaorng 150g cả thân, cành và lá cúc tần cắt thành những khúc nhỏ, giã nhỏ cùng với 20g cua đồng, muối sau đó vắt lất nước cốt và uống. Sử dụng trong khoảng 5 ngày. Chia nhỏ làm 3 lần uống mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Chữa thâm, bầm tím
Với phương thuốc chữa thâm, bầm tím bằng cây cúc tần bạn chỉ cầm rửa sạch một nắm lá nhỏ cúc tần rồi giã nhuyễn sau đó dắp lên vùng da bị bầm tím sẽ rất mau lành và hết thâm ngay lập tức.
Chữa bệnh cảm ho dai dẳng
Ho là triệu chứng thường gặp ở cơ thể người vì vậy sử dụng cây cúc tần chữa ho là một phương pháp dân gian vô cùng hiệu quả được ông cha ta truyền tai nhau. Rửa sạch và băm nhỏ khoảng 3 nắm lá cúc tần tươi, thịt nạc băm nhuyễn và gạo vo sạch, 2-3 lát gừng tươi.
Rồi cho tất cả hỗn hợp trên vào nồi nấu cháo. Nên ăn khi đói và đang còn nóng, ăn ngày 3 lần trong khoảng 3 ngày cơn ho dai dẳng sẽ hết nhanh chóng. Chính vì vậy mà cây cúc tần chữa ho là phương pháp được rất nhiều người áp dụng.
Giảm Stesst
Cây cúc tần chữa bệnh đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng. Bạn thường xuyên mệt mỏi do áp lực công việc, gia đình nên thường xuyên phải suy nghĩ.
Chỉ cần rửa sạch 3 nắm lá cúc tần tươi, một miếng đu đủ, một bộ não lơn, 2 nắm hoa cúc trắng xé thành sợi nhỏ. Cho tất cả vào nồi nước tồi đun sôi khoảng tầm 15 phút rồi cho não lợn vào hầm. Bạn nên ăn trong lúc còn nóng. Một tuần nên ăn 2 lần để đạt được hiệu quả và đẩy lúi chứng đau đầu, stress.
Chữa bệnh cảm sốt không ra mồ hôi
Nếu bạn bị cảm sốt mà không ra mồ hôi bạn chỉ cần khoảng 2 nắm lá cúc tần tươi, 1 nắm lá chanh, 1 nắm lá sả cho vào nồi nước và đun sôi, uống khi còn nóng. Sau khi chắt hết nước lượt đầu bạn tiếp tục cho nước vào đun tiếp để làm nước xông có tác dụng giúp mồ hôi được toát ra ngoài, cơn sốt nhanh chóng giảm đáng kể.
Bà bầu có ăn được lá cúc tần không
Bà bầu có ăn được lá cúc tần không là câu hỏi của nhiều thai phụ. Theo dân gian cây cúc tần chữa ho, cảm cúm,.. rất hiệu quả. Tuy nhiên, cúc tần có vị nóng dễ gây động thai vì vậy mà phụ nữ mang thai không nên sử dụng quá nhiều lá cúc tần. Ngoài ra, ông bà ta cũng truyền tai nhau rằng, sản phụ sau khi đẻ cũng có thể sử dụng lá cúc tần để kích thích sữa cho con bú. Song chưa có nghiên cứu nào chứng mình điều này nên mẹ cần cẩn thận khi sử dụng cây cúc tần chữa bệnh hơn nhé.
Một số món ngon từ cây cúc tần
Ngoài việc sửu dụng cây cúc tần chữa bệnh thì loài cây này còn được xem như một nguyên liệu để nấu những món ăn ngon dân gian. Sau đây là một số món ăn được làm từ cây cúc tần.
Làm dồi chó từ lá cúc tần
Khi làm dồi chó bạn chỉ cần băm nhỏ thêm một ít lá cúc tần. Khi kết hợp nhân dồi chó cùng với lá cúc tần sẽ cho một vùi vị đặc biệt, hấp dẫn.
Làm dồi chó từ lá cúc tầnKho cá với lá cúc tần cách nấu ăn này không chỉ bây giờ mới được phát hiện mà được ông cha ta chế biến từ lâu. Khi kho các bạn chỉ cần xếp một lớp lá cúc tần xuống dưới đáy nồi rồi xếp một lượt cá lên trên, có thể cho thêm một số gia vị như gừng, riềng để món ăn thêm đậm đà hơn.
Cá sau khi kho sau có mùi thơm đặc trưng của lá cúc tần, vị cay của gừng. Tạo cho người ăn cảm giác lạ miệng, ăn mãi không chán.
Bánh nếp cúc tần
Với cách làm bánh nếp này nguyên liệu chính đó chính là bột nếp và lá cúc tần tươi loại bánh tẻ. Bột nếp bạn có thể sử dụng loại bột nếp khô hoặc ướt, một nắm lá cúc tần đem rửa sạch, giã nhỏ.
Trộn bột nếp và lá cúc tần giã nhỏ cùng với một chút muối tinh cho những hỗn hợp này hòa quyện vào với nhua tạo nên một màu xanh.
Sau khi đã nhào bột cho dẻo bạn nặn bột thành những viên nhỏ hình tròn rồi cho nhân ngọt được làm từ đậu xanh và đường hoặc nhân mặn được làm từ thịt nạc băm và mộc nhĩ ròi gói lại.
Sau khi gói xong bạn có thể cho vào nồi hấp hoặc luôn lên cho chín rồi vớt ra.
Với loại bánh này bạn nên ăn khi bánh còn nóng sẽ cảm nhận được vị thơm thơm của lá cúc tần và dẻo dẻo của bột nếp. Không chỉ được biết đến như một món bánh được nhiều người ưa thích món bánh nếp cúc tần này còn có tác dụng trị chảy máu cam và giữ ấm dạ dày cho trẻ nhỏ.