Câu trần thuật
Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Đặc điểm hình thức của câu trần thuật – Đặc điểm "nổi bật" nhất của câu trần thuật là nó không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán – nghĩa là nó không sử dụng những từ ngữ đặc trưng, từ ngữ riêng (các ...
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Đặc điểm hình thức của câu trần thuật
– Đặc điểm "nổi bật" nhất của câu trần thuật là nó không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán – nghĩa là nó không sử dụng những từ ngữ đặc trưng, từ ngữ riêng (các từ nghi vấn, từ cấu khiến, từ cảm thán) như ba kiểu nói trên.
– Ở dạng viết, cuối câu trần thuật thường có dấu chấm, đôi khi là dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. Ở dạng nói, câu trần thuật có ngữ điệu kể, còn gọi là ngữ điệu trần thuật.
2. Chức năng của câu trần thuật
– có chức năng chính là dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả. Ngoài ra, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc (vốn là chức năng chính của câu cầu khiến và câu cảm thán).
So với ba kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán thì câu trần thuật có nhiều chức năng nhất. Các mục đích giao tiếp khác nhau đều có thể thực hiện bằng câu trần thuật.
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Đọc kĩ từng câu trong bài tập. Về chức năng của câu, chú ý tới chức năng dùng để kể và để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Có thể trình bày kết quả làm bài trong bảng sau:
1 2 3 |
Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. |
Trần thuật Trần thuật Trần thuật |
Dùng để kể Bộc lộ tình cảm, cảm xúc Bộc lộ tình cảm, cảm xúc |
4 5 6 |
Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông! |
Cảm thán Trần thuật Trần thuật |
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc Bộc lộ tình cảm, cảm xúc Bộc lộ tình cảm, cảm xúc |
2. – Về kiểu câu, ở câu thứ nhất (trong phần dịch nghĩa) có từ nghi vấn thế nào và có dấu chấm hỏi kết thúc câu. Từ đó, có thể nhận biết đây là câu nghi vấn. Còn ở câu thứ hai (trong phần dịch thơ), những dấu hiệu hình thức cho biết đây là câu trần thuật.
– Về ý nghĩa, cả hai câu đều diễn tả ý: Nhà thơ xúc động mãnh liệt trước cảnh đẹp của đêm trăng sáng.
3. Căn cứ vào những dấu hiệu hình thức, có thể thấy ba câu này thuộc ba kiểu câu khác nhau (câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu trần thuật), về chức năng, cả ba câu đều hướng tới một mục đích là đề nghị tắt thuốc lá (cầu khiến), nhưng sắc thái nghĩa, sắc thái biểu cảm ít nhiều khác nhau. (Về sự nhã nhặn, nhẹ nhàng, lịch sự, ba câu khác nhau thế nào?)
4. Bài tập này cũng yêu cầu xác định kiểu câu và chức năng của câu. Có thể trình bày kết quả làm bài trong bảng sau:
1 2 3 |
Đêm nay… đến sáng thì về. Tuy thế nó vẫn thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. |
Trần thuật Trần thuật Trần thuật |
Dùng để cầu khiến Dùng để kể Dùng để cầu khiến |
5. Bài tập yêu cầu đặt một số câu giống nhau về kiểu câu (đều là câu trần thuật) nhưng khác nhau về chức năng (dùng để hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan). Em tưởng tượng các tình huống giao tiếp gắn với từng chức năng trên, rồi đặt câu. Ví dụ:
– Hứa hẹn: Mình sẽ cho cậu mượn cuốn "Kính vạn hoa" của Nguyễn Nhật Ánh mình mới mua.
– Cảm ơn: Mình cảm ơn cậu rât nhiều.
– Xin lỗi: Xin lỗi, mình bận quá không đến được.
– Chúc mừng: (Mình) xin chúc mừng "nhà văn" nhí.
– Cam đoan: Xin đảm bảo mình sẽ trả sách cho cậu đúng hẹn.
6. Trước hết cần xác định nội dung trò chuyện về vấn đề gì, sau đó chú ý bố trí bốn kiểu câu đã học vào đoạn đối thoại theo yêu cầu của bài tập. Ví dụ:
– Cậu mới mua cuốn sách "Kính vạn hoa – toàn tập" của Nguyễn Nhật Ánh đấy à?
– Mình vừa mua ở nhà sách Nguyễn Văn Cừ đấy.
– Ôi! Quyển sách mới tuyệt vời làm sao!
– Mình cũng rất thích.
– Khi nào ddọc xong, cậu cho mình mượn nhé!
Mai Thu