Bài 21 – Câu cảm thán
Bài 21 – Câu cảm thán Hướng dẫn I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG Đọc các đoạn trích. Trả lời câu hỏi: a) Câu cảm thán: “Hỡi ơi lão Hạc!” b) Câu cảm thán: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” – Dấu hiệu hình thức cho biết đó là câu cảm thán: trong ...
Bài 21 – Câu cảm thán
Hướng dẫn
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG
Đọc các đoạn trích.
Trả lời câu hỏi:
a) Câu cảm thán: “Hỡi ơi lão Hạc!”
b) Câu cảm thán: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
– Dấu hiệu hình thức cho biết đó là câu cảm thán: trong câu có những từ ngữ cảm thán: Ôi, hỡi ôi, than ôi và có sử dụng dấu chain than.
– Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói. Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả một bài toán, ta không dùng câu cảm thán vì đó là những văn bản hành chính hoặc văn bản khoa học. Câu cảm thán thường chỉ dùng trong thơ và trong nhiều thể loại văn khác như miêu tả, kể chuyện, kí sự, tùy bút, thư từ…
II. LUYỆN TẬP
1. Các câu trong đoạn a đều là câu cảm thán.
– Câu b là câu cảm thán.
– Câu “Chao ôi, có biết đâu rằng… ngu dại của mình thôi” trong đoạn c là câu cảm thán.
2. Phân tích tình cảm, cảm xúc trong các câu sau đây. Có thể xếp chúng vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?
Trả lời: Các câu a, b, c, d đều là câu biểu lộ tình cảm cảm xúc. Câu a và b đều thể hiện ý oán trách. Câu c biểu lộ tình cảm buồn rầu khi xuân đến. Câu d thể hiện tình cảm ăn năn, hốì hận.
Tuy nhiên các câu này đều không phải câu cảm thán vì chúng không mang các dấu hiệu hình thức của câu cảm thán.
3. Đặt 2 câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc
a) Trước tình cảm của một người thân dành cho mình:
“Mẹ ơi! Con thật vô cùng biết ơn mẹ vì mẹ đã dành tất cả tình thương mến cho con!”
b) Khi nhìn thấy mặt trời mọc:
“Ôi, cảnh mặt trời đỏ như son đang mọc trên mặt biển thật đẹp tuyệt vời!”
4. Hãy nhắc lại dấu hiệu hình thức và chức năng của:
– Câu nghi vấn: Câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi ở cuối câu và dùng để hỏi, để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
(Có một số câu nghi vấn cũng kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng).
– Câu cầu khiến: Trong câu cầu khiến thường có các từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào… hoặc có ngữ điệu cầu khiến. Câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than (cũng có khi là dấu chấm). Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…
– Câu cảm thán: Trong cầu cảm thán thường có các từ ngữ cảm thán như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào… Câu.cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Câu cảm thán dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Mai Thu