06/02/2018, 10:03

Bài 22 – Câu phủ định

Bài 22 – Câu phủ định Hướng dẫn 1. Trả lời câu hỏi: – Các câu (b), (c), (d), (đ) có dấu hiệu hình thức khác với câu (a): đó là các câu này có thêm các từ phủ định: không, chưa, chẳng, có… đâu. – Những câu này dùng để thông báo, xác nhận một sự việc không có, không xảy ra hoặc ...

Bài 22 – Câu phủ định

Hướng dẫn

1. Trả lời câu hỏi:

– Các câu (b), (c), (d), (đ) có dấu hiệu hình thức khác với câu (a): đó là các câu này có thêm các từ phủ định: không, chưa, chẳng, có… đâu.

– Những câu này dùng để thông báo, xác nhận một sự việc không có, không xảy ra hoặc chưa xảy ra.

2. Trả lời câu hỏi:

– Trong đoạn văn đã trích các câu có từ ngữ phủ định là:

Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

– Mấy ông thầy bói dùng câu có từ ngữ phủ định để phản bác ý kiến người khác và nêu lên nhận xét của mình về con voi.

II. LUYỆN TẬP

1. Trong các câu đã nêu, các câu sau đây là câu phủ định bác bỏ.

a)Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục… (Câu phủ định miêu tả).

b)Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! (Câu này bác bỏ ý kiến của cụ già).

– Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt. (Câu phủ định miêu tả).

– Không, chúng con không đói nữa đâu. (Câu này bác bỏ ý kiến của người mẹ).

2. Trong các câu đã cho, câu sau đây có ý nghĩa phủ định:

Câu (a) phủ định ý kiến cho rằng câu chuyện chỉ có tính chất hoang đường mà không có ý nghĩa gì cả.

– Câu (b) phủ định ý kiến cho rằng có người còn chưa ăn hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng trong Tết Trung thu.

– Câu (c) cũng là câu phủ định.

+ Đặt câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với các câu trên:

a) Câu chuyện có lẽ là một câu chuyện hoang đường, nhưng vẫn có ý nghĩa.

b) Tháng Tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong Têt Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.

c) Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ nhìn lên… món sấu dầm bán trước cổng trường.

3. Xét câu:

– Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.

Nếu tác giả thay từ không bằng chưa thì phải sửa là:

– Choắt chưa thể dậy được, nằm thoi thóp.

Nghĩa của câu có thay đổi: Câu sau cho biết Choắt sẽ dậy được còn câu trước cho biết Choắt không còn có thể dậy nữa. Câu trước hợp với nội dung của truyện.

4. Cả bốn câu đều có ý nghĩa phủ định nhưng không phải câu phủ định vì chúng không có từ phủ định:

Câu (a) phủ định lời khen đẹp. Câu (b) phủ định sự có thật của một sự việc. Câu (c) phủ định cái hay của bài thơ. Câụ (c) phủ định ý kiến của cụ già cho rằng “tôi” rất sung sướng.

Đặt bốn câu tương đương:

a) Không đẹp!

b) Chẳng có chuyện đó đâu.

c) Bài thơ không hay.

d) Tôi chẳng sung sướng hơn cụ đâu.

Đây là những câu phủ định.

5. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Trả lời: Trong đoạn văn trích này, ta không thể thay từ quên bằng không,quên ăn là không còn nghĩ tới việc ăn uống nữa. Quên làm ý văn mạnh hơn.

Ta cũng không thể thay từ chưa bằng từ chẳng được vì chưa có hàm ý là sẽ có lúc làm được việc xả thịt lột da quân thù, còn chẳng thì có ý là không khi nào có thể làm được việc đó.

Rõ ràng nếu thay đổi từ ngữ đi, ý văn sẽ đổi khác.

Mai Thu

0