Câu hỏi ôn tập bài 20: Ôn tập lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại – Lịch sử 10
Câu 1. Nêu những đặc điểm nổi bật trong sự tiến triển của đời sống và xã hội loài người (đến thời trung đại). Gợi ý làm bài a) Xã hội nguyên thủy là bước đi đầu tiên chập chững của loài người mà dân tộc nào cũng phải trải qua. Từ Người tối cổ sống thành bầy, chưa trút hết lốt vượn nhưng đã ...
Câu 1. Nêu những đặc điểm nổi bật trong sự tiến triển của đời sống và xã hội loài người (đến thời trung đại).
Gợi ý làm bài
a) Xã hội nguyên thủy là bước đi đầu tiên chập chững của loài người mà dân tộc nào cũng phải trải qua.
Từ Người tối cổ sống thành bầy, chưa trút hết lốt vượn nhưng đã biết chế tác công cụ, đến Người tinh khôn chuyển sang sống thành thị tộc, bộ lạc, con người đã thể hiện những phẩm chất riêng của mình:
– Việc tạo ra lửa và dùng lửa, Việc làm ra công cụ từ thô sơ đến chính xác, đa dạng và sử dụng có hiệu quả đã chứng tỏ tinh thần lao động sáng tạo, luôn luôn cải tiến công cụ lao động của con người, nhằm mục đích không ngừng cải thiện đời sống của mình.
– Đời sống của con người không ngừng tiến bộ: từ chỗ bữa ăn thiếu thến thât thưởng tiến tới dư dật, để dành đến hôm sau và cao hơn nữa, biết chăn nuôi và trồng trọt để chủ động tạo ra nguồn thức ăn. Con người đã biết làm nhà, dựng bếp, mặc quần áo, đeo đồ trang sức.
– Trong cuộc sống đó, mọi công Việc đều đòi hỏi sự cố gắng cao nhất của tất cả các thành VIên. Mọi người đều sống theo cộng đồng, công bằng và tự nguyện. Có sự kính trọng và yêu quý lẫn nhau giữa lớp giờ và lớp trẻ, nhưng chưa có sự áp bức và cưỡng ép, tư hữu và bóc lột. Song cuộc sống ấy còn ở trình độ quá thấp nên loài người đã phải vượt qua một chặng đường quá dài để tiến tới ngưỡng cửa của văn minh.
b) Xã hội cổ đại:
* Phương Đông cổ đại:
– Khoảng 6000 năm trước đây, ta bắt đầu thấy nông dân cày bừa trên ruộng ven sông Nin và Lưỡng Hà.
– Người ta đã có được những điều kiện thuận lợi ở đây: đất ven sông phì nhiêu và dễ cày bừa; mùa nước lên xuống hàng năm ổn định, tiện Việc gieo trồng và tưới tiêu; đất đai rộng rãi có thể quần tụ được đông người.
– Những thuận lợi đó làm cho con người, mặc dù còn ở trình độ kĩ thuật thấp, vẫn tạo ra được sản phẩm thừa thường xuyên, điều kiện của sự hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước.
– Xã hội có giai cấp đầu tiên ra đời khoảng 3.500 năm TCN ở sống Nin, Lưỡng Hà, tiếp đó ở sống Ấn và sông Hằng (Ấn Độ), Hoàng Hà (Trung Quốc) và sông Hồng (VIệt Nam), khoảng gần 2.000 năm TCN, gọi chung là xã hội cổ đại phương Đông.
– Ở đây nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Bên cạnh nông nghiệp, người ta cũng phát triển một số ngành nghề thủ công như đúc đồng, làm gốm, dệt vải, làm giấy… Một số” nơi đã đạt tới trình độ tinh xảo về một loại ngành nghề nào đó. Việc buôn bán trao đổi trong vùng và giữa các vùng với nhau cũng đã được tiến hành.
– Trong xã hội, tầng lớp thứ nhất quý tộc, chỉ gồm một số ít người, là tầng lớp bóc lột và chuyên cai quan xã hội. Tầng lớp thứ hai nông dân công xã là đông đảo nhất và giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất. Tầng lớp thứ ba là nô lệ, chuyên làm các Việc nặng nhọc và hầu hạ gia đình quý tộc.
– Đứng trên tất cả, vua trở thành vua chuyên chế vốn là một quý tộc lớn nhất và dựa vào quý tộc để cai trị.
* Phương Tây cổ đại:
* Ở những vùng ven biển, nhiều đảo, đi lại khó khăn, đất trồng ít và cứng, người ta rất khó xoay xở với những công cụ đồng thau.
– Phải đến khi có sắt, khoảng 1000 năm TCN, sắt mới giúp con người giải quyết được những khó khăn đó. Hơn thế, sắt còn mà ra cả một giai đoạn mới, phát triển với quy mô và nhịp độ lớn hơn nhiều so với xã hội cổ đại phương Đông.
– Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. Tiền tệ xuất hiện. Thị quốc ra đời và hoạt động nhộn nhịp.
– Nô lệ trở thành người sản xuất chính. Xã hội chiếm nô là một hình thức xã hội bóc lột chủ yếu những người nô lệ. Chủ các xưởng, các hãng buôn.. làm thành giai cấp chủ nô và là giai cấp bóc lột, thống trị. Tầng lớp những người bình dân không có vai trò chủ yếu trong sản xuất cũng như trong đời sống xã hội.
– Xã hội chiếm nô phát triển cao và nhanh hơn xã hội cổ đại phương Đông, bắt đầu khoảng gần 1000 năm TCN và chấm dứt vào năm 476, đồng thời cũng kết thúc thời cổ đại.
c) Xã hội phong kiến trung đại:
– Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ khoáng máy thế kỉ cuối trước Công nguyên.
+ Trong xã hội, hình thành hai tầng lớp địa chủ và nông dân lĩnh canh, cũng là hai giai cấp chính, phân Anh quan hệ bóc lột chủ yếu là bóc lột địa tô.
+ Ruộng công và nông dân canh tác ruộng công xã vẫn còn chiếm một tỉ lệ nhất định. Trong điều kiện đó, vua chuyên chế không mất đi mà còn tăng thêm quyền lực, trở thành hoàng đế hay đại vương. Các vương quốc thống nhất rộng hơn và chặt chẽ hơn.
+ Chế độ phong kiến phương Đông rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong khoảng thế kỉ XVII i XIX, trước khi các nước tư bản phương Tây đặt chân đến.
– Tây Âu bước vào chế độ phong kiến muộn hơn các nước phương Đông chừng năm thế kỉ. Đế quốc Rô- ma sụp đó, các vương công địa phương ra sức chia nhau ruộng đất và chiếm ruộng của nông dân làm lãnh địa. Bản thân họ trở thành lãnh chúa.
+ Sau những cuộc phát kiến địa 11, nền sản xuất ở Tây Âu được đẩy mạnh. Bắt đầu hình thành mầm mông của chủ nghĩa tư bản và của giai cấp tư sản.
+ Giai cấp tư sản mới ra đời tuy còn non yếu, nhưng đã tỏ rõ sức mạnh về kinh tế và tinh thần của nó. Nó trở thành giai cấp giàu có nhất trong xã hội, tích cực đấu tranh chống phong kiến trên các lĩnh vực tôn giáo, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật.
+Thế kỉ XV – XVI là giai đoạn hậu kì trung đại, giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến và chuẩn bị cho sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản.
Câu 2. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa chế độ phong kiến phương Đông với Tây Âu theo các nội dung sau: thời gian, cơ sd ra đời, giai cấp chính trong xã hội, đặc trưng kinh tế, thể chế chính trị.
Nội dung so sánh | Chế độ phong kiến phương Đông | Chế độ phong kiến Tây Âu |
Thời gian | Ra đời sớm. | Ra đời muộn hơn. |
Cơ sở ra đời | Đó là sự phát triển kế tiếp của xã hội cổ đại. | Đó là sự giải thể của chế độ chiếm nô và sự tan rã chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-manh |
Giai cấp chính trong xã hội | Địa chủ và nông dân lĩnh canh. | Lãnh chúa, nông nô. |
Đặc trưng kinh tế | Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. | Đóng kín trong các lãnh địa phong kiến, thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp. |
Thể chế chính trị | Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. | Chế độ phong kiến phân quyền. |
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
- Đáp án môn Lịch sử lớp 10
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10