24/06/2018, 16:46

Câu hỏi ôn tập bài 13: Sự hình thành các quốc gia phong kiến Tây Âu – Lịch sử 10

Câu 1. Các quốc gia phong kiến Tây Âu đã được hình thành như thế nào? So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu với các nước ở châu Á. Gợi ý làm bài a) Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu: – Người Giéc-man xâm nhập đế quốc Rô-ma: + Người Giéc-man là ...

Câu 1. Các quốc gia phong kiến Tây Âu đã được hình thành như thế nào? So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu với các nước ở châu Á.

Gợi ý làm bài

a) Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu:

–              Người Giéc-man xâm nhập đế quốc Rô-ma:

+ Người Giéc-man là một trong những bộ tộc lớn thuộc chủng tộc A-ri-an đến sinh sống ở vùng biên giới phía Bắc và đông bắc của đế quôc Rô-ma từ nhiều thế kỉ trước Công nguyên.

+ Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man đang trong quá trình tan rã. Do sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số nhanh chóng, người Giéc-man có nhu cầu mở thếm đất đai để sinh sống. Vì vậy* từ cuối thế kỉ II đã có một số” bộ tộc người Giéc-man như người Tây Gốt, Phơ-răng… di cư vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma sinh sống và nhận làm đồng minh của Rô-ma.

–              Người Giéc-man chiếm đất đai thành lập các vương quốc:

+ Đến giữa thế kỉ IV, do sự tán công của người Hung Nô vào khu vực Đông và Nam Âu, các bộ lạc người Giéc-man ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rô-ma.

+ Sự khủng hoảng về kinh tế và chính trị ở thời hậu kì đế chế, những cuộc khài nghĩa của nô lệ và dân nghèo liên tiếp nổ ra ở khắp nơi trong đế quốc đã làm cho Rô-ma không còn đủ sức ngăn ngừa và chông đở những cuộc xâm lược cướp phá của người “man tộc”. Vì thế, họ dễ dởng đột nhập vào lãnh thổ của đế quốc, chiếm đất đai và lập nên những vương quốc riêng của mình.

+ Vương quốc “man tộc” được thành lập đầu tiên là Vương quốc Tây Gốt ở miền Nam xứ Gô-lơ và Tây Ban Nha. Tiếp đó là các Vương quốc Văng-đan ở Bắc Phi, Vương quốc Phơ-răng ở miền Đông Bắc xứ Gô-lơ, Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông ở đảo Bri-tên…

–             Sự thành lập các công xã nông thôn:

Sau khi xâm nhập vào đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm đoạt một bộ phận lớn ruộng đất của quý tộc chủ nô Rô-ma rồi phân chia cho các gia đình cá thể cày cấy. Những gia đình này sống chung với nhau trong các làng xóm, lập thành các công xã nông thôn. Như vậy, chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man đã tan rã. Xã hội của họ đang bước vào quá trình phong kiến hóa, một quá trình chuyển biến đã diễn ra trong suốt thời sơ kì trung đại.

b) So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu với các nước ở châu Ả:

Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu khác với sự hình thành các quốc gia phong kiến ở châu Á như sau:

–              Về thời gian:

+ Chế độ phong kiến châu Á hình thành sớm (chẳng hạn như Trung Quốc vào thế kỉ III TCN) và sụp đổ muộn (đầu thế kỉ XX).

+ Chế độ phong kiến ở Tây Âu hình thành muộn (vào thế kỉ V), sụp đổ sớm hơn (thế kỉ XVI – XVII).

–              về cơ sở hình thành:

+ Chế độ phong kiến châu Á hình thành trên cơ sở của sự phá và quan hệ cộng đồng ở nông thôn, xuât hiện tư hữu ruộng đất và là sự kê tiếp của xã hội cổ đại.

+ Chế độ phong kiến Tây Âu hình thành trên cơ sở của sự tan rã củạ chế độ chiếm nô Rô-ma, sự giải thể của chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc- man. Là sự hình thành trên nền móng mới của bộ tộc bên ngoài.

–              Về các giai cấp trong xã hội:

+ Các nước phong kiến châu Á có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân lĩnh canh.

+ Các nước phong kiến Tây Âu có hai giai cấp cơ bản là lãnh chúa phong kiến và nông nô.

–              Về thể chế nhà nước:

+ Các nước phong kiến ở châu Á theo chế độ phong kiến tập quyền.

+ Các nước phong kiến ở Tây Âu lúc mới hình thành theo chế độ phong kiến phân quyền.

Câu 2. Trình bởi quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phơ-răng.

Gợi ý làm bài

Trong số các vương quốc “man tộc” của người Giéc-man, vương quốc Phơ-răng giữ một vai ưò quan trọng và thể hiện rõ nhất quá ưình phong kiến hóa.

* Thời Clô-vít:

–              Trong quá trình xâm lược, Clô-vít đã chiếm rất nhiều điền trạng rộng lớn của quý tộc chủ nô Rô-ma và mang đất đai đó ban tặng rộng rãi cho quý tộc thị tộc Phđ-răng, thân binh và những người thân cận của mình. Những người này trỏ thành tầng lớp quý tộc mới, những lãnh chúa phong kiến.

–              Clô-vít và quý tộc Phơ-răng tiếp thu đạo Kitô, ban cấp ruộng đất cho nhà thờ Kitô để làm chỗ dựa về tinh thần.

–              Đa số nông dân tự do trở thành nông nô do bị lãnh chúa cướp đoạt ruộng đất và buộc phải nhận ruộng cấy rẻ rồi nộp tô thuế. Một số khác, vì lo sợ không bảo vệ được ruộng đất của mình, đã hiến dâng cho lãnh chúa để nhận sự bảo hộ của những quý tộc lớn hơn hoặc Giáo hội.

*             Thời Sác-lơ Mác-ten (cầm quyền từ năm 715 đến năm 741):

–              Chế độ phong kiến ở Vương quốc Phơ-răng lại phát triển hơn một bước. Sác-lơ Mác-ten đã thi hành một hình thức phong cấp ruộng đất có kèm theo những điều kiện phục vụ quân sự.

–              Theo hình thức này, các lãnh chúa được phong cấp ruộng đất không có quyền thừa kế, mở ch1 được nhận ruộng khi làm nhiệm vụ, nghĩa là phải trung thành với nhà vua, thực hiện nghĩa vụ quân sự,…

–              Tùy theo chức tước lớn nhỏ và lãnh địa rộng hẹp mở lãnh chúa được gọi là câng tước, hầu tước hay bá tước,

–              Kị sĩ là đẳng cấp cuối cùng. Họ chuyên làm nghề võ sĩ để bảo vệ lãnh chúa và phục vụ lãnh chúa trong các cuộc chiến tranh.

– Thế là trong xã hội đã hình thành bậc thang đẳng cấp phong kiến, với mối quan hệ phong quân – bồi thần bát di bát dịch.

*             Thời Sác-lơ-ma-nhơ:

Vương quốc Phơ-răng phát triển cực thịnh. Nhà vua đã tiến hành 55 cuộc viễn chinh lớn nhỏ, chiếm toởn bộ miền Trung Âu và Bắc I-ta-li-a, lập nên một đế quốc phong kiến rộng lớn – đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ.

Câu 3. Cho biết sự tan rã của đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ và sự thành lập các quốc gia phong kiến Pháp, Đức, I-ta-li-a.

Gợi ý làm bài

–              Thời kì đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ, khi mở lãnh thổ của Vương quốc Phơ-răng tược mở mang rộng lớn nhất, lại là lúc nó mang nhiều yếu tố phong kiến phân ín nhất. Các lãnh chúa ở địa phương ngày cởng mạnh lên và không thi hành mệnh lệnh của hoàng đế nữa. Bài vì lúc này họ không những chiếm hữu được nhiều ruộng đất mở còn có cả quân đội riêng để bảo vệ lãnh địa.

–              Sau khi vua Sác-lơ-ma-nhđ chết, đê quôc do ông dựng lên được phân thành ba vương quốc (về sau trở thành các nước Pháp, Đức, I-ta-li-a). Chế độ phong kiến phân tán hoàn toởn ngự trị trên ba vương quốc này. Các lãnh chúa phong kiến địa phương nắm quyền sở hữu toởn bộ đất đai trong những lãnh địa rộng lớn và buộc nhà vua phải thừa nhận cho họ nắm toởn bộ quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính và quân sự trong lãnh địa của mình. Trên thực tê, nhà vua ch1 còn là một lãnh chúa với quyền lực thu hẹp trong lãnh địa riêng của mình mở thôi.

Câu 4. So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu với các nước ở châu Á (thời kì hình thành, thời kì phát triển, thời kì khủng hoảng và suy vong, cơ sở kinh tế, các giai cấp cơ bản, chế độ chính trị, quá trình xác lập quyền lực của nhà vua), rút ra nhận xét.

Gợi ý làm bài

a) So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu với các nước ở châu Á:

Những đặc điểm cơ bản Châu Á Tây Âu
Thời kì hình thành Từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X Từ thế kỉ V đến thế kỉ X
Thời kì phát triển Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV
Thời kì khủng hoảng và suy vong Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX Từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XV
Cơ sở kinh tế Nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn Nông nghiệp đóng kín ưong các lãnh địa
Các giai cấp cơ bản Địa chủ và nông dân Lãnh chúa và nông nô
Chế độ chính trị Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền Chế độ phong kiến phân quyền
Quá trình xãc lập quyền lực của nhà vua Sự chuyên chế của vua có ở từ thời cổ đại Quốc gia phong kiến châu Âu xãc lập trên cơ sở của sự tan rã chế độ chiếm nô

b) Nhận xét:

–              Chế độ phong kiến ở châu Á hình thành sớm hơn ở Tây Âu và kết thúc muộn hơn.

–              Sự hình thành các quốc gia phong kiến Tây Âu dựa trên cơ sở tan rã của chế độ chiếm nô ở Rô-ma và sự tan rã chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man, trên nền móng mđi, của các bộ tộc bên ngoài. Còn chế độ phong kiến ở châu Á là sự kế tiếp của xã hội cổ đại.

–              Ở châu Á là chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền còn ở Tây Âu ban đầu là chế độ phong kiến phân quyền.

Câu 5. Hãy vẽ sơ đồ và nhận xét quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phơ-răng.

Gợi ý làm bài

a) Vẽ sơ đồ:

b) Nhận xét:

Khi người Giéc-man xâm lược Tây Âu, Clô-vít đã chiếm rất nhiều điền trang rộng lớn của quý tộc chủ nô Rô-ma và mang đất đai đó ban tặng rộng rãi cho quý tộc thị tộc Phơ-răng, thân binh, những người thân cận của mình. Những người này trở thành tầng lớp quý tộc mới, những lãnh chúa phong kiến, và là chỗ dựa cho bộ máy chính quyền mới của Clô-vít. Clô-vít và quý tộc Phơ-răng còn tiếp thu đạo Ki-tô, ban cấp ruộng đất cho nhà thờ Ki-tô để làm chỗ dựa về tinh thần.

Quyền lực của những tầng lớp quý tộc mới này ngày càng mạnh lên, không phục tùng nhà vua và luôn gây chiến tranh, thôn tính đất đai của nhau, biến đất đai chiếm được thành lãnh địa riêng của mình.

–              Thời Sác-lơ Mác-ten, chế độ phong kiến ở vương quốc Phơ-răng phát triển thếm một bước. Sác-lơ Mác-ten đã thi hành một hình thức phong cấp ruộng đất có kèm theo những điều kiện phục vụ quân sự. KỊ sĩ là đẳng cấp cuối cùng. Trong xã hội đã hình thành bậc thang đẳng cấp phong kiến, với mối quan hệ phong quân – bồi thần bát di bát dịch.

–              Thời Sác-lơ-ma-nhơ, Vương quốc Phơ-răng phát triển cực thịnh. Nhà vua đã tiến hành 55 cuộc viễn chinh lớn nhỏ, chiếm toởn bộ miền Trung Au và Bắc I-ta-li-a, lập nên một đê quốc phong kiến rộng lớn – đê quôc Sác-lơ-ma-nhơ. Sác-lơ-ma-nhơ lên ngôi Hoàng đế, tự coi mình là người thừa kê các hoàng đê Rô-ma thời cổ đại.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10
0