Câu cá mùa thu (Thu Điếu)
Hướng dẫn I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC Nếu dựa vào giọng điệu u hoài nhuốm màu sắc thời thế trong chùm thơ thu ba bài này – Câu cá mùa thu là bài thứ hai thì chúng ta có thể hiểu chùm thơ được Nguyễn Khuyến sáng tác sau khi ông đã từ quan về sông ẩn dật ở quê nhà. II. PHÂN TÍCH 1. Thu ...
Hướng dẫn
I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
Nếu dựa vào giọng điệu u hoài nhuốm màu sắc thời thế trong chùm thơ thu ba bài này – Câu cá mùa thu là bài thứ hai thì chúng ta có thể hiểu chùm thơ được Nguyễn Khuyến sáng tác sau khi ông đã từ quan về sông ẩn dật ở quê nhà.
II. PHÂN TÍCH
1. Thu vịnh
Nói đến Nguyễn Khuyến, người ta thường nghĩ đến chùm thơ ba bài viết về mùa thu của ông: Thu vịnh (Mùa thu làm thơ), Thu điếu (Mùa thu câu cá) và Thu ẩm (Mùa thu uống rượu). Trong ba bài thơ ấy, theo nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu thì Thu vịnh là bài thơ mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao, nói chung là cái thần của cảnh mùa thu xứ Bắc và cả chút lòng sâu kín của thi nhân.
Trong bài Thu vịnh, năm câu thơ đầu là tĩnh. Từ cảnh cao xa: “Trời thu xanh ngắt mấy tửng cao”, nhà thơ đưa người đọc về với cảnh gần: “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”. Từ bầu trời thu xanh một màu Tất xanh không chút pha tạp và cao vời vợi, cao mấy từng cao đến những cây trúc còn non thưa thớt lá, mềm mại uốn cong như cái cần câu trước làn gió hắt hiu, lơ phơ lay khẽ, cái lay khẽ không nhằm tả cái động, mà chỉ nhằm tả cái tĩnh. Chính những nét chấm phá đặc sắc này đã tạo nên cái hồn, cái thần thái của cảnh thu rất Việt Nam và rất Bắc Bộ. Không chỉ biết chọn lọc và phôi hợp những đường nét mà thi nhân còn khéo léo thể hiện màu sắc. Nếu “xanh ngắt” ghi nhận tài tình cái màu tiêu biểu của bầu trời thu thì xanh “biếc” cho thấy rất chính xác cái sắc riêng của nước mùa thu: “Nước biếc trông như tầng khói phủ. Song thưa để mặc bóng trăng vào”. Khói đã phủ rồi mặt nước. Bóng trăng tuy có vào với thi nhân nhưng cũng vào trong lặng lẽ. Cầu thơ thứ năm tiếp đó lại càng tĩnh lặng hơn: “Mẩy chùm trước giậu hoa năm ngoái” gợi cái bâng khuâng man mác về thời gian (Xuân Diệu). Nguyền Khuyến nhìn mấy chùm hoa trước giậu hiện tại mà cứ tưởng như hoa năm ngoái còn nguyên đến bây giờ…
Trên cái nền tĩnh của năm câu thơ vừa phân tích, nhà thơ hạ một câu thơ động: “Một tiếng trên không ngỗng nước nào”. Tiếng ngỗng trên không xa xăm ấy bất chợt đưa ông về thực tại, một tiếng động không hề phá vỡ cái vắng lặng, hiu hắt mà trái lại còn làm nổi rõ thêm cái không gian yên ắng của cảnh thu: “Hoa năm ngoái”, “ngỗng nước nào?” gợi chút tầm sự u hoài của nhà thơ trước cảnh ngộ của nước nhà.
Hai câu thơ cuối là mót lời tự thán:
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Đào Tiềm (365 — 427), một danh sĩ đời Tần, Trung Quốc nổi tiêng với bài Quy khứ lai từ. Không vì mấy đấu gạo mà phải khom lưng uốn gối, ông đã trả áo mũ từ quan về quê ươm lan, trồng cúc, uống rượu, làm thơ. Nguyễn Khuyến trong hai cầu thơ trên đã tự trách mình sao lại không sớm lánh đục về trong như vậy, thật là đáng thẹn. Trong sáng và cao đẹp thay nhân cách của nhà thơ.
2. Thu điếu
Cũng theo Xuân Diệu, cảnh trong Thu điếu là “điển hỉnh han cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”.
Cũng vẫn là cảnh thu nhưng được Nguyễn Khuyến đón nhận từ gần đến cao xa, rồi từ cao xa trở lại gần.
Trước tiên, hai câu đề nói về cái ao thu và chiếc thuyền câu tĩnh lặng nhẹ thênh giữa một không khí mùa thu bắt đầu se lạnh:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Làng Bùi quê hương của nhà thơ là đồng chiêm trũng nên có cơ man nào là ao. Nhiều ao nên ao nhỏ, ao nhó thì thuyền câu cũng theo đó mà “bé tẻo teo” và dường như bất động.
Từ chiếc thuyền câu, Nguyên Khuyến tiếp tục đưa ta vào thế giới cảnh sắc trên ao thu trong hai câu thực tiếp theo:
Sóng biếc theo làn hơi gạn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Ao thu lúc này trở nên sống động với hai thanh trắc ở đầu câu và hai thanh trắc ở cuối câu (Sóng biếc – gạn tí) và “lá vàng khẽ dưa vèo” cũng tương ứng với mức độ “hơi gạn tí” của sóng biếc. Những xao động khẽ khàng ấy không ảnh hưởng chi đáng kể đến cái thần thái của cảnh thu: trong veo và tĩnh lặng.
Trong hai câu luận liền đó, cảnh thu được mở ra ở tầm cao hơn, xa hơn với nhiều đường nét, màu sắc khoáng đạt:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Phía trên vẫn là bầu trời xanh trong, cao thẳm. Ớ đó, tầng mây không trôi mà lơ lửng, gợi một cảnh thu đẹp và yên tĩnh.
Mở ra hai bên là xóm thôn cô liêu, u tịch với những cái ngõ nhỏ quanh co xanh rợp bóng trúc, bóng tre vắng hẳn bóng người, không một tiêng chim kêu, chó sủa càng gợi nên sự u tịch hắt hiu. Cảnh tình đó tránh sao khỏi làm cho nhà thơ phải chạnh lòng. Chả là Nguyễn Khuyến có lần đã tự thán về nỗi dơn côi của đời mình: Đời loạn đưa về như hạc độc. Tuổi giá hình bóng tựa mây côi (Cảm hứng).
Cái ý vị nhất cúa bài Thu điếu nằm ờ hai câu kết:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu dớp dộng dướì chân bèo.
Nguyễn Khuyến đang cô tình thu nhỏ mình lại “tựa gối buông cần” lặng lẽ và đăm chiêu. Hình ảnh ấy góp thêm một đường nét bất động trên bức tranh thu tĩnh lặng đượm buồn. Thật vậy, các chuyến động ở đây đều rất khẽ khàng tạo nên một sự hài hòa tuyệt đốì giữa cảnh vật và con người. Giữa một cảnh thu cô liêu quạnh vắng là một dáng ngồi trầm mặc đơn côi của thi nhân. Chỉ một tiếng động duy nhất: cá đâu đớp động dưới chân bèo. Tuy là động đây nhưng vẫn là tĩnh. Đây cũng chính là thủ pháp thường gặp trong thơ xưa: lấy cái động để tả cái tĩnh.
Thật ra, câu cá chỉ là cái cớ đề Nguyễn Khuyến miêu tả bức tranh cảnh vật, qua đó nhà thơ thế hiện tâm hồn và tâm trạng của mình. Trong bức tranh thu với bản sắc dân tộc khá chân thực và cụ thế này, nhà thơ không những bộc lộ tình cảm yêu mến sâu sắc phong cảnh quê hương thuần phác mà còn kín đáo bày tỏ một nỗi buồn trong sáng nhưng cô dơn của một ẩn sĩ, tuy nặng lòng yêu nước nhưng cam phận, đành bất lực trước thời thế phải lánh đục về trong, trôn đến thiên nhiên để kí thác nỗi niềm.
3. Thu ẩm
Lại một cảnh thu nhưng được nhà thơ đón nhận ở những thời điểm khác nhau, trong đôi mắt và tâm trạng của người uống rượu. Thật ra, uống rượu chẳng qua chỉ là cái cớ để Nguyễn Khuyến gửi gắm tâm sự và tình cảm của mình đối với quê hương và thế hiện tình cảm đất nước.
Trong bài Thu ẩm, nhà thơ lại tiếp tục sử dụng sự thông nhất của những yếu tố đô’i lập động và tĩnh theo thi pháp thơ Đường cổ điển.
Mở đầu là cảnh tĩnh: “Năm gian nhà cỏ thấp le te”, “Ngõ tối đêm sâu…”. Nhưng nửa vế sau của câu hai lại là cảnh động “đóm lập lòe”.
Từ một ngôi nhà có năm gian thấp le te, bình dị, Nguyễn Khuyến đưa ta đến một khung cảnh rộng lớn hơn là ngõ tôi. Ngõ tối đã vậy lại còn đêm sâu. Cái ánh sang của đom đóm lập lòe càng làm nổi cái màu tối đen của đêm sâu trong ngõ xóm lên và cũng làm tăng thêm bề dày của bóng tối. Cảnh thu tiếp theo khoáng đãng hơn, đầy màu sắc hẳn lên trong hai câu thực:
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Hai câu thơ này, câu đầu là tĩnh nhưng câu sau là động. Đúng như nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu: câu “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” là của một thì sĩ thật có tài, bóng trăng vàng từ mặt nước ao sáng lóe ra, bốn chữ khá nặng (làn, lóng lánh, loe) gợi ánh bắn đi, từ loe, âm oe gợi cái gì tròn (tròn xoe) như cái ao chẳng hạn".
Đến đây hình ảnh nhà thơ uổng rượu mới hiện ra:
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.
Câu 5 của bài thơ là tĩnh, tuy có động từ nhuộm, nhưng hành động ấy ở đây đã thuộc về quá khứ. Câu kế: “Mắt lão không vầy củng đỏ hoe” tuy vầy là động từ nhưng ở đây lại không vầy. Còn đỏ hoe tuy là tính từ bất động nhưng người đọc lại có cảm giác là động. Tiếp theo là câu 7 không có một động từ nào. Câu 8 cuối bài có động từ say nhưng đặc biệt ở đây là say nhè nghĩa là say rồi nói lè nhè.
Một câu hỏi được đặt ra: Cớ chi đôi mắt nhà thơ tuy không vầy mà cũng đỏ hoe, rướm máu? ‘Đôi mắt đỏ hoe đau đáu hằn trên nền trời thơ ca Việt Nam của Nguyễn Khuyến chính là hình ảnh lắng đọng nỗi đau xót, chua cay, nỗi băn khoăn day dứt trước cảnh ngộ của đất nước non sông khi ấy của nhà thơ.
Dù với tử vận e/oe (te, lòe, loe, hoe, nh’e) nhưng Nguyễn Khuyến qua bài thơ đã chứng tỏ tài hoa và bản lĩnh của mình. Nhà thơ viết thơ Nôm luật Đường rất tự nhiên và giản dị không một vần nào bị ép, không một từ nào bị gượng. Cả bài thơ thông suốt, tuyệt nhiên không tìm thấy dâu vết gò văn gọt chữ nào.
Trong bài Thu ẩm cách cảm nhận cảnh vật của Nguyễn Khuyến là của một người say qua cảm giác chuếnh choáng. Bởi vậy mọi thứ ở đây đều nghiêng ngả, nhoẹt nhòe. Hơn thế nữa bốn câu thơ cuối bài là cách nghĩ, cách nói của một người say nhưng vẫn tỉnh.
Mai Thu