06/02/2018, 00:20

Đọc thêm: Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Hướng dẫn GỢI Ý ĐỌC THÊM • Câu 1 Qua tác phẩm, thiên nhiên và con người vùng u Minh Hạ hiện lên thật cụ thể và sinh động. Cả một vùng “rừng tràm xanh biếc” đầy cây hoang cỏ dại lau, sậy, dây cóc kèn… đặc biệt là ở ngọn rạch Cái Tàu có cái ao sấu, sấu nhiều như ...

Hướng dẫn

GỢI Ý ĐỌC THÊM

• Câu 1

Qua tác phẩm, thiên nhiên và con người vùng u Minh Hạ hiện lên thật cụ thể và sinh động. Cả một vùng “rừng tràm xanh biếc” đầy cây hoang cỏ dại lau, sậy, dây cóc kèn… đặc biệt là ở ngọn rạch Cái Tàu có cái ao sấu, sấu nhiều như trái mù u chín rụng. Ớ đây, những con người quen xông pha nơi “đầu sóng ngọn gió” “nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá” mưu trí, cần cù, gan góc, dũng cảm, can trường… vừa có sức sống mãnh liệt, vừa đầy ân nghĩa. Đó là những con người của vùng đất mới vượt lên gian khổ, hiểm nguy bằng sức mạnh và tài trí của chính mình: người ta câu sấu bằng “lưỡi sắt, móc mồi bằng con Vịt sống”, còn Năm Hòn bắt sấu bằng tay không…

• Câu 2

Xem Bài đọc tliêm bên dưới

• Câu 3

Sơn Nam có cách kể chuyện mộc mạc, giản dị mà gọn gàng, sáng rõ, nét riêng độc đáo của cảnh vật, tính cách con người được vẽ phác bằng đôi nét đơn sơ mà thắm đượm. Ngôn ngữ của nhà văn đậm đà phong vị Nam Bộ.

Câu 4

Học sinh tự viết cảm nhận của mình về vùng đất và con người miền cực Nam Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rửng ư Minh Hạ của Sơn Nam.

BÀI ĐỌC THÊM

Đề: Phân tích nhân vật Năm Hên trong truyện ngắn Bắt sấu rừng u Minh Iỉạ của Sơn Nam.

Bài tham khảo

Nhắc đến Sơn Nam, người đọc hầu như ai cũng nghĩ đến một nhà khảo cứu sâu sắc, một nhà văn dầy tâm huyết về miền đất cực nam của Tổ quốc ta. Hầu như tất cả các tác phẩm của ông đều tập trung vào đề tài này.

Riêng về sáng tác văn học, tác phẩm đặc sắc nhất và tiêu biểu nhất của Sơn Nam chính là tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, trong đó, Bắt sấu rừng u Minh Hạ. là một trong các truyện ngắn nổi bật hơn cả của ông. Trên từng trang viết, Năm Hên, ông già bắt sấu, nhân vật chính của truyện đã hiện lên khá sinh động và lôi cuốn người đọc.

Rừng U Minh Hạ là một khu vực thiên nhiên còn hoang dại: “Muỗi vắt nhiều hơn co. Chướng khí mù như sương” (thay lời tựa Hương rừng Cà Mau), nơi mà.những người dân miền cực nam Tố quốc đang khai khẩn và sinh sống. Từng ngày, từng giờ họ sẵn sàng đấu tranh với thiên nhiên và thú dữ để bảo tồn sự sống của mình. Những con người “trên phá Sơn Lâm, dưới đâm Hà Bá” này đã có công làm cho mảnh đất nơi đây phì nhiêu, màu mỡ bằng cách bón vào lòng đất mới mồ hôi và xương máu của chính mình. Trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt đầy sinh tử ấy đã xuất hiện không ít những con người đôn hậu, thật thà nhưng đầy mưu lược và dũng cảm Năm Hên. Ong già bắt sâ’u trong truyện này đúng là một con người như thế.

Mang đậm nét tính cách của người nông dân Nam bộ trong buổi đầu đi tìm đất mới để sinh cơ lập nghiệp, ông Năm Hên, trước hết là một con người thật thà đôn hậu. Tuy là cung cách xuất hiện của ông rất lạ: “Trong xuồng, vẻn vẹn một lọn nhang trần và một hũ rượu. Từ sớm đến chiều, ông hơi xuồng tới lui theo rạch mà hát”. Lại nữa, bài hát của ông nghe sao mà “ảo não rùng rạn” như thể là đang ru dỗ cho một linh hồn oan khuất nào đó. Nhưng khi thấy bà con có vẻ nghi ngờ, thiếu tin tưởng về cách bắt sấu bằng tay không của mình, ông Năm Hên đã thật thà bộc bạch: “Tòi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người khác thì họ nói là bùa phép để kiếm tiền…”

Là một con người thật thà, đôn hậu, ông Năm Hên hành động vì nghĩa, không màng lợi lộc riêng tư cho mình. Ông tâm sự: “Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không màng thứ phú quý đó…”. Người đọc hiểu ra, khi mới đến đây xưng tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp, ông đã cải chính cách gọi về sự hành nghề của mình là bắt sấu chớ không phải câu sấu, là thể hiện sự ẩn giấu một niềm tự hào thầm kín về công việc của mình, một công việc hoàn toàn vì nghĩa. Thấy việc cần làm là làm, thấy người hoạn nạn là không ngại hiểm nguy ra sức giúp đỡ chẳng chút tính toán thiệt hơn. “Không màng thứ phú quí đó”, đúng như lời nói ông già bắt sấu. Hình ảnh của ông không khỏi gợi chúng ta liên tưởng đến ông Ngư, ông Tiều, ông Quán trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, những con người luôn ngời sáng một tinh thần hành động vì nghĩa:

… Nào ai tính thiệt so hơn làm gì

Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng…

Ngư rằng: "Lòng lão chẳng ma

Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn

Nước trong rửa ruột sạch trơn

Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.

Do bộc bạch hết sức chân thành về gia cảnh và động cơ nghề nghiệp của mình, ông Năm Hên đã tạo được niềm tin bước đầu của dân làng. Câu nói của ông lúc đầu: “Tôi dây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít” là câu nói khiêm tôn, thực tế cho thấy ông là người đầy mưu trí. Cách bắt sấu của ông được Tư Hoạch kế lại quả thật tài tình: Lửa châm vô sậy đế, cóc kèn xung quanh, bắt cháy xuống dám sậy đế trong ao. Chập sau, bị khói bay cay mắt, ngập thở, phần thì nước sôi nóng, sấu bò lên rừng theo con dường đào sẵn hồi nãy… Ồng đút vô miệng sấu một khúc mốp. sấu táp lại, dính chặt hai hàm răng: như mình ngậm một cục mạch nha quá lớn, muốn há miệng cho rộng dể nhả ra cũng không được… Ồng Năm xách cây mác, nhắm ngay sau lưng sấu mà xắn nhè nhẹ để cắt gân đuôi. Đuôi sấu bị liệt. Thể là mình yên trí, lấy dây cóc ken trói thúc ké hai chân sau của nó lại; chừa hai chân trước để nó bơi tiếp với mình.

Nghe chuyện này có người đã nhận xét: “Thực là bậc thánh của xứ này rồi! Mưu kể như vậy thực quá cao cường”.

Cũng qua lời tường thuật chuyện bắt sấu một cách khá cặn kẽ của Tư Hoạch, ai cũng thấy rõ ông Nám Hỗn là người râd dũng cảm. Phải dũng cảm mới giữ vững được thái độ bình tĩnh trước loài sấu dữ mà chẳng chút nao lòng sợ sấu há miệng hung hăng đòi láp (ông). (Ông) đút vô miệng sấu một khúc mốp. Chính nhờ lùng dũng cảm, bình tĩnh, nên ông Năm Hên đã đánh gục được đàn sấu ãn thịt người. Bốn mươi lăm con cá sấu bị ông thòng cổ cho người xuôi sông chở về. Loài “thủy quái ấy” ngoan ngoãn phục tùng cứ như là đã được thuần dưỡng rồi vậy. Với lòng dũng cảm, ông đã thực sự là chủ nhân của vùng đất rừng hoang dại này.

Chính môi trường sống khắc nghiệt đã khiến con người phải mài sắc mưu mẹo và tài trí của mình để sinh tồn.

Trở lại tính cách của hình tượng ông già “bắt sấu rừng u Minh Hạ” này, ta thấy ông còn là một con người mang tâm sự u uất. Hãy nghe ông bày tỏ gia cảnh: “Cha mẹ tôi sanh ra chỉ có hai anh em tụi tôi… Ánh bị sấu ở Ngã ba Đình bắt mất”. Đây là một tổn thất lớn lao đôi với ông. Bởi vậy ông thề quyết trả thù cho anh mình. Mười hai năm trôi qua kể từ ngày đó mốì thù ấy vẫn không nguôi. Cảnh sấu xuất hiện ở rừng nhiều như trái mù u chín rụng lúc này đã gợi lên trong lòng ông một nỗi đau nhức nhối tâm can, một nỗi cực lòng như chính ông đã chân thành bộc bạch với dân làng. Tâm sự đó, ông gửi vào lời hát:

Hồn ở đâu đây?

Hồn ơi! Hồn hỡi!

Xa cây xa cối,

Xa cội xa nhành,

Đầu bãi cuối gành,

Hùm tha, sấu bắt

Bởi vì thắt ngặt,

Manh áo chén cơm,

U Minh đỏ ngòm,

Rừng tràm xanh biếc!

Ta thương ta tiếc,

Lập đàn giải oan…

Nhà văn đã miêu tả giọng hát của ông thật ảo não, rùng rợn, “Tiếng như khóc lóc nài nỉ. Tiếng như phẫn nộ bi ai”. Lại nữa nội dung bài hát buồn thảm. Đó không chỉ là lời tiếc thương của ông đối với người anh xấu số của mình mà đó còn là tiếng chiêu hồn tưởng nhớ đến, gọi về biết bao mảnh hồn người xa xứ vì “thắt ngặt manh áo chén cơm”. Giữa cảnh “U Minh Hạ đỏ ngòm, rừng tràm xanh biếc” đã phải thiệt mạng do “hùm tha, sấu bắt”… Người đọc càng thêm thông cảm ông, một con người cuộc sống tinh thần phong phú, sâu sắc nên không bận lòng đến cuộc sống vật chất. Vì thế mà hành trang trên đường đi bắt sấu dữ cứu giúp dân lành của ông thật đơn sơ: Trong xuồng có vỏn vẹn một lọn nhang trần và một hữ rượu. Đặc biệt, tâm sự u uất của người thợ già chuyên bắt sấu này thể hiện rõ nét qua hình ảnh thảm thương đầy bí ẩn của ông ở đoạn cuổì truyện, sau khi bắt được đàn sấu: áo rách vai, tóc rối nùi, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ qua quơ lại trên tay. Cứ tưởng như ông đang nhập đồng. Phải chăng ông thay mặt cho dân làng ở đây hát lên lời “cầu siêu” cho biết bao oan hồn uổng tử đã vất vưởng lang thang nơi “đầu bãi, cuối bãi” buổi nào đã từng bỏ mạng vì cá sấu trong cuộc đấu tranh vì sự sinh tồn bao đời nay cho cu dân ở đây.

Như thế, thông qua lời nói. hành động, thể hiện nội tâm nhân vật, đặc biệt là chĩ bằng vài chi tiết đơn sơ, nhà văn Sơn Nam đã thể hiện được tính cách nhân vật chính, ông Năm Hên, người thợ già chuyên bắt sâu ớ rừng u Minh hạ này một cách sinh động với sắc thái Nam bộ rõ nét là thật thà, đôn hậu đầy mưu trí và đặc biệt trọng nghĩa khinh tài.

Chúng ta đã từng đọc nhiều tác phẩm văn học từ sau Cách mạng tháng Tám, khắc họa khá chân thực, cụ thể và sinh động hình tượng người nông dân Nam bộ. Đó là những con người ít nhiều có dáng dấp tinh thần vị nghĩa của Lục Vân Tiên: thật thà, đôn hậu và rất. mực trung thành với chính nghĩa, với lí tưởng, với cách mạng, dùng cảm bất khuất trước kẻ thù.

Với nhân vật ông Năm Hên nói riêng, và truyện ngắn Bắt sấu rừng u Minh Hạ nói chung của nhà văn Sơn Nam, chúng ta dược hiểu thêm một vẻ đẹp của người nông dân Nam Bộ trong buổi dầu di tìm dất mới, khai phá dất rừng hoang dại đô mưu cầu sự sống còn. Dù mưu trí và dũng cảm đến đâu, họ cũng không tránh khỏi biết bao gian lao nguy hiểm, nhiều lúc phải gặp cả những mất mát đau xót…

Ngày nay được sống trên mảnh đất yêu thương này, đâu lẽ chúng ta quên lãng công đức của bao lớp tiền nhân…

Mai Thu

0