06/02/2018, 00:20

Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự)

Hướng dẫn Lê Hữu Trác (1724 – 1791) người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên, tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười Hải Thượng là một thầy thuốc lừng danh ở nước ta. Ông từng thi đỗ làm quan nhưng sau chán vì thời thế nhiễu nhương, tao loạn nên ...

Hướng dẫn

Lê Hữu Trác (1724 – 1791) người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên, tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười Hải Thượng là một thầy thuốc lừng danh ở nước ta. Ông từng thi đỗ làm quan nhưng sau chán vì thời thế nhiễu nhương, tao loạn nên vào ẩn cư dạy học và làm thuốc tại quê mẹ ở Tỉnh Diễm nay thuộc Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông có bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển được coi là bộ bách khoa toàn thư về y học thế kỉ XVIII. Bộ sách còn có khá nhiều thơ văn ghi lại cảm xúc chân thực của tác giả cho thấy tâm huyết và đức độ của một lương y trong thời gian đi chữa bệnh cứu người ở các miền quê.

Thượng kinh kí sự viết năm 1782, có thế được xem là phụ lục của bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Đây là tập kí sự chữ Hán nổi tiếng vào bậc nhất của thể truyện kí lúc bâ’y giờ. Thượng kinh kí sự ghi lại chuyện danh y Lê Hữu Trác lên kinh đô chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm vào năm Nhâm Dần (1782). Trong gần một năm vừa đi đường vừa lưu lại kinh đô, nhà văn đã nghe thấy, đã suy nghĩ, cảm xúc bao điều, tất cả được ghi lại trung thực đế “ghi nhớ” khiển cho con cháu đời sau biết tùy duyên thù phận biết lấy việc không tham làm vinh.

1. Đoạn trích giảng Vào phủ chúa Trịnh, nhà văn đã ghi chép lại về cảnh sống xa hoa đầy quyền uy nhưng đã đi vào thời kì tàn tạ suy yếu thiếu sinh khí của phủ chúa Trịnh.

Đọc lại đoạn trích, ta thử lần theo bước chân của người thầy thuôc lừng danh này đi vào phủ chúa. Khúc đường dẫn vào chốn lầu gác xa hoa đó vừa quanh co hun hút lại vừa đẩy trắc trở. Thật đúng như lời ghi chép của nhà văn: “Chúng tôi đi cửa sau vào phủ. Người truyền mệnh dẫn tôi qua mấy lần cửa nữa… Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”… “Đi được vài trăm bước, qua mấy lần của mới đến cái điểm Hậu mã quân túc trực..” Rồi lại “đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy, đến một cái phòng rộng…”. Điều này trong một bài thơ khác, tác giả cảm nhận phủ chúa như một thế giới có “nghìn cửa” cách ngăn, cửa nào cũng được vệ sĩ canh giữ, cửa nào cũng bị vệ sĩ chặn hỏi thật cẩn mật. Đủng như nhà văn cảm nhận nghìn cửa thâm nghiêm đều có lính vác đòng.

Vậy mới thấy vạn nỗi oan khổ của muôn dân dễ gì vọng thấu được vào sâu trăm lần trướng gấm của kẻ ngồi cao chín bệ nơi phủ chúa cao sang.

Không chỉ thâm nghiểm như vừa nói, phủ chúa còn là nơi sang giàu tột bực, xứ sở của phù hoa đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu riu rít, danh hoa dua thắm, gió đung đưa thoang thoảng mùi hương”. Phòng chúa đặt sập vàng, cắm nến to trên giá đồng, bày ghế rồng sơn son thếp vàng, nệm gấm. Những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Chỉ là cái điếm để Hậu mã quân túc trực thôi mà cũng có đủ cả “cây lạ lùng”, “những hòn đá kì lạ”, “cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp”. Lê Hữu Trác trên đường vào phủ chúa đã bước chân qua hết Quyển bồng đến Gác tía rất cả đều “thật là cao và rộng”. Khung cảnh tráng lệ, nguy nga đó đã tạo cho ông một cảm giác thú vị, chẳng khác nào “Ngư phủ lạc vào Đào Nguyên” thuở trước.

Tuy nhiên, nhà văn vẫn đứng về phía người dân thường chứ không phải về phía vua chúa. Trong mắt ông, cảnh đẹp Trịnh phủ hoàn toàn tương phản trái ngược với con người. Cảnh vật càng lộng lẫy xinh tươi thì con người càng nhợt nhạt, héo hon thiếu hẳn sinh khí, nên toàn cảnh nhìn chung là nặng nề và âm u. Ớ đây con người tuy nhiều “qua lại như mắc củi” nhưng đều nhòa nhạt như những chiếc bóng, những bức tượng thầm lặng, những cỗ máy cứng nhắc. Không sao có được những con người có thần thái sống động, linh hoạt dù chỉ là một đôi mắt tinh anh hay một dáng vẻ tràn đầy sinh lực. Có chăng là cái mặt phân của những cung nhân héo hắt hay cái da mặt đã khô kiệt của đứa trẻ… rốn lồi to, gân thời xanh, chân tay gầy gò… nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức… Thật đúng như lời chẩn bệnh của tác giả cũng là một thần y thời đó: Theo ý tôi, dó là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. Bệnh hoạn này của đứa con trai của Trịnh Sâm, cái người sẽ làm chúa nay mai cùng chính là hậu quả, là con đẻ của lạc thú xa hoa. Do lốì sống giam hãm mình trong chốn cấm cung đầy xa hoa lạc thú và bệnh hoạn, không có sự trong lành cho sự sống lành mạnh của người thường, nên cha con Trịnh Sâm lại càng suy kiệt.

3. Hãy đọc kế tiếp đó đơn thuốc của Đông cung Thái tử Trịnh Cán do Hải Thượng Lãn Ông cho: “sáu mạch tế, sác và vô lực, hữu quan yếu, hữu xích lại càng yếu hơn. Ấy là tì âm hư, vị hỏa quá thịnh, không giữ được khí dương nên âm hỏa đi càn. Vì vậy, bên ngoài thấy cố trướng, đó là tượng trưng ngoài thì phù, bên trong thì trống…” Ngôn ngữ thầy thuốc chính xác, chân thực nhưng từng câu từng chữ lại lung linh gợi mở. Dường như tác giả không chỉ định bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm mà còn định bệnh cho cả xã hội phong kiến, giai cấp phong kiến chúa Trịnh vua Lê lúc bấy giờ.

Sau cùng khép lại đoạn trích là tâm tư đáng kính nể của tác giả, một danh y đầy đức độ. Nhà văn, thầy thuốc Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không màng danh lợi nên lo sợ: “nếu mình làm có kết quả ngay thì bị danh lợi nó ràng buộc không làm sao về núi được nữa. Chi bằng ta dùng phương thuốc hòa hoãn nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu”. Nhưng rồi tiếp đó ông lại nghĩ “Cha ông minh đời đời chịu ơn nước, ta phải dốc cái lòng thành để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được”.

Cách suy nghĩ vừa nói trên không chỉ thể hiện bậc danh y này là người trung thực không làm trái với lương tâm mà còn cho thây ông là người có y đức lớn xem chúa cũng là một con bệnh như bao con bệnh đáng thương khác.

4. Cách viết của nhà văn ở đây đã đem nhiều hứng thú lại cho người đọc. Thú vị nhất là văn kí sự của ông có sự kết hợp tốt giữa ghi chép sự việc một cách chân thực, chọn lọc và thế’ hiện những suy nghĩ, cảm xúc vừa bộc lộ nhân cách của mình, nhân cách của một bậc danh y đầy đức độ, tài năng. Mỗi chữ mỗi lời trong đoạn văn trích này vừa có tính chính xác, rõ ràng của một nhà khoa học, vừa giàu cảm xúc của trái tim một nhà nghệ sĩ lớn.

Mai Thu

0