Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Hướng dẫn I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN BÀI Để bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu. "Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?" (Một khúc ca) a) Tìm hiểu đề – Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề sống đẹp đối với mọi người đặc biệt là thanh niên học ...
Hướng dẫn
I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN BÀI
Để bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu.
"Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?"
(Một khúc ca)
a)Tìm hiểu đề
– Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề sống đẹp đối với mọi người đặc biệt là thanh niên học sinh chúng ta ngày nay.
– Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống phải biết cống hiến, trách nhiệm của mình với cuộc đời được coi là người sống đẹp. Để sống đẹp, con người cần phải rèn luyện những phẩm chất trách nhiệm, vị tha, luôn luôn biết sống vì mọi người, "sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".
– Với đề bài này, cần sử dụng các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
– Bài viết này cần sử dụng các tư liệu thuộc lãnh vực đời sống và văn học để làm dẫn chứng, chủ yếu là dùng tư liệu thực tế. Có thể sử dụng thơ văn vừa phải để dẫn chứng (nếu nhiều sẽ lạc sang nghị luận văn học).
b) Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Có thể chọn một trong các cách mà sách giáo khoa nêu ra: diễn dịch, quy nạp, phản đề. Từ đó có thể dẫn câu thơ của Tố Hữu rồi nêu phương hướng sẽ giải quyết vấn đề như thế nào?
Thân bài: Thế nào là sống đẹp: sống đẹp là sống có lí tưởng, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình và xã hội.
– Có thể dẫn chứng một số gương sống đẹp trong đời sống và trong văn chương.
– Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp, chưa đẹp: sống thiếu trách nhiệm, buông thả, chỉ biết hưởng thụ, không cống hiến, chỉ biết đòi hỏi quyền lợi, không chú ý đến nghĩa vụ, ích kỉ, thiếu vị tha.
– Làm thế nào, biện pháp phấn đẩu ra sao để có thể sống đẹp.
Kết bài: Con người phải phấn đấu, rèn luyện để sống đẹp, vì đây chính là chuẩn mực cao nhất trong nhân cách của mỗi chúng ta.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1.
a) Vấn đề mà Gi. Nê-ru đưa ra nghị luận là văn hóa và sự khôn ngoan.
Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy có thể đặt tên cho văn bản.
b) Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận.
c) Cách diễn đạt trong văn bản.
Bài tập 2.
– Giải thích khái niệm
+ Lí tưởng: Điều thỏa mãn tới mức tuyệt đối một ước vọng cao đẹp.
+ Cuộc sống: cuộc đời.
– Ý nghĩa câu nói của nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi: Sống phải có lí tưởng. Có lí tưởng thì cuộc sống mới có ý nghĩa.
– Vấn đề quan trọng của lí tưởng trong cuộc sống con người: con người phải có lí tưởng. Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường soi rõ con đường phấn đấu của con người.
Nêu suy nghĩ của bản thân đối với ý thức của nhà văn Nga Lép Tôn- xtôi: ý kiến của nhà văn rất xác đáng. Con người phải có lí tưởng thì cuộc sống mới thật sự có ý nghĩa.
Mai Thu
Từ khóa tìm kiếm:
- đề hsg văn 9 lí tưởnglí là ngon