31/05/2017, 12:26

Cảnh Thúy Kiều báo oán

Mới thông cảm với ý muốn trả thù và nỗi căm giận chính đáng kết tinh trong lời nói mỉa mai ấy. Và chăng Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan chứ không phải như Thúy Vân, giản đơn đến mức vô tư, nên cách trả thù đầu tiên phải là một ngọn roi tinh thần cho đúng với lẽ đời “Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”. ...

Mới thông cảm với ý muốn trả thù và nỗi căm giận chính đáng kết tinh trong lời nói mỉa mai ấy. Và chăng Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan chứ không phải như Thúy Vân, giản đơn đến mức vô tư, nên cách trả thù đầu tiên phải là một ngọn roi tinh thần cho đúng với lẽ đời “Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”.

Một con người đa sầu đa cảm đến mức có thể tuôn lệ khóc người đời xưa như Thúy Kiều không phải sinh ra để hành hạ bất cứ một ai, nhưng vì “Hay đâu địa ngục ở miền trần gian” nên cần có sự trừng trị những thế lực xấu xa, tàn bạo.

Và thanh gươm vô tư vừa được sai khiến “mời đến Thúc lang” nay trở thành một hình ảnh quyết liệt, ở trong tư thế sẵn sàng trừng trị. “Dưới cờ gươm tuốt nắp ra” đợi chờ cô tiểu thư con quan Lại bộ, tội nhân nặng nhất. Trong truyện, kẻ lừa dối, đày đọa Thúy Kiều không phải là ít và suyxét kĩ càng mới có thể khẳng định ai nặng tội hơn ai. Nhưng trong lúc này, Hoạn Thư là kẻ gây ra vết thương mới nhất trong lòng Kiều. Đấy lại là một sự đày đọa về tinh thần (Hoạn Thư để phần đánh đập Thúy Kiều cho Hoạn Bà) nhưng chính vì thế, Kiều càng bị giày vò, đau đớn hơn. Và Thúy Kiều mở đầu cuộc gặp gỡ bằng một lời nói mát mẻ:

Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Kiều dùng lối xưng hô như khi mình còn ở thân phận Hoa nô để gọi Hoạn Thư. Chỉ hai chữ “tiểu thư” đầy mỉa mai ấy, cũng đủ để Hoạn Thư thấm thìa hết cái thực tại trớ trêu: xưa kia, ta muốn bắt người là bắt được, muốn bắt khoan bắt nhặt đến lời, muốn “Làm cho đau đớn ê chề cho coi” cũng đều làm được. Vậy mà bây giờ lại phải khấu đầu dưới trướng của chính kẻ đã từng làm Hoa nô cho mình.

Có nhớ lại nỗi đau khổ của Thúy Kiều khi hầu rượu, hầu đàn, khi:

Người vào chung bóng loan phòng

Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

Mới thông cảm với ý muốn trả thù và nỗi căm giận chính đáng kết tinh trong lời nói mỉa mai ấy. Và chăng Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan chứ không phải như Thúy Vân, giản đơn đến mức vô tư, nên cách trả thùđầu tiên phải là một ngọn roi tinh thần cho đúng với lẽ đời “Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”.

Chỉ một ngón đòn ấy cũng đã đủ hả dạ, Thủy Kiều chuyển qua câu chuyện trang nghiêm thực sự, nàng thừa nhận Hoạn Thư là người đàn bà hiếm có “Đàn bà dễ có mấy tay”... nhưng tính cách khác thường ấy lại không phù hợp với tính cách chung của phụ nữ: “Dễ dàng là thói hồng nhan”. Và lời lẽ, ý tứ đay đi đay lại đe dọa một cuộc trừng phạt đích đáng người phụ nữ không có tấm lòng đôn hậu của nữ giới:

Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan

(...) Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều.

Kiều đã báo trước với Thúc Sinh, Hoạn Thư bị lói ra hỏi tội trước tiên, tiếp đó là những lời mỉa mai, đay nghiến... tất cả những tín hiệu nói trên khiến mọi người đều có thể hình dung được tính chất quyết liệt của cuộc trả thù.

Nhưng Hoạn Thư bước vào màn kịch. Và tình thế xoay chuyển hẳn. Nhân vật như trở thành người sáng tác, người đóng vai trở thành đạo diễn. Chỉ thoáng qua một giây phút sợ hãi “hồn lạc phách xiêu” ban đầu (Nguyễn Du không miêu tả kĩ càng và cụ thể nỗi sợ hãi của Hoạn Thư như đã miêu tả Thúc Sinh), Hoạn Thư đã có thể chủ động tinh thế. Trong khi đang “khấu đầu dưới trướng”, Hoạn Thư “liệu điều kêu ca”, nhanh chóng tìm ra một con đường giải thoát.

“Dễ dàng là thói hồng nhan” - điều đó rất đúng. Nhưng còn một quy luật nữa của nữ giới mà phu nhân đã quên:

Rằng tôi chút phận đàn bà

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

Đây cũng là “thường tình” của “thói hồng nhan” (chút dạ đàn bà). Nó là một chân lí của lòng người, giống như quy luật của sự vật tự nhiên “ớt nào là ớt chẳng cay, gái nào là gái chẳng ghen chồng” như dân gian đã nói. “Lẽ thường” ấy đâu phải chỉ tồn tại ở Hoạn Thư, mọi người – kểcả Thúy Kiều, cũng bị lỗi vào quỹ đạo ấy mà thôi.

Chỉ với một lí lẽ đó, Hoạn Thư gạt tất cả lẽ chung, tình riêng ra và nhận lỗi về mình: dù có cơ sở chính đáng đi chăng nữa, tôi cũng đã có “quá tay” trong xử trí (trót lòng gây việc chông gai). Đến đây Hoạn Thư đã dồn Thúy Kiều vào chỗ “đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại” đúng như Kiều nói:

Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen.

Cuối cùng Hoạn Thư đánh vào tình cảm và sĩ diện của đối phương dù nói gì chăng nữa, con đường thoát duy nhất của tôi cũng là ở tấm lòng trung hậu của phu nhân!

Chỉ với tám câu thơ, Nguyễn Du đã để cho Hoạn Thư rào trước đón sau, tình riêng lí chung, tội mình lượng người... đưa ra đầy đủ, thứ lớp phân minh. Quả đúng là nói điều ràng buộc thì tay cũng già. Một con người đã đạo diễn nên màn kịch trớ trêu làm ra con ở chúa nhà đôi nơigiữa Thúc Sinh và Thúy Kiều; một con người “cười cười nói nói ngọt ngào” khi bắt gặp chồng với vợ thiếp tình tự...; con người như thế sẽ đủ sức tự cứu mình trong tình huống căng thẳng, chứ không cần đến anh chồng - lúc này chắc cũng chưa hoàn hồn - giúp đỡ. Với màn trả ân báo oán, Hoạn Thư xuất hiện lần cuối cùng trong truyện và tính cách được hoàn chỉnh một cách tuyệt diệu dưới ngòi bút tài tình của đại thi hào họ Nguyễn.

Vậy thì với lí lẽ trần tình ấy, với thái độ nhận lỗi ấy của Hoạn Thư, tất nhiên Thúy Kiều phải đi đến chỗ truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.

Trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân để Hoạn Thư được tha chết, nhưng còn bị Kiều sai người lột hết quần áo, đánh cho một trăm roi khiến Hoạn thị như cá rơi than nóng, lươn phải nước sôi kêu rầm trời, mình quay như chong chóng, khắp thân thể không còn chỗ nào lành lặn và rồi chàng Thúc về thuốc men chạychữa nửa năm trời mới khỏi. Có thể mỗi tác phẩm đều có khuynh hướng tư tưởng riêng biệt. Nhưng xử sự phân minh, tha bỗng dứt khoát như ở tác phẩm Nguyễn Du cũng là một nét làm sáng tỏ thêm toàn bộ tính cách Thúy Kiều. Cách xử lí này càng làm cho tính cách Thúy Kiều trở nên nhất quán, Kiều có đủ thông minh để nhận thức được rằng có những lúc Hoạn Thư có chân thành thương tình, phục tài nàng - có nghĩa là trong một mức độ nào đó, có “tri ngộ” Thúy Kiều. Tình xưa nghĩa cũ với chàng Thúc cũng khiến Kiều không nỡ trừng phạt Hoạn Thư. Nhưng căn bản nhất vẫn là do tấm lòng nhân hậu của Thúy Kiều. Con người chịu đau khổ là con người có thể thấu hiểu nỗi khổ đau của người khác. Vốn bản chất trung hậu, khi bắt đầu gắn bó với Thúc Sinh, Thúy Kiều cũng hiểu rằng mình đã xâm phạm đến hạnh phúc người khác. Nàng đã từng nói với Thúc Sinh:

Bấy lâu khăng khít dải đồng

Thêm người thì cũng chia lòng riêng tây

Vẻ chi chút phận bèo mây

Làm cho bể ái khi đầy khi vơi

Trăm điều ngang ngửa vì tôi

Thân sau ai chịu tội trời ấy cho?...

(...) Tin nhà ngày một vắng tin

Mặn tình cát lũy, lạt tình tao khang

Chắc hẳn, Thúy Kiều có phần nào thông cảm được với nỗi đau khổgiày vò Hoạn Thư:

Lửa tâm càng dập càng nồng

Trách người đen bạc, ra lòng trăng hoa.

                                    (Lược trích: Đặng Thanh Lê Giảng văn Truyện Kiều).

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0