Soạn bài Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Nên gần gũi, tiếp xúc thân mật để học tập các bạn tốt, thắng thắn góp ý giúp đỡ các bạn còn non yếu mặt này, mặt khác, cần chú ý chọn bạn mà chơi. 1. Mở bài - Ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh đối với con người. - Dẫn vào câu tục ngữ. 2. ...
Nên gần gũi, tiếp xúc thân mật để học tập các bạn tốt, thắng thắn góp ý giúp đỡ các bạn còn non yếu mặt này, mặt khác, cần chú ý chọn bạn mà chơi.
1. Mở bài
- Ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh đối với con người.
- Dẫn vào câu tục ngữ.
2. Thân bài
* Ý nghĩa câu tục ngữ:
- Nghĩa đen: gần mực, mực dây ra quần áo, tay chân. Gần đèn đang thắp sáng thì ánh đèn sẽ tỏa sáng làm rạng rỡ thêm gương mặt người.
- Nghĩa bóng: gần gũi tiếp xúc thường xuyên với người xấu sẽ bị tiêm nhiễm thói xấu, tật hư và ngược lại nếu thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với người tốt, ta cũng sẽ dễ dàng học tập đểcó được những phẩm chất tốt đẹp.
Trong cuộc sống rộng rãi, gần gũi tiếp xúc thường xuyên với người xấu, môi trường xấu, con người dễ bị lây lan tiêm nhiễm thói xấu tật hư và ngược lại, gần gũi tiếp xúc thường xuyên với người tôi, hoàn cảnh tốt, con người sẽ dễ học tập tiếp thu được những phẩm chất tốt đẹp.
* Vì sao “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng?”
- Con người bị chi phối, nói cách khác, là chịu ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh xung quanh, đặc biệt là tuổi thanh thiếu niên học sinh: các em dễ bắt chước nhau, dễ bị tập thểlôi cuốn và cảm hóa.
- Dẫn chứng.
- Tuổi nhỏ chưa được trui rèn, vì vậy, chưa đủ khả năng đểnhìn nhận, đánh giá được mọi sự việc trong đời sống thường nhật, thường dễ a dua và đua đòi.
- Dẫn chứng.
- Tâm hồn thanh thiếu niên trong sạch như tờ giấy trắng. Điều hay, điều dở đều dễ tác động vào.
* Bài học có được từ câu tục ngừ trên:
- Biết được tác động lớn của hoàn cảnh, môi trường sinh hoạt đặc biệt là môi trường bè bạn đối với thanh thiếu niên và học sinh trong việc hình thành nhân cách của các em. Từ đó nên gần gũi tiếp xúc, thân mật với bạn tốt và không nên làm thân a dua, bắt chước, đua đòi theo người xấu.
- Chú ý đến việc rèn luyện sửa mình: đấu tranh bảo vệ điều thiện, phê phán điều ác.
- Con người có thểtác động lại hoàn cảnh, môi trường sống của mình.
3. Kết bài
-
- Cần tu dưỡng, rèn luyện bản thân tạo cho mình sức mạnh tinh thần không chạy theo cám dỗ vật chất, thị hiếu tầm thường.