Thuyết minh về một loại lúa.
Không biết từ bao giờ và ai là người đầu tiên phát hiện ra vạt lúa bạt ngàn trên cánh đồng hoang dã, chưa có dấu cày bừa. Có phải trời thương con người lâm vào cảnh đói, trời cho lúa xuống, sinh ở chôn hoang vu, trổ hạt cứu dân nghèo? Hoặc giả, giữa chốn mù mù cỏ dại, không dấu chân người, những ...
Không biết từ bao giờ và ai là người đầu tiên phát hiện ra vạt lúa bạt ngàn trên cánh đồng hoang dã, chưa có dấu cày bừa. Có phải trời thương con người lâm vào cảnh đói, trời cho lúa xuống, sinh ở chôn hoang vu, trổ hạt cứu dân nghèo? Hoặc giả, giữa chốn mù mù cỏ dại, không dấu chân người, những hồn thiên cổ thương xót cháu con lận đận, đói lòng, đêm khuya họ về vạch cỏ, gieo lúa xuống đồng, hóa phép sinh sôi, cứu nạn cho cháu con. Lúa mọc mù mịt và sống khỏe như... ma, không sâu bọ nào phá nổi, ...
Thế hệ hôm nay hầu như không mấy ai biết cây lúa trời, nhất là lứa tuổi thanh niên đến lớp người trung niên.
Lúa trời là loại lúa mọc hoang trên những cánh đồng hoang dã xưa kia. Những năm 30 của thế kỉ XX, lúa trời vẫn còn là loại thực phẩm cứu giúp dân nghèo sống trong những làng quê heo hút ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang. Nhờ lúa trời mà những người cùng khổ vượt qua ngày tháng thiếu đói ngặt nghèo.
Lúa trời có thể coi là đặc sản kì lạ ở đồng bằng sông Cửu Long thuở ấy. Lúa không ai trồng mà mọc, quả là của trời cho. Có phải vì thế mà người ta gọi là lúa trời? Có nơi còn gọi là lúa ma.
Lúa trời rất lạ. Lạ từ cái tên đến cái sức sống vững bền của nó. Lạ hơn nữa cho đến nay một vài nơi trong Đồng Tháp Mười còn “đập lúa trời” nhưng chưa ai thống kê diện tích, chưa nhà khoa học nào nghiên cứu nó và,cũng chưa ai biết được cội nguồn giống lúa tự sinh này, dù chỉ bằng huyền thoại.
Lúa trời tự mọc giữa đồng bãi hoang sơ, tự trưởng thành mà không cần bàn tay người chăm sóc. Xưa kia, giang sơn, bờ cõi của lúa trời ở những vùng đồng hoang heo hút, con người đến với nó phải vào tận đồng sâu chưa khai phá. Ví như Ba Thê, Láng Linh, Láng Cháy (An Giang), Nam Thái Sơn, Vĩnh Điều (Kiên Giang), Ba Sao, Mĩ Quý, Láng Biển (Đồng Tháp Mười), Mộc Hóa (Long An).
Giờ đây, lúa trời gần như tuyệt chủng ở An Giang. Vài nơi trong miệt Đồng Tháp Mười, gần biên giới còn lác đác từng chòm, mỗi nơi vài công, vài mẫu. ỞKiên Giang liệu lúa ấy có còn? Tôi cũng chưa có dịp về đồng ruộng Long An tìm lại giống lúa đáng yêu này.
Thuở họ hàng cây lúa Thần Nông chưa đến châu thổsông Cửu Long, giống lúa Sạ (còn gọi là lúa nổi, lúa mùa) khắp đồng ruộng mền Tây Nam Bộ, lúa trời đã có một chỗ đứng trong lòng dân nghèo. Tháng 8, tháng 9, tháng 10 âm lịch, đồng nước mênh mông như biển lớn, lúa Sạ còn đang chạy đua với nước, ngày gặt hái còn xa, dân nghèo làm gì có lúa dự trữ để ăn giáp hạt. Rau muông đồng, bông điên điển, con cá, con cua nhọc nhằn lắm mới kiếm được cũng chỉ đắp đổi sống từng ngày. Gặp khi mưa gió dầm dề, không uế liều mạng ra đồng, những người khôn khó đành ngồi bó gối, treo niêu,
Không biết từ bao giờ và ai là người đầu tiên phát hiện ra vạt lúa bạt ngàn trên cánh đồng hoang dã, chưa có dấu cày bừa. Có phải trời thương con người lâm vào cảnh đói, trời cho lúa xuống, sinh ở chôn hoang vu, trổ hạt cứu dân nghèo? Hoặc giả, giữa chốn mù mù cỏ dại, không dấu chân người, những hồn thiên cổ thương xót cháu con lận đận, đói lòng, đêm khuya họ về vạch cỏ, gieo lúa xuống đồng, hóa phép sinh sôi, cứu nạn cho cháu con. Lúa mọc mù mịt và sống khỏe như... ma, không sâu bọ nào phá nổi, kế cả các loại chuột, loài trích cũng chào thua.
Cứ thế, hàng năm đến hồi giáp hạt, những người quá đổi túng cùng, chống xuồng vào đồng hoang, láng vắng “đập lúa” về ăn. Lúa trời người ta không gặt mà đập bằng sào.
Cây lúa trời cứng cỏi, lá to, hạt nhỏ, cuối hạt thò ra cái đuôi to hơn sợi tóc, dài hơn hạt. Đến mùa không chín rộ đều bông như các giống lúa người trồng. Hạt chín lưa thưa xen lẫn lớp hạt còn xanh. Gặt cả đem về đâm ra phí phạm “của trời”. Một người xưa nào đó nghĩ ra kiểu cách thu hoạch khá thông minh - sự thông minh thô thiển của con người cần vượt qua cảnh ngộ thắt ngặt để tồn sinh.
Có lẽ ít người chú ý một cảnh đẹp và sinh động trên màn ảnh truyền hình hàng đêm, trong tiết mục “Dự báo thời tiết”. Một chiếc xuồng con lướt trong dám lúa. Be xuồng cặp tấm phên che, đằng lái một người chống sào và một người khác cầm sào gạt mạnh từng mảng lúa vào phên, xoàn xoạt, xoàn xoạt. Những hạt lúa chín rơi xuống lòng xuồng. Cảnh “đập lúa trời” đấy. Bạn nào quay đoạn phim tài liệu ấy, đáng là nghệ sĩ biết trân trọng hồnquê.
Hai người thay nhau đập, hết cả ngày chở lúa về xay, giã, nấu ăn. Hạt xanh còn lại, vài hôm sau chín tiếp, người ta lại vào đậpnữa. Cứ thế chống đói qua ngày.
Ngày xưa, khi nhiều vùng còn lắm “đất lâm”, chưa khai phá, lũ lụt liên tiếp, mùa màng mất trắng, lúa trời trở thành “cứu tinh” thật sự của người cùng khổ trong buổi gieo neo. Nhưng đến nay hầu như người ta đã quên đi và không có một chút hoài niệm về dĩ vãng lao đao trong đời sống xưa kia, quên người bạn đã cứu mình trong cơn nguy biến.
Dù vậy, lúa trời vẫn còn nấn ná vài nơi trong vùng Đồng Tháp Mười, hạt gạo vẫn ngon, vẫn nuôi được con người.
Tôi nghĩ đến lúa trời như một giá trị nhân văn.
Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
Bài làm
Lớn mạnh trong 30 năm thái bình, sản lượng lúa Việt Nam tăng gấp 3,5 lần, từ 11,6 triệu tấn năm 1975 đến 35,6 triệu tấn năm 2004, trên diện tích gieo trồng từ 5,6 triệu ha lên 7,3 triệu ha, năng suất bình quân từ 2,2 tấn/ha tăng lên 4,9 triệu tấn/ha. Sự gia tăng to lớn này đã đưa Việt Nam lên hàng thứ hai các quốc gia xuất khẩu gạo thế giới. Mặc dù có gia tăng nhanh sản lượng lúa, lợi tức và đời sống của nông dân Việt Nam tuy có tăng hơn trước nhưng tăng rất chậm, chưa tương xứng với tốc độ tăng của các khu vực khác. Người dân nông thôn tuy được xóa nghèo phần lớn theo tiêu chuẩn nhà nước, nhưng tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày trở nên trầm trọng giữa thành thị và nông thôn, và trong cùng địa bàn.
Sau ngày 30-4-1975, Nhà nước Cách mạng đã tập trung chỉ đạo một chính sách an toàn lương thực (ATLT) trên toàn quốc, mọi công dân Việt Nam đều tham gia sản xuất lương thực, kể cả tự túc lương thực tại chỗ. Phong trào thuỷ lợi đã triển khai khắp các tỉnh một cách quyết liệt. Phong trào phá rừng để trồng lúa được thực hiện một cách chính quy từ vùng núi xuống các cánh rừng tràm đất chua phèn. Nhờ thế diện tích lúa cao sản tăng nhanh. Các đơn vị nghiên cứu lúa được tăng thêm nhiều.
Có giống lúa mới, có kĩ thuật mới, nhưng nông dân các tỉnh phía Nam vẫn chưa sản xuất đúng tiềm năng trong các đoàn sản xuất và hợp tác xã nông nghiệp. Đến năm 1981, sự đổi mới chính sách của Đảng và Nhà nướccho phép nông dân cả nước được giao đất khoán sản phẩm lúa. Nông dân nhận đất khoán rất phấn khởi nên đầu tư hết công sức vào đất khoán của mình. Sản lượng lúa tăng nhanh ngay trong hai năm đầu đổi mới: năm 1981: 15,1 triệu tấn, và năm 1982 lên 16,6 triệu tấn. Nhưng từ năm 1982 trở đi, sản lượng tăng chậm hơn, mà đến năm 1987 đã sụt xuống dưới 18 triệu tấn so với năm 1986. Lí do chính là nông dân chán nản vì kiểukhoán đất không ổn định, không hết lòng đầu tư cho mảnh đất mà mình chưa làm chủ được. Chủ trương “khoán 10”công bốnăm 1988, cho phép nông dân được giao khoán đất - quyền sử dụng đất - lâu dài, được thừa kế và chuyển nhượng. Trong khi đó, giá cả nông sản và vật tư nông nghiệp cũng được quy về một giá, thay vì hai giá như trước đó. Kết quả là nông dân phấn khởi, nhanh chóng đầu tư toàn lực cho mảnh đất mình được giao quyền sử dụng lâu dài của mình, đẩy mạnh sản xuất lúa. Sang năm sau, cả nước Việt Nam đâu cũng dư lúa, cơ quan lương thực không còn khó khăn trong việc mua lúa của dân. Bắt đầu từ tháng 9-1989 đến cuối năm, Việt Nam đã xuất 1,79 triệu tấn gạo đầu tiên sau ngày hòa bình. Từ đó sản lượng tăng lên mỗi năm khoảng 1 triệu tấn lúa, cho đến năm 2004, sản lượng lúa đạt mức 35,6 triệu tấn.
Lúa quá nhiều, nhưng giá lúa không cao trong khi chi phí sản xuất chưa kéo xuống được bao nhiêu, cho nên lợi tức của nông dân trồng lúa chưa được cải thiện so với vật giá khác trong nước. Họ cần được đầu tư để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng nhằm có thêm thu nhập. Đến năm 2000, mới có nghị quyết của Chính phủ cho phép nông dân các địa phương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sao cho lợi tức nông hộ được tăng thêm. Những hệ thống canh tác lúa - tôm, lúa - cá, lúa - mùa., đang được nông dân hưởng ứng.
Trong thời buổi toàn cầu hóa, hạt gạo Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hạt gạo của các nước khác, chỉ có một lối thoát cho nông dân Việt Nam là phải nâng cao trình độ sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật để tăng chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm và giảm giá thành sản xuất. Nông dân ta cần nghiêm khắc theo đúng những hướng dẫn kĩ thuật nông nghiệp hiện đại để dễ tiêu thụ được sản phẩm một cách ổn định chắc chắn, nhất là khi bà con nông dân trong hợp tác xã nông nghiệp và các công ty kinh doanh gạo cùng bắt tay nhau thật khăng khít. Doanh nghiệp tồn tại và phát triển khi có nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng và an toàn vệ sinh từ hợp tác xã nông nghiệp. Trong khi đó, hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục phát triển, mọi nông dân tăng lợi tức khi được doanh nghiệp bao tiêu đúng loại sản phẩm mà doanh nghiệp cần. Mối gắn bó này phải nhanh chóng được thiết lập và duy trì thì khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến mới có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế thời hội nhập.