Phân tích và nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc cảnh ba vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ.
Đây là hai mẩu lời thoại trong vở kịch “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ. Lời thoại sắc sảo thể hiện rõ tính cách và tâm địa nhân vật, thể hiện hành động và xung đột kịch một cách mạnh mẽ và quyết liệt, đầy ấn tượng. Hoàng Việt Muốn tăng sản xuất, phải đầu tư. Khâu cần đầu tư trước tiên là ...
Đây là hai mẩu lời thoại trong vở kịch “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ. Lời thoại sắc sảo thể hiện rõ tính cách và tâm địa nhân vật, thể hiện hành động và xung đột kịch một cách mạnh mẽ và quyết liệt, đầy ấn tượng.
Hoàng Việt Muốn tăng sản xuất, phải đầu tư. Khâu cần đầu tư trước tiên là con người. Đến cái máy cũng phải có đủ nhiên liệu nỏ mới làm việc được, (với mọi người) Và phải là ra trò! Cái dở lâu nay cửa chúng ta là: người chăm và kẻ lười được đối xử như nhau, người tài năng và kẻ dốt nát đều hưởng chung một mức quyền lợi, thậm chí có kẻ không làm gì cả, chỉ ngồi phán thôi lại được vì nể hơn những người đã vất vả cống hiến...
Lê Sơn (đến bên Việt) - Ảnh vội vã quá! Anh đã đánh giá thấp đồng chí phó giám đốc của chúng ta! Con người ấy đã từng đánh đổ bốn đời giám đốc. Hắn thuộc loại người nếu bắt tay mình, mình phải xem lại tay có còn đủ năm ngón không?...
Đây là hai mẩu lời thoại trong vở kịch “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ. Lời thoại sắc sảo thể hiện rõ tính cách và tâm địa nhân vật, thểhiện hành động và xung đột kịch một cách mạnh mẽ và quyết liệt, đầy ấn tượng.
Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch tài năng. Bài thơ “Tiếng Việt” của ông được nhiều người thuộc và yêu thích. Ông đểlại khoảng 50 vở kịch, phần lớn đã được dàn dựng thểhiện một bút pháp nghệ thuật sắc sảo, nhạy bén đề cập đến hàng loạt vấn đề nóng bỏng của thời kì đổi mới những năm 80 của thế kỉ trước trên đất nước ta.
Vấn đề mới mẻ, xung đột dữ dội, tình huống kịch căng thẳng, lôi cuốn, lời thoại sắc sảo... là những nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật trong kịch của Lưu Quang Vũ.
Vở kịch “Tôi và chúng ta” có chín cảnh, đoạn trích này là cảnh ba phản ánh hiệp đầu giao phong giữa hai phái mới và cũ, tiến bộ và bảo thủ tại xí nghiệp Thắng Lợi.
Hoàng Việt giám đốc và Nguyễn Chính phó giám đốc là hai đối thủ trong cuộc xung đột giữa hai phái mới và cũ này.
Nguyễn Chính cho rằng muốn sản xuất thì phải theo đúng kếhoạch “cấp trên”, tuyển công nhân phải theo chỉ tiêu biên chế, bà trưởng phòng tài vụ cho biết “không có quỹ lương cho thợ hợp đồng”, muốn mua sắm nguyên liệu, vật tư “phải làm đúng những quy định”. Giám đốc Hoàng Việt tuyên bố: chúng ta phải chủđộng đặt ra kế hoạch, phải tuyển thêm thợ hợp đồng, mức sản xuất của xí nghiệp sẽ tăng lên năm lần, lương mỗi công nhân sẽ tăng bốn lần. Phải dừng việc xây nhà khách để trả lương công nhân trong hai tháng, sau đó sẽ hoàn lại. Công nhân sẽ không phảilo “bện thừng gia công kiếm thêm nữa”. Muốn tăng sản xuất thì phải đầu tư, trước tiên là con người, đểchấm dứt tình trạng vô lí, bất công: “người chăm và kẻ lười được đối xử như nhau, người tài năng và kể dốt nát đều hưởng chung một mức quyền lợi, thậm chí có những kể không làm gì cả, chỉ ngồi phán thôi, lại được vị nể hơn những người đã vất vả cống hiến”. Những chức vô tích sự như chức quản đốc Trương thì sẽ được bốtrí làm nhiệm vụ khác, bởi lẽ: “Không có chức vụ nào quan trọng cả. Chỉ có hiệu quả công việc là quan trọng”. Ai làm được nhiều sản phẩm sẽ được hưởng lương cao, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền.
Muốn phát triển sản xuất thì cần mua thêm máy móc, nhiên liệu, nguyên liệu, phải sửa chữa các máy móc hỏng. Phải dùng séc, tiền mặt để mua sắm. Giám đốc lệnh cho phòng tài vụ phải cấp tiền cho tổ sửa chữa mua sắm và khẳng định: “Tôi chịu trách nhiệm”. Nhưng bà trưởng phòng tài vụ không chịu chi. Phó giám đốc Nguyễn Chính đã phê phán giám đốc: “Đồng chí bất chấp các quy định nghiêm ngặt của cả một hệ thống các cơ quan tài chính, ngân hàng, lao động, vật tư...”.
Phải bảo thủ Nguyễn Chính chống trả rất quyết liệt. Có lúc là bằng nguyên tắc, nghị quyết Đảng uỷ, có khi lại lên giọng đạo đức ân tình: “Cái cơ chếmà đồng chí mạt sát ấy tồn tại bền vững mấy chục năm nay. Nhờ nó mà chúng ta hôm nay có chủ nghĩa xã hội như ngày hôm nay, hạt gạo đồng chí ăn, cái áo đồng chí mặc và cả chính con người đồng chí nữa đã được rèn luyện và trưởng thành trong cơ chế ấy. Đừng vội phủ nhận”.
Quan điểm của Hoàng Việt rất mới mẻ tiến bộ, rất biện chứng. Anh đã chỉ cho Nguyễn Chính và phe bảo thủ biết: “Sự vật không đứng yên, cuộc sống không đứng yên một chỗ, có cái hôm qua đúng, hôm nay nó là vật cản. Phải tìm cách phá bỏ...”
Qua đó, ta thấy tư tưởng bảo thủ, cơ chế bao cấp quan liêu đã bị tư tưởng đổi mới giáng cho những đòn mạnh mẽ, quyết liệt. Nhưng thế lực bảo thủ đâu đã chịu đầu hàng. Nguyễn Chính, một kẻ vô cùng xảo quyệt “từng đánh đổ bốn đời giám đốc”. Hắn thuộc loại người nham hiểm, ghê gớm, “loại người nếu bắt tay mình, mình phải xem lại tay kia còn đủ năm ngón không?”. Vả lại sau lưng hắn vẫn còn có bao thế lực, đó là Trần Khắc, đại diện ban thanh tra của Bộ!
Thật đáng buồn cho một cơ chế bao cấp bảo thủ “làm giả thì được huân chương, còn làm thật thì lại... no đòn!”.
Cái “tôi” mà Giám đốc Hoàng Việt nêu lên là một thái độ dứt khoát, rõ ràng: tôi làm, tôi chịu trách nhiệm; “chúng ta” là một tư tưởng lớn: chúng ta hăng say lao động, vì sự ấm no hạnh phúc của chúng ta, vì sự giàu đẹp của đất nước.
“Tôi và chúng ta” là đổi mới. Hơn 20 năm sau, trước sự đổi mới tốt đẹp của đất nước, ta càng thấy rõ vở kịch của Lưu Quang Vũ là một vở kịch hay và sâu sắc.
Đổi mới, quy luật tất yếu của cách mạng.
Đổi mới là để tồn tại và phát triển. Đổi mới được nói đến trong vở kịch của Lưu Quang Vũ thực sự là một cuộc đấu tranh đểtiến lên, vì ấm no hạnh phúc của mọi người, mọi nhà.
Đổi mới để làm đổi thay và phát triển đất nước. Hình ảnh Giám đốc Hoàng Việt đúng là con người của “chúng ta”.