Cân nặng của nhà du hành trên ISS? - Câu hỏi hay
Làm thế nào để theo dõi cân nặng tăng hay giảm của các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)? (Minh Sang) Các nhà khoa học làm việc trên ISS. Ảnh: NASA Mời độc giả đặt câu ...
Làm thế nào để theo dõi cân nặng tăng hay giảm của các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)? (Minh Sang)
Các nhà khoa học làm việc trên ISS. Ảnh: NASA |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Khoa học vũ trụ
- Phi hành gia làm bề mặt Mặt Trăng trở nên ấm hơn (8/6)
- NASA đánh thức tàu vũ trụ 'ngủ đông' 6 tháng (7/6)
- Ngày trên Trái Đất đang dài ra do Mặt Trăng (6/6)
- SpaceX phóng vệ tinh viễn thông lên quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh (5/6)
- Trung Quốc phóng thành công vệ tinh quan sát Trái Đất mới (3/6)
Trong chân không tuyệt đối, không ở gần bất kỳ thiên thể đủ lớn nào khác thì mọi vật thễ đều có trọng lượng = 0; 1 nguyên tử hay 1 hạt cát hay 1 phi hành, 1 con tàu không gian gia đều bằng 0. Nhưng có thể do ăn uống phi hành gia mập lên hoặc ốm đi thì cũng chẳng có cách nào cân được, trừ khi đến gần 1 thiên thể nào đó rồi bị lực hấp dẫn của thiên thể đó hút, từ đó sẽ có các công thức hấp dẫn của Issac Newton mà tính ra được trọng lượng tương quan của từng thứ. - (Truong Mỹ Vân)
Gắn nhà du hành vào 1 đầu lò xo, đầu còn lại của lò xo cố định. Cho con mắc lò xo dao động. Đo chu kỳ dao động. Từ đó tìm được khối lượng nhà du hành bằng công thức chu kỳ con lắc lò xo. Lò xo đã biết độ cứng k. - (trungly)
Người ta sẽ dùng 1 cân lò xo, dựa vào nguyên lí dao động điều hòa để tính ra trọng lượng của phi hành gia bạn nhé. - (Quynh Dung)
Bằng khối lượng riêng của không khí ở trển nhân với thể tích của người đó - (DH)
sức yếu ko nên bay vào không gian nha bạn - (alamanacocacola)
Buồn ghê, đa số các bạn đều bảo trong không gian lò xo khong dao động. Đến là nản. - (linh ngo phuong)
Dùng lò xo, phi hành gia sẽ tác động lực, máy dựa vào lực và gia tốc để tính ra khối lượng của phi hành gia theo công thức ĐL Newton 2: F=m*a - (MT)
mong mọi người nên suy nghĩ, lên gg seach nếu thấy cần thiết về 1 vấn đề mà các bạn chưa rõ.
nhiều bạn bảo là dùng ghế gắn lò xo (đã biết độ cứng) là hoàn toàn chính xác nhé. các bạn có thể cầm sách vật lý 11 hay 12 gì đó để đọc lại kiến thức, hoặc lên gg seach,,
chứ đừng chưa chi đã cmt phản bác lại không lại đk người khác cho là tay nhanh hơn não đấy
thân - (Devil'slord)
Chúng ta có công thức : F=m*a. Các phi hành gia sẽ bám vào 1 thiết bị chuyển động để đo lực và gia tốc. có lực và gia tốc ta có được khối lượng là : m=F/a - (Tori Kami)
Khối lượng (mass) của vật không đổi khi ra không gian phi trọng lực, trong khi Trọng lượng (weight) lại phụ thuộc gia tốc trọng trường, trên mặt đất, vật 1kg thì trọng lượng ~9.81N, nhưng khi ra không gian, trọng lực =0N, để "cân" phi hành gia đúng là dùng loxo để tính toán dựa vào tần số dao động và độ cứng loxo,...người ta tính khối lượng các hành tinh thông qua lực hấp dẫn với các hành tinh lân cận, chu kỳ quay và khoảng cách giữa chúng...
- (Dad Of Suri)
Cho du hành ngồi trên một ghế lò xo, tác dụng một lực để lò xo dao động, dựa vào chu kỳ dao động của lò xo để tính được khối lượng (lưu ý là khối lượng chứ không phải trọng lượng) sách vật lý lớp 12 - (Đỗ Duy Nhẫn)
Cho phi hành gia vào máy quay ly tâm rồi đo lực ly tâm - (dohuuba2004)
Có thể đo bằng thể tich không các bác. - (tran cuong)
Cân nặng ở đây cần hiểu là khối lượng (m). Dựa vào định luật II Newton (F = m • a), sẽ tính được khối lượng của phi hành gia.
Cụ thể phi hành gia sẽ được một tấm phẳng đẩy với 1 gia tốc cho trước (a), dựa vào lực tác động lên loadcell (F) sẽ tính ra khối lượng của phi hành gia (m). - (Đức Ryza)
.... Câu hỏi số 1. Động cơ thủy lực có hoạt động trong môi trường chân không hay không ?
.... Ví dụ: Tôi sử dụng một cái pittông được lấy hết chất khí bên trong ra ngoài sau đó bịt kín pittông lại không cho chất khí bên ngoài lọt vào. Trong môi trường áp suất khí quyển tôi sẽ dùng tay chuyển động xylanh tịnh tiến trên thành pittông để tạo ra phần không gian chân không bên trong pittông. Do sự chênh lệch về áp suất nên khi tôi thả tay ra, xylanh sẽ ngay lập tức chuyển động tịnh tiến trên thành pittông về vị trí ban đầu. Nhưng cũng với thí nghiệm đó bạn hãy đoán xem nếu tôi thực hiện môi trường chân không (không gian liên tinh) thì hiện tượng xãy ra sẽ như thế nào ?
a. Tôi sẽ không thể kéo xylanh ra khỏi pittông.
b. Tôi có thể kéo xylanh ra khỏi pittông và khi thả xylanh ra xylanh sẽ không chuyển động về vị trí ban đầu.
c. Tôi có thể kéo xylanh ra khỏi pittông và khi thả xylanh ra xylanh sẽ chuyển động về vị trí ban đầu.
d. Tôi có thể chuyển động xylanh tịnh tiến trên thành pittông thoải mái mà không có một lực nào khác tác động vào trừ lực ma sát giữa xylanh với thành pittông. - (Dương Hữu Nghị)
E=MC2 =>M=C2/E nha bạn - (NhiCa32t)
cơ thể tạo nên từ những tế bào, tính số lượng tế bào rồi cứ thế nhân lên, còn cách tính số lượng thế nào thì tớ chưa nghĩ ra :D - (tung)
Các bạn mà nói "không trọng lượng mà lò xo gì" Xin mời về học lại vật lý nhé. Lò xo hoạt động đàn hồi không liên quan đến lực hút trái đất nhé, Nếu có thì khi xoay ngang lò xo không hoạt động à?
Trả lời câu hỏi của bạn: Đúng là dùng lò xo và DL newton 2: F=ma.
Còn bằng chứng là link youtube do chính các phi hành gia trên ISS quay lại và giải thích nhé.
Thiết bị tên là SLAMMD, Đo khối lượng chứ không phải trọng lương nhé (mass = m). Lực tác động biết sẵn (do lò xo), chỉ cần đo gia tốc là biết được khối lượng. - (Nguyen Hoang Ha)
chịu thua.đi hỏi nhà bác học là biết ngay - (văn minh)
cho nhà du hành về trái đất cân là biết ngay tăng hay giảm.dễ thế mà cũng hỏi - (Trung)
. Coi như là hệ kín sẽ tính dc thôi. Đáp án là mò xo - (Doan Hong Nhung)
Trong mọi trường hợp, có thể dùng gia tốc kế để xác định khối lượng m khi đã biết gia tốc sinh ra a bơi một lực F cho trước. F=m.a - (Dung)
Quay về trái đất cân xong quay lại ISS xem cần tăng cân hay giảm. - (Khoát Đỗ Công)
đúng đó bạn. trong đề lý của mk nó cx ns vậy - (thuydieu20112000)