Vì sao tiếng nói trong máy ghi âm khác tiếng nói thật? - Câu hỏi hay
Khi chúng ta nói hoặc hát, ghi băng lại, cho dù máy ghi âm có tốt bao nhiêu thì khi phát lại băng, âm thanh mà ta nghe được không hoàn toàn giống tiếng nói của mình. Nhưng điều kỳ lạ là người khác nghe thì vẫn cảm giác được đó là giọng nói của chúng ta. Vì sao lại như ...
Khi chúng ta nói hoặc hát, ghi băng lại, cho dù máy ghi âm có tốt bao nhiêu thì khi phát lại băng, âm thanh mà ta nghe được không hoàn toàn giống tiếng nói của mình. Nhưng điều kỳ lạ là người khác nghe thì vẫn cảm giác được đó là giọng nói của chúng ta. Vì sao lại như thế? (Thái Dương)
Tần số giọng nói. Ảnh minh họa: Gigaom |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Âm thanh bạn phát ra đi từ dây thanh quản qua vòm họng lên ống tai rồi va đập vào màng nhĩ (A), kết hợp với âm thanh phát ra từ miệng lan truyền trong không khí đến tai của bạn (B), tạo thành thứ bạn nghe được (C = A+B).
Người khác chỉ nghe thấy B. Máy ghi âm cũng thu được B, bạn nghe lại từ máy ghi âm sẽ chỉ thấy B. Máy ghi âm đã làm tốt nhiệm vụ của nó. C khác B là điều hoàn toàn bình thường, do ảnh hưởng của môi trường truyền âm. - (Loner)
Khi trò chuyện cùng talking tom tôi lại nghe thấy giọng mình hay hơn - (Duong Thuy)
Đó là ảo giác do não sản sinh ra, trong tiềm thức mỗi người, bản năng mỗi con ngừoi luôn có suy nghĩ mình đẹp & tốt, điều này giống như bạn nghĩ dáng bạn đẹp, bạn ngắm gương hàng ngày vẫn thấy điều đó, nhưng khi chụp ảnh ra thì ôi thôi, béo ko thể nào tả, giọng nói hay giọng hát cũng không ngoại lệ - (Truong Hoang Giang Son)
Vì ai cũng nghĩ giọng mình hay nên cái phát minh tồi tệ nhất lịch sử loài người (karaoke) mới có cơ hội phát triển. Hi vọng nhà hàng xóm đọc được bài này rồi tự thu âm lấy mà nghe. - (Lighthouse)
Tiếng nói thật của bạn là tiếng nói mà người khác nói cho bạn nghe (A) hay tiếng của chính bạn mà bạn vẫn nghe hàng ngày ?
Nếu là (A) là thì mình không rõ nhưng nếu là (B) thì đó không phải tiếng thật của bạn. Tiếng thật là tiếng từ miệng người này tới tai người kia chứ không phải từ vòm họng của chính họ tới màng nhĩ của họ
Có một sự thật là hầu hết mọi người sau khi nghe được tiếng thật của chính mình xong đều cảm thấy giật mình =)))) - (Nguyen The Hoan)
Tôi ghi âm tiếng của tôi rồi nghe lại thì chính tôi cũng không nhận ra đó là giọng của mình. Nhưng người khác nghe vẫn bảo đó là giọng của tôi. Thật khó hiểu. - (Tèo Tommy)
Tôi cũng bị "sock" khi lần đầu thu âm và nghe chính giọng của mình ( thất vọng :D ) , nguyên nhân do tai chúng ta nghe âm thanh của chính mình khác với người ngoài, vì hộp sọ chính là 1 khoang cộng hưởng và gây ra 1 âm thanh mà chỉ có tai mình mới nghe được, còn người ngoài thì ko - (Pocket)
Giọng nói phát trên máy ghi âm mới chính là giọng của bạn (mà người khác nghe được). Còn giọng nói (mà bạn cho là giọng của bạn) chạy nội bộ trong cơ thể (đầu) lên tai nên đã bị thay đổi. - (Thanh)
Có lẽ vì giọng của mình nghe dc chính là sự kết hợp của 2 cách truyền âm đến não của mình. Là qua màng nhỉ và từ xương gò má đến thẳng tai trong rồi lên dây thần kinh. - (Thoai Vu Nguyen Le)
Giọng nói của tôi hoàn toàn khác khi ghi âm (Đến tôi cũng không nhận ra - trừ nội dung đoạn ghi âm) còn giọng bạn tôi thì hoàn toàn giống, không có gì thay đổi. - (Chưa biết)
Theo mình thì âm thanh truyền trong môi trường chất rắn nhanh hơn, khác môi trường truyền trong không khí. Tai ta nghe được là do hoạt động thanh quảng dao động làm rung màn nhỉ làm ta nghe được (ví dụ ta nói không ra tiếng thì tai ta vẫn nghe được) môi trường rắn
Người khác ( hay máy ghi âm ) nghe được tiếng của bạn hát hay nói ...là do âm thanh lan truyền trong không khí - (Phieu Du Tử)
Để trả lời câu hỏi của bạn mình xin trình bày một số khái niệm về âm học
Âm thanh của lời nói gồm nhiều yếu tố như
Âm vị - là vị của âm thanh như là chỉ cần nghe giọng nói là ta có thể phân biệt được từng người
Âm lượng - chỉ độ to nhỏ của âm thanh
Âm vực - chỉ khoảng rộng về dải tần của âm thanh từ sóng hạ âm đến siêu âm
Âm tiết - chỉ các âm thanh mà tương ứng với 1 ý nghĩa hay khái niệm của 1 từ
Âm điệu - là điệu của âm chỉ sự lên xuống của lời nói cũng mang một thông điệp có nghĩa
...................................
Âm thanh thu và phát từ máy bị mất 1 số tần số nên ko giống âm con người phát ra tuy não vẫn giải mã và hiểu nội dung và các yếu tố ngữ nghĩa và chất giọng
Một vài suy nghĩ chia sẻ hy vọng có ích cho bạn
Trân trọng kính chào
Lê Vân Ba - (Lê Vân Ba)
Trước đây (lâu lắm rồi, không biết bây giờ kỹ thuật tiến bộ như thế nào) tôi có tham gia thiết kế một số mạch điện tử để xử lý âm thanh dùng kỹ thuật số nên có tìm hiểu hoạt động của các con chips. Âm thanh mà tai người có thể nghe được nằm ở dải tần số khoảng từ 20Hz đến 20KHz. Nhưng các chips xử lý âm thanh trên thị trường đã cắt giảm băng tần đáng kể để giảm chi phí và mức độ phức tạp trong việc truyền tải và khuếch đại âm thanh nên máy ghi âm chỉ cho lọt qua dải tần số khoảng từ 100Hz đến 3.5Khz (chips xưa cách nay khoảng 25-30 năm). Do dó có giọng nói nghe được qua máy ghi âm không còn trung thực như thật sự nữa vì các tần số thấp và cao đã bị cắt mất. Người nào có giọng nói mà dải băng tần nằm phần lớn ở khoảng mà máy ghi âm cho phép thì giọng nói của người được ghi âm không khác nhiều. Còn ngược lại thì nghe lại qua máy ghi âm thấy khác lắm. - (Duc Pham)
đó là vì giọng bạn nghe đc không được truyền qua không khí để đến tai mà được truyền qua xương hàm. do vậy giọng bạn tự nghe của chính mình có khác đôi chút so với giọng bạn mà người khác nghe được. - (dat duong)
Câu hỏi của bản để trả lời ,cần hiểu về phỏ tần, băng thông, âm sắc... trong môn học kỹ thuật Âm thanh . - (Minhman Lam)
tôi có ghi âm một đoạn trò chuyện với người bác của tôi ....bây giờ bác tôi chết rồi mở ra nghe lại , tôi giật mình không nhận ra giọng nói của mình ..không hiểu vì sao..bây giờ nghe bạn phân tích mới rõ.,,,cảm ơn mọi người... - (Ton Duong)
Theo mình tốc độ truyền âm trong chất rắn sẽ nhanh hơn trong không khí. nên khi ta hát hay nói tai ta nghe quen với rung động ấy trước khi âm thanh truyền đến tai (ví dụ bạn nói không thành tiếng thì tai bạn vẫn nghe đấy ).
Còn người khác (máy ghi âm) nghe thấy bạn nói hay hát thì âm thanh được truyền trong không khí . - (Hack)
tại máy ghi âm chưa có khả năng lọc âm tốt, nên khi phát ra loa nó còn hơi tạp âm và âm đã bị cong vẹo, méo mó đi một chút không có trong trẻo được. - (hop tran)
sau khi thu bân và nghe lại mình hát, mình mới nhận định rằng niềm đam ca nhạc không có duyên với mình - (Thanh Nguyen)
tôi nghĩ là do sự khác nhau giữa tần số giọng nói khi ta nói bên ngoài với tần số âm thanh mà máy ghi âm phát ra. Còn giải thích tại sao thì đó vẫn còn là câu hỏi nan giải! - (nguyenvanminh.nhut)
không có gì ngạc nhiên đâu, bởi vì máy ghi âm làm gì có cảm xúc, do đó khi ta nói bình thường đều mang tâm trạng cảm xúc riêng khác nhau, vẫn câu nói đó nhưng nói với người này cảm xúc khác, nói lúc này thì âm hưởng khác..., máy ghi âm không tài nào ghi được cảm xúc của con người. - (duongcongtuong1957)
Thế máy ghi âm nhưng giọng của bà chị em hoàn toàn khác với bình thường thì các bác bảo sao? - (Kiều Minh Tiến)
Ánh sáng là tổng hợp của nhiều màu đơn sắc, âm thanh được tổng hợp của nhiều hoa âm. Khi ghi âm thì chiếc micrô cộng hưởng với các tần số âm không đồng đều, khi khuếch đại tính hiệu âm và phát ra loa thì cũng không đồng đều với mọi tần số nên âm sắc nghe được cũng khác nhau. Chính vì thế người ta có thể nói và nghe khác nhau, đôi khi người ta còn khử được nhũng âm sắc không hay như tiếng hát giọng khàn nặng của các ca sỹ... - (vtluong)
không biết các ca sỹ nghĩ gì về bài viết này nhỉ, giọng hát người khác nghe hay, còn mình thì nghe ra sao...? - (kimbinh)
Ví như mình thì thầm người ngoài ko nghe thấy gì nhưng tai mình vẫn nghe thấy mặc dù từ miệng mình tới tai mình xa hơn từ miệng mình tới tai người khác cho nên đây là 2 âm thanh và giọng khác nhau chứ ko phải là 1 nhé - (Ngô Công Luấn)
tam sao thất bổn mà bạn - (Mạnh Đoàn Công)
tôi không hiểu tại sao tôi hát like lúc nào nghe cũng ổn nhưng ôi thôi lúc thu âm vào thì giọng mình chán hơn điều mình tưởng.. - (Trái Tim Mùa Thu)
cho mình hỏi máy tính nhà mình ghi âm nhạc thì nghe được mà giọng nói không nghe được có cách nào giúp mình với - (Hoàng Mỹ Uyên)
Người khác nghe bạn nói hoặc bạn ghi âm được , đó là tiếng nói thật của bạn,vì âm thanh đó là do dao động của không khí truyền vào màng nhĩ bạn hoặc đập vào hệ thống ghi âm của máy,còn bạn nghe thì không phải âm thật vì khi bạn nói,dao động ngay cổ họng, cơ mặt, đầu...toàn bộ phần đầu và thậm chí là toàn cơ thể của bạn cũng trực tiếp dao động theo, chẳng tin, khi bạn nói một câu gì đó, bạn để tay lên đầu bạn, bạn sẽ thấy nó dao động, chính màng nhĩ của bạn cũng đã nhận dao động này, nên âm thanh bạn nghe có khác,vì nằm trong cùng một hệ thống,...Người khác hay máy ghi âm đâu có nhận được dao động như của cơ thể bạn? - (lephuoctap)
có một lần tôi ghi âm lại một bài hát. khi mở ra nghe thì bài hát chả có gì thay đổi cả. những khi tôi thu âm giọng của tôi và phát lại thì nghe khác hẳn. chứng tỏ là giọng trong máy ghi âm là giọng mọi người nghe được. còn giọng mình nghe được là giọng đã được "hòa âm phối khí " vào rồi nên mình mới thấy hay - (Nguyễn Thu Hương)
Mình thì giờ không biết tin vào đâu, điện thoại cùi một tiếng, micro kara thì một tiếng, điện thoại xịn thì một tiếng, iphone thì một tiếng, chả có tiếng nào giống nhau cả - (Hoàng)