Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh Bài làm: Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh – Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc, hơn hết Người cũng là một nhà thơ, một nhà văn lớn của dân tộc. Tập thơ “Nhật ký trong tù” được Hồ Chí Minh ...
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh Bài làm: Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh – Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc, hơn hết Người cũng là một nhà thơ, một nhà văn lớn của dân tộc. Tập thơ “Nhật ký trong tù” được Hồ Chí Minh sáng tác trong những ngày Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ, đầy đọa khắp nhà lao tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Bài thơ “Chiều tối” được trích từ tập “Nhật ký trong tù” là bà thất ngôn tứ tuyệt số 31 trong tập thơ. Trong số 133 bài thơ trong tập thơ, có rất nhiều bài ghi lại các khoảnh khắc trong ngày như Buổi sớm, Buổi trưa, Quá trưa, Chiều hôm,.. “Chiều tối” là một trong những bài thơ xuất sắc khi nói về hình ảnh của con người trước thiên nhiên và đặc biệt trước cảnh đất trời đang giao chuyển.Bài thơ ghi lại cảnh xóm núi lúc ngày tàn trên con đường từ nhà giam Thiên Bảo đến Long Tuyền vào tháng 10/1942. “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không” Tạm dịch là: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không” Hai câu thơ đầu miêu tả bầu trời lúc ngày tàn, con chim mỏi mệt sau một ngày dài tìm về nơi tổ, nơi an toàn, mái nhà để nghỉ ngơi sau một ngày dài. Một chòm mây trôi nhẹ giữa bầu trời như đối nghịch với cảnh. Chòm mây trôi vô định, mây bay đi đâu hoặc bay đến đâu đều phụ thuộc bởi gió. Cũng giống như Bác lúc này, tinh thần không bị nhụt nhưng vẫn luôn cô đơn lẻ bóng giữa không gian, giữa tự nhiên. Cấu trúc hai câu thơ đăng đối, âm điệu thơ nhẹ nhàng, thoáng buồn. Người chiến sĩ bị lưu đày trong hoàn cảnh ấy, cảnh chiều tàn, đến những con vật còn về đoàn tụ nghỉ ngơi sau một ngày dài mà Bác nay vẫn ở xứ người. vẫn xa quê và vẫn đơn độc. Người chiến sĩ bị lưu đày ngước mắt nhìn bầu trời, dõi theo cánh chim bay và áng mây trôi nhẹ mà lòng man mác. Tác giả đã khéo léo vẽ lên trước mắt người đọc một không gian mà trong ấy thể hiện tâm cảnh. Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh Hai câu thơ đầu mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít nhưng gợi nhiều. Chỉ hai nét chấm phá đã gợi lêm hồn của cảnh vật và tâm trạng của tác giả. Hình ảnh chim mỏi cũng như đám mây thường xuất hiện trong các sáng tác của các nhà nho dùng làm tư liệu cũng như thi hứng trong sáng tác của mình. Cảnh chiều tối ở xóm núi còn mang tính ước lệ, mở rộng liên tưởng và cảm xúc thẩm mỹ. “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng” Tạm dịch là: “Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng” Đó là hai câu thơ cuối của bài thơ, từ bầu trời chuyển sang con người, cuộc sống nơi xóm núi với công việc hàng ngày, một nét vẽ bình dị đáng yêu. Thiếu nữ tiếp tục công việc của mình, cụm từ “Ma bao túc” được lặp lại ở đầu câu thơ thứ 4 cho thấy sự luân chuyển, những vòng quay của cối xay, công việc ấy là nhưng công việc thường ngày của cô gái giống như vòng quay của cối xay. Động tác ấy nhịp nhàng thành thói quen. Sự chăm chỉ cùng với đức tính cần mẫn của cô gái vùng xóm núi. Cô gái làm công việc của mình có lẽ từ sáng sớm, khi củi chất đầy bếp và chiều tối là thời gian mà cô vừa hoàn thành công việc của mình khi củi trong bếp cũng cháy hết và chỉ còn than đỏ. Sự vật hiện lên qua dòng chảy thời gian cùng với hành động xay ngô của cô gái, cô xay ngô và hoàn thành nó. Nó cũng giống như việc những viên than hồng một cách rực lên., vô cùng ấm áp. Khi màn đêm buông xuống, cảnh tối đen đã bao mịt mù, lò than đỏ rực lên, cảnh vật ấy thu hút trong tâm trí người tù – Hồ Chí Minh đang bị giải đi. Hình ảnh cô thiếu nữ đang lao động, đang cố gắng hoàn thiện nốt công việc trong ngày của mình, hình ảnh đó tượng trưng cho mái ấm của gia đình, một mái ấm làm gợi đi bao cái giá lạnh, bao nỗi buồn trong cảnh sắc tĩnh lặng ấy. Hướng về cảnh sinh hoạt thường ngày khi chân tay mang nặng cái xiền xích, bị giải đi trong chiều tối. Bác đã tìm thấy nơi nương tựa của tâm hồn mình. Không khí và màn đêm tối tăm bị xua đi, thay vào đó là sự ấm áp đang sưởi ấm dần. Chất thơ đầy hồn người và tình người với nét vẽ bình dị, ấm áp trẻ trung. Sự hòa hợp của thiên nhiên và con người tạo nên sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Qua bài thơ, bằng cách sử dụng nghệ thuật vừa tả cảnh vừa có những nét cổ điển chấm phá thêm vào đó là bút pháp hiện đại, bài thơ đã gợi cho con người một cảnh chiều tối, ở đó con người tuy gần nhau nhưng cũng xa lạ. Ngôn ngữ linh hoạt sáng tạo giúp cho việc tạo nên vòng quay của cối xay ngô những vòng liền mạch, không có sự ngắt quãng. Cảnh chiều tối là không gian chủ yếu của bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh đã làm nổi bật cảnh chuyển lao trong buổi chiều tàn, cảnh chiều thật buồn nhưng vẫn có điểm sáng gợi chút vui tươi. Hà Vũ Hường Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí MinhDánh giá bài viết
Đề bài:
Bài làm:
– Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc, hơn hết Người cũng là một nhà thơ, một nhà văn lớn của dân tộc. Tập thơ “Nhật ký trong tù” được Hồ Chí Minh sáng tác trong những ngày Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ, đầy đọa khắp nhà lao tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Bài thơ “Chiều tối” được trích từ tập “Nhật ký trong tù” là bà thất ngôn tứ tuyệt số 31 trong tập thơ.
Trong số 133 bài thơ trong tập thơ, có rất nhiều bài ghi lại các khoảnh khắc trong ngày như Buổi sớm, Buổi trưa, Quá trưa, Chiều hôm,.. “Chiều tối” là một trong những bài thơ xuất sắc khi nói về hình ảnh của con người trước thiên nhiên và đặc biệt trước cảnh đất trời đang giao chuyển.Bài thơ ghi lại cảnh xóm núi lúc ngày tàn trên con đường từ nhà giam Thiên Bảo đến Long Tuyền vào tháng 10/1942.
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
Tạm dịch là:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không”
Hai câu thơ đầu miêu tả bầu trời lúc ngày tàn, con chim mỏi mệt sau một ngày dài tìm về nơi tổ, nơi an toàn, mái nhà để nghỉ ngơi sau một ngày dài. Một chòm mây trôi nhẹ giữa bầu trời như đối nghịch với cảnh. Chòm mây trôi vô định, mây bay đi đâu hoặc bay đến đâu đều phụ thuộc bởi gió. Cũng giống như Bác lúc này, tinh thần không bị nhụt nhưng vẫn luôn cô đơn lẻ bóng giữa không gian, giữa tự nhiên. Cấu trúc hai câu thơ đăng đối, âm điệu thơ nhẹ nhàng, thoáng buồn. Người chiến sĩ bị lưu đày trong hoàn cảnh ấy, cảnh chiều tàn, đến những con vật còn về đoàn tụ nghỉ ngơi sau một ngày dài mà Bác nay vẫn ở xứ người. vẫn xa quê và vẫn đơn độc. Người chiến sĩ bị lưu đày ngước mắt nhìn bầu trời, dõi theo cánh chim bay và áng mây trôi nhẹ mà lòng man mác. Tác giả đã khéo léo vẽ lên trước mắt người đọc một không gian mà trong ấy thể hiện tâm cảnh.
Hai câu thơ đầu mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít nhưng gợi nhiều. Chỉ hai nét chấm phá đã gợi lêm hồn của cảnh vật và tâm trạng của tác giả. Hình ảnh chim mỏi cũng như đám mây thường xuất hiện trong các sáng tác của các nhà nho dùng làm tư liệu cũng như thi hứng trong sáng tác của mình. Cảnh chiều tối ở xóm núi còn mang tính ước lệ, mở rộng liên tưởng và cảm xúc thẩm mỹ.
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Tạm dịch là:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Đó là hai câu thơ cuối của bài thơ, từ bầu trời chuyển sang con người, cuộc sống nơi xóm núi với công việc hàng ngày, một nét vẽ bình dị đáng yêu. Thiếu nữ tiếp tục công việc của mình, cụm từ “Ma bao túc” được lặp lại ở đầu câu thơ thứ 4 cho thấy sự luân chuyển, những vòng quay của cối xay, công việc ấy là nhưng công việc thường ngày của cô gái giống như vòng quay của cối xay. Động tác ấy nhịp nhàng thành thói quen. Sự chăm chỉ cùng với đức tính cần mẫn của cô gái vùng xóm núi. Cô gái làm công việc của mình có lẽ từ sáng sớm, khi củi chất đầy bếp và chiều tối là thời gian mà cô vừa hoàn thành công việc của mình khi củi trong bếp cũng cháy hết và chỉ còn than đỏ.
Sự vật hiện lên qua dòng chảy thời gian cùng với hành động xay ngô của cô gái, cô xay ngô và hoàn thành nó. Nó cũng giống như việc những viên than hồng một cách rực lên., vô cùng ấm áp. Khi màn đêm buông xuống, cảnh tối đen đã bao mịt mù, lò than đỏ rực lên, cảnh vật ấy thu hút trong tâm trí người tù – Hồ Chí Minh đang bị giải đi. Hình ảnh cô thiếu nữ đang lao động, đang cố gắng hoàn thiện nốt công việc trong ngày của mình, hình ảnh đó tượng trưng cho mái ấm của gia đình, một mái ấm làm gợi đi bao cái giá lạnh, bao nỗi buồn trong cảnh sắc tĩnh lặng ấy.
Hướng về cảnh sinh hoạt thường ngày khi chân tay mang nặng cái xiền xích, bị giải đi trong chiều tối. Bác đã tìm thấy nơi nương tựa của tâm hồn mình. Không khí và màn đêm tối tăm bị xua đi, thay vào đó là sự ấm áp đang sưởi ấm dần. Chất thơ đầy hồn người và tình người với nét vẽ bình dị, ấm áp trẻ trung. Sự hòa hợp của thiên nhiên và con người tạo nên sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
Qua bài thơ, bằng cách sử dụng nghệ thuật vừa tả cảnh vừa có những nét cổ điển chấm phá thêm vào đó là bút pháp hiện đại, bài thơ đã gợi cho con người một cảnh chiều tối, ở đó con người tuy gần nhau nhưng cũng xa lạ. Ngôn ngữ linh hoạt sáng tạo giúp cho việc tạo nên vòng quay của cối xay ngô những vòng liền mạch, không có sự ngắt quãng.
Cảnh chiều tối là không gian chủ yếu của bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh đã làm nổi bật cảnh chuyển lao trong buổi chiều tàn, cảnh chiều thật buồn nhưng vẫn có điểm sáng gợi chút vui tươi.
Hà Vũ Hường