Cảm nhận của em về bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận Bài làm: Cảm nhận về bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận – Nhà thơ Huy Cận là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, ông còn là nhà thơ tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Bài thơ “Tràng giang” là một ...
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận Bài làm: Cảm nhận về bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận – Nhà thơ Huy Cận là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, ông còn là nhà thơ tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Bài thơ “Tràng giang” là một trong những bài thơ xuất sắc của ông đóng góp vào nền văn học Việt Nam. Âm điệu chung của bài thơ là âm điệu buồn lặng lẽ, bâng khuâng, da diết là nguồn khởi của nỗi buồn sâu thẳm, nỗi niềm đau đáu trước cảnh đất nước. Đầu tiên, khi đến với tác phẩm, ta tiếp xúc đầu tiên với nhan đề tác phẩm. Ở đây, “Tràng giang” có thể có nhiều tranh luận xung quanh nhan đề tác phẩm này, có người nói tại sao đều nói về con sông dài, tác giả lại không nói “trường giang”, hay “sông dài” luôn mà lại dùng “Tràng giang”. Có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Nếu sử dụng “Trường giang” ta cần phải cắt nghĩa, trường cũng có nghĩa là dài nhưng âm điệu không tạo nên hay tạo thêm cảm xúc, cơ bản âm “ương” không có sự ngân dài ở đây, nếu đặt là “Trường giang” khi nhắc đến tên, không có sức gợi cảm giác, hay hình ảnh. Khi đặt tên tác phẩm là “Tràng giang” gợi đến hình ảnh một con sông dài, buồn. Bản thân âm “ang” cho người đọc một hình dung kéo dài mãi sông không chỉ dài mà còn dài hơn qua nhan đề của tác phẩm. Cảm nhận của em về bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” Đây là lời đề từ của thi phẩm, câu thơ như khơi nguồn chứ không phải không có sự liên quan với nội dung tác phẩm. Lời đề từ của tác phẩm giống như những dấu hiệu của tác phẩm, người ta đọc lời đề từ có thể phần nào đó nội dung của bài thơ, của nỗi niềm nhà thơ qua cum từ “Bâng khuâng”. Bâng khuâng theo từ điển Tiếng Việt đó được định nghĩa là cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau, gây ra trạng thái như hơi ngẩn ngơ. Trong cảm xúc ấy có “Trời rộng nhớ sông dài” đây là không giam bao la mênh mông rộng lớn. Cảm xúc ấy như nhân lên gấp nhiều lần hơn. Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du cũng đã vận dụng sáng tạo từ bâng khuâng khi sử dụng trong câu thơ: “Bâng khuâng nhớ cảnh, nhớ người Nhớ nơi kỳ ngộ, với dời chân đi” Khổ thơ đầu tiên của tác phẩm được Huy Cận viết ra như một sự tuôn trào cảm xúc: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng” Khổ thơ đầu tiên, tác giả gợi lên cảm xúc man mác buồn, từng gợn sóng từng cảnh vật đều mang một tâm trạng, đặc biệt cộng với cặp từ láy “điệp điệp”, “song song” gợi cho con người cảm giác buồn da diết, vô tận. Trong “Tràng giang” nỗi buồn ấy không chỉ là nỗi buồn của con người, nỗi buồn của tác giả gửi đến người bạn của mình, đó còn là nỗi buồn, sự bất lực trước thời cuộc xã hội lúc bấy giờ. Tác giả đã mượn hình ảnh con thuyền xuôi mái và hơn hết là hình ảnh cành củi khô giữa dòng nước đơn côi một mình trong dòng nước, trong xã hội mênh mông, vô tận. Con sông thì thật dài nhưng nỗi buồn lại làm lòng sông thật hẹp, nỗi buồn như hai bờ co lại, gần đến nỗi chạm được vào nhưng lại là khoảng không vô định. Thuyền và nước là hai sự vật luôn gắn liền với nhau nhưng lại như có sự tách biệt, sự xa cách một sự “gây nhung nhớ” trong tác phẩm. Câu thơ thể hiện rõ ràng tâm trạng của nhà thơ Huy Cận nói chung, các nhà thơ cùng thế hệ nói riêng khi chưa tìm được con đường giải thoát. “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu” Đây là khổ thơ tiếp, nhấn mạnh thêm sự cô quạnh của tác giả, của con người trong khung cảnh hiện tại. Một khung cảnh phảng phất buồn thiu, đìu hiu và vắng lặng. Một làng quê thiếu sức sống. Hình ảnh cồn nhỏ với rất rõ tiếng đìu hiu đến tái lòng, ở ven sông, bờ sông vắng vẻ. Câu hỏi tu từ được sử dụng gợi lên bao niềm chất chứa nỗi lòng con người. Khung cảnh ấy hoang sơ, vắng vẻ càng thêm khi chỉ có không gian, có cồn nhỏ, có gió, đâu đó tiếng chim, tiếng con người. Cảnh vật càng làm sâu sắc hơn nỗi buồn của tác giả. “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thương nhớ Lặng lẽ bờ xanh tiếp nắng vàng” Khổ thơ thứ ba, tác giả đi tìm sự ấm áp nơi thiên nhiên hiu quạnh này nhưng dường như sự mong đợi ấy không có sự hồi đáp. Sự biến chuyển của thiên nhiên, đất trời không còn u buồn thê lương nữa. Sự biến chuyển hiện ra rõ ràng đến bất ngờ. “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vờn con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” Khổ thơ cuối với đỉnh cao của thi pháp Huy Cận, cùng với đó, tư tưởng tình cảm của tác giả được gửi gắm. Sự hữu hình hóa cái vô hình tư tưởng của tác giả, bóng chiều đang dần buông xuống cùng với nỗi niềm khôn nguôi của tác giả. Cùng với việc kết hợp bút pháp hiện thực và cổ điển, Huy Cận đã chấm nên bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh. Khắc họa được tâm trạng cũng như nỗi lòng của tác giả với quê hương, đất nước cũng như người bạn của mình. Hà Vũ Hường Cảm nhận của em về bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy CậnDánh giá bài viết
Đề bài:
Bài làm:
Cảm nhận về bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận – Nhà thơ Huy Cận là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, ông còn là nhà thơ tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Bài thơ “Tràng giang” là một trong những bài thơ xuất sắc của ông đóng góp vào nền văn học Việt Nam. Âm điệu chung của bài thơ là âm điệu buồn lặng lẽ, bâng khuâng, da diết là nguồn khởi của nỗi buồn sâu thẳm, nỗi niềm đau đáu trước cảnh đất nước.
Đầu tiên, khi đến với tác phẩm, ta tiếp xúc đầu tiên với nhan đề tác phẩm. Ở đây, “Tràng giang” có thể có nhiều tranh luận xung quanh nhan đề tác phẩm này, có người nói tại sao đều nói về con sông dài, tác giả lại không nói “trường giang”, hay “sông dài” luôn mà lại dùng “Tràng giang”. Có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Nếu sử dụng “Trường giang” ta cần phải cắt nghĩa, trường cũng có nghĩa là dài nhưng âm điệu không tạo nên hay tạo thêm cảm xúc, cơ bản âm “ương” không có sự ngân dài ở đây, nếu đặt là “Trường giang” khi nhắc đến tên, không có sức gợi cảm giác, hay hình ảnh. Khi đặt tên tác phẩm là “Tràng giang” gợi đến hình ảnh một con sông dài, buồn. Bản thân âm “ang” cho người đọc một hình dung kéo dài mãi sông không chỉ dài mà còn dài hơn qua nhan đề của tác phẩm.
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
Đây là lời đề từ của thi phẩm, câu thơ như khơi nguồn chứ không phải không có sự liên quan với nội dung tác phẩm. Lời đề từ của tác phẩm giống như những dấu hiệu của tác phẩm, người ta đọc lời đề từ có thể phần nào đó nội dung của bài thơ, của nỗi niềm nhà thơ qua cum từ “Bâng khuâng”. Bâng khuâng theo từ điển Tiếng Việt đó được định nghĩa là cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau, gây ra trạng thái như hơi ngẩn ngơ. Trong cảm xúc ấy có “Trời rộng nhớ sông dài” đây là không giam bao la mênh mông rộng lớn. Cảm xúc ấy như nhân lên gấp nhiều lần hơn. Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du cũng đã vận dụng sáng tạo từ bâng khuâng khi sử dụng trong câu thơ:
“Bâng khuâng nhớ cảnh, nhớ người
Nhớ nơi kỳ ngộ, với dời chân đi”
Khổ thơ đầu tiên của tác phẩm được Huy Cận viết ra như một sự tuôn trào cảm xúc:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Khổ thơ đầu tiên, tác giả gợi lên cảm xúc man mác buồn, từng gợn sóng từng cảnh vật đều mang một tâm trạng, đặc biệt cộng với cặp từ láy “điệp điệp”, “song song” gợi cho con người cảm giác buồn da diết, vô tận. Trong “Tràng giang” nỗi buồn ấy không chỉ là nỗi buồn của con người, nỗi buồn của tác giả gửi đến người bạn của mình, đó còn là nỗi buồn, sự bất lực trước thời cuộc xã hội lúc bấy giờ. Tác giả đã mượn hình ảnh con thuyền xuôi mái và hơn hết là hình ảnh cành củi khô giữa dòng nước đơn côi một mình trong dòng nước, trong xã hội mênh mông, vô tận. Con sông thì thật dài nhưng nỗi buồn lại làm lòng sông thật hẹp, nỗi buồn như hai bờ co lại, gần đến nỗi chạm được vào nhưng lại là khoảng không vô định. Thuyền và nước là hai sự vật luôn gắn liền với nhau nhưng lại như có sự tách biệt, sự xa cách một sự “gây nhung nhớ” trong tác phẩm. Câu thơ thể hiện rõ ràng tâm trạng của nhà thơ Huy Cận nói chung, các nhà thơ cùng thế hệ nói riêng khi chưa tìm được con đường giải thoát.
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
Đây là khổ thơ tiếp, nhấn mạnh thêm sự cô quạnh của tác giả, của con người trong khung cảnh hiện tại. Một khung cảnh phảng phất buồn thiu, đìu hiu và vắng lặng. Một làng quê thiếu sức sống. Hình ảnh cồn nhỏ với rất rõ tiếng đìu hiu đến tái lòng, ở ven sông, bờ sông vắng vẻ. Câu hỏi tu từ được sử dụng gợi lên bao niềm chất chứa nỗi lòng con người. Khung cảnh ấy hoang sơ, vắng vẻ càng thêm khi chỉ có không gian, có cồn nhỏ, có gió, đâu đó tiếng chim, tiếng con người. Cảnh vật càng làm sâu sắc hơn nỗi buồn của tác giả.
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thương nhớ
Lặng lẽ bờ xanh tiếp nắng vàng”
Khổ thơ thứ ba, tác giả đi tìm sự ấm áp nơi thiên nhiên hiu quạnh này nhưng dường như sự mong đợi ấy không có sự hồi đáp. Sự biến chuyển của thiên nhiên, đất trời không còn u buồn thê lương nữa. Sự biến chuyển hiện ra rõ ràng đến bất ngờ.
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vờn con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Khổ thơ cuối với đỉnh cao của thi pháp Huy Cận, cùng với đó, tư tưởng tình cảm của tác giả được gửi gắm. Sự hữu hình hóa cái vô hình tư tưởng của tác giả, bóng chiều đang dần buông xuống cùng với nỗi niềm khôn nguôi của tác giả.
Cùng với việc kết hợp bút pháp hiện thực và cổ điển, Huy Cận đã chấm nên bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh. Khắc họa được tâm trạng cũng như nỗi lòng của tác giả với quê hương, đất nước cũng như người bạn của mình.
Hà Vũ Hường