Cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân Bài làm: Cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân – Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn có tên tuổi cũng như nổi tiếng của nền Văn học Việt ...
Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân Bài làm: Cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân – Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn có tên tuổi cũng như nổi tiếng của nền Văn học Việt Nam, ông được xem như nhà văn lớn, mở đường và đắp nền cho văn xuôi Việt Nam. Những sáng tác của ông tồn tại độc lập mang những giá trị thẩm mỹ riêng biệt, tạo nên sức sống lâu bền của tác phẩm cũng như tên tuổi của ông. Đối với nghệ thuật, với cái đẹp, Nguyễn Tuân đã khẳng định những “vàng mười” của cuộc sống. Nhà văn đã có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lý tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần trong nghệ thuật, đặc biệt hơn cả hiện hữu là một con người, một tài năng xuất chúng đó là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”. “Chữ người tử tù” được in trên tạp chí Tao đàn số 29 năm 1938, sau đó được in trong tập “Vang bóng một thời” và đổi tên thành “Chữ người tử tù” xuất bản năm 1940. Trong chuyện, Huấn Cao là một tử tù do chống lại triều đình, ngoài ra, ông còn là một nhà nho tài hoa với tài viết chữ đẹp, nét chữ vuông vắn, hơn cả, ông còn là người có tài “bẻ khóa vượt ngục” nên tất cả các nhà giam đều rất sợ khi phụ trách giam giữ và trông coi ông. Huấn Cao là một nhà nho, ông có tài viết chử đẹp, vuông vức nhưng rất ít người sở hữu cho mình một bức thư pháp do ông viết. Viên quản ngục lần này lại là một người si mê cái đẹp, hâm mộ tài viết chữ của Huấn Cao và mong muốn có một bức mang về treo ở nhà. Trong những ngày quản lý tử tù Huấn Cao, viên quản ngục luôn muốn tiếp cận đối đãi tử tế với Huấn Cao qua thầy thơ lại. Cảm nhận của em về tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân Khi quản ngục nhận được tin ngày xử tử Huấn Cao đang đến gần thì ông liền cùng thầy thơ lại vào nhà ngục để hoàn thành tâm nguyện xin chữ Huấn Cao. Nhà văn đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát để làm cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Huấn cao vì mến mộ thái độ “biệt nhỡn nhân tài” và tấm lòng say mê cái đẹp của viên quản ngục mà đã tặng chữ cho viên quản ngục. Buổi tối trước ngày xử tử, Huấn Cao vẫn đứng hiên ngang, tung những nét chữ đẹp nhất của mình. Huấn Cao cổ đang bị xiềng xích, trong ngục tù tối tăm nhưng vẫn đĩnh đạc phong thái của mình. Cảnh cho chữ trong ngục tù là cảnh xưa nay chưa từng có. Nghệ thuật thường được tạo ra ở những chỗ hợp với hoàn cảnh, Huấn Cao vẽ những nét thanh, nét đậm, những dấu phẩy, dấu mác cẩn thận nhưng cũng đầy phóng túng. Nghệt thuật được tạo ra một bên trong ngục tù tối tăm, mùi ẩm mốc, hai người xin chữ đứng khum khum, Huấn Cao đứng thẳng, hiên ngang, đĩnh đạc vừa đậm tô nét chữ vừa nói về đạo lý triết lý sống, khuyên hai người một là viên quản ngục, một là thầy thơ lại nên về chốn thôn dã bởi tấm lòng yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật không thích hợp với cuộc sống ngục tù. Lời khuyên cảu Huấn Cao đã làm viên quản ngục và thầy thơ lại như bừng tỉnh sau bao nhiêu năm mộng mị chốn ấy. Huấn Cao là đại diện cho vẻ đẹp người nghệ sĩ tài hoa. Ông là hiện thân của cái đẹp, từ tài viết chữ đến nhân cách con người, tính cách được thể hệ rõ nét qua cảnh cho chữ, đây là cảnh xưa nay chưa từng có. Huấn Cao là người viết Thư pháp, những người từ thuở xưa luôn được coi trọng từ nhân cách. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách của con người, nhân dân ta có câu “Nét chữ nết người”. Tài năng của ông thể hiện qua hành động cho chữ, tính cách thể hiện qua lời nói cũng như lời của người dẫn truyện. Nhân vật Huấn Cao với tính cách hiên ngang lỗi lạc của một bậc quân tử hiền tài. Thế mới thấy giá trị của nét chữ, của nhân cách Huấn Cao. Trước nhân cách cao đẹp cùng với tài năng trời phú của mình, Huấn Cao khiến không chỉ viên quản ngục, thầy thơ lại, tác giả cũng như cả người đọc, giá trị nhân cách của Huấn Cao khiến mọi người kính nể và ngưỡng mộ. Tác giả đã miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lý của Huấn Cao, trạng thái tâm lý hiên ngang, kiên cường. Ông tuy bị giam cầm về thể xác nhưng vẫn tự do tự tại về tinh thần. Ông luôn làm chủ hoàn cảnh, không bị đe dọa về tinh thần. Ông luôn ở vị thế cao hơn so với những thứ tầm thường trong chốn ngục tù. Ông đứng đầu gong, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Ông tuy bị giam cầm chốn ngục tù nhưng vẫn thản nhiên trước mọi sự, thái độ ấy thể hiện rõ mỗi khi được thầy thơ lại đưa đồ ăn, được chế độ cao hơn các tù nhân khác. Đến với “Chữ người tử tù” thật là một tác phẩm xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Nguyễn Tuân làm nên Huấn Cao với một nhân cách cao thượng, đẹp đẽ. Nguyễn Tuân – Huấn Cao đại diện tiêu biểu cho nhân cách cao đẹp. Nguyễn Tuân – Huấn Cao bậc thầy tài năng, xuất chúng. Hà Vũ Hường Cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn TuânDánh giá bài viết
Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân
Bài làm:
Cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân – Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn có tên tuổi cũng như nổi tiếng của nền Văn học Việt Nam, ông được xem như nhà văn lớn, mở đường và đắp nền cho văn xuôi Việt Nam. Những sáng tác của ông tồn tại độc lập mang những giá trị thẩm mỹ riêng biệt, tạo nên sức sống lâu bền của tác phẩm cũng như tên tuổi của ông.
Đối với nghệ thuật, với cái đẹp, Nguyễn Tuân đã khẳng định những “vàng mười” của cuộc sống. Nhà văn đã có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lý tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần trong nghệ thuật, đặc biệt hơn cả hiện hữu là một con người, một tài năng xuất chúng đó là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.
“Chữ người tử tù” được in trên tạp chí Tao đàn số 29 năm 1938, sau đó được in trong tập “Vang bóng một thời” và đổi tên thành “Chữ người tử tù” xuất bản năm 1940. Trong chuyện, Huấn Cao là một tử tù do chống lại triều đình, ngoài ra, ông còn là một nhà nho tài hoa với tài viết chữ đẹp, nét chữ vuông vắn, hơn cả, ông còn là người có tài “bẻ khóa vượt ngục” nên tất cả các nhà giam đều rất sợ khi phụ trách giam giữ và trông coi ông. Huấn Cao là một nhà nho, ông có tài viết chử đẹp, vuông vức nhưng rất ít người sở hữu cho mình một bức thư pháp do ông viết. Viên quản ngục lần này lại là một người si mê cái đẹp, hâm mộ tài viết chữ của Huấn Cao và mong muốn có một bức mang về treo ở nhà. Trong những ngày quản lý tử tù Huấn Cao, viên quản ngục luôn muốn tiếp cận đối đãi tử tế với Huấn Cao qua thầy thơ lại.
Khi quản ngục nhận được tin ngày xử tử Huấn Cao đang đến gần thì ông liền cùng thầy thơ lại vào nhà ngục để hoàn thành tâm nguyện xin chữ Huấn Cao. Nhà văn đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát để làm cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Huấn cao vì mến mộ thái độ “biệt nhỡn nhân tài” và tấm lòng say mê cái đẹp của viên quản ngục mà đã tặng chữ cho viên quản ngục.
Buổi tối trước ngày xử tử, Huấn Cao vẫn đứng hiên ngang, tung những nét chữ đẹp nhất của mình. Huấn Cao cổ đang bị xiềng xích, trong ngục tù tối tăm nhưng vẫn đĩnh đạc phong thái của mình. Cảnh cho chữ trong ngục tù là cảnh xưa nay chưa từng có. Nghệ thuật thường được tạo ra ở những chỗ hợp với hoàn cảnh, Huấn Cao vẽ những nét thanh, nét đậm, những dấu phẩy, dấu mác cẩn thận nhưng cũng đầy phóng túng. Nghệt thuật được tạo ra một bên trong ngục tù tối tăm, mùi ẩm mốc, hai người xin chữ đứng khum khum, Huấn Cao đứng thẳng, hiên ngang, đĩnh đạc vừa đậm tô nét chữ vừa nói về đạo lý triết lý sống, khuyên hai người một là viên quản ngục, một là thầy thơ lại nên về chốn thôn dã bởi tấm lòng yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật không thích hợp với cuộc sống ngục tù. Lời khuyên cảu Huấn Cao đã làm viên quản ngục và thầy thơ lại như bừng tỉnh sau bao nhiêu năm mộng mị chốn ấy.
Huấn Cao là đại diện cho vẻ đẹp người nghệ sĩ tài hoa. Ông là hiện thân của cái đẹp, từ tài viết chữ đến nhân cách con người, tính cách được thể hệ rõ nét qua cảnh cho chữ, đây là cảnh xưa nay chưa từng có. Huấn Cao là người viết Thư pháp, những người từ thuở xưa luôn được coi trọng từ nhân cách. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách của con người, nhân dân ta có câu “Nét chữ nết người”. Tài năng của ông thể hiện qua hành động cho chữ, tính cách thể hiện qua lời nói cũng như lời của người dẫn truyện. Nhân vật Huấn Cao với tính cách hiên ngang lỗi lạc của một bậc quân tử hiền tài. Thế mới thấy giá trị của nét chữ, của nhân cách Huấn Cao.
Trước nhân cách cao đẹp cùng với tài năng trời phú của mình, Huấn Cao khiến không chỉ viên quản ngục, thầy thơ lại, tác giả cũng như cả người đọc, giá trị nhân cách của Huấn Cao khiến mọi người kính nể và ngưỡng mộ.
Tác giả đã miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lý của Huấn Cao, trạng thái tâm lý hiên ngang, kiên cường. Ông tuy bị giam cầm về thể xác nhưng vẫn tự do tự tại về tinh thần. Ông luôn làm chủ hoàn cảnh, không bị đe dọa về tinh thần. Ông luôn ở vị thế cao hơn so với những thứ tầm thường trong chốn ngục tù. Ông đứng đầu gong, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Ông tuy bị giam cầm chốn ngục tù nhưng vẫn thản nhiên trước mọi sự, thái độ ấy thể hiện rõ mỗi khi được thầy thơ lại đưa đồ ăn, được chế độ cao hơn các tù nhân khác.
Đến với “Chữ người tử tù” thật là một tác phẩm xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Nguyễn Tuân làm nên Huấn Cao với một nhân cách cao thượng, đẹp đẽ. Nguyễn Tuân – Huấn Cao đại diện tiêu biểu cho nhân cách cao đẹp. Nguyễn Tuân – Huấn Cao bậc thầy tài năng, xuất chúng.
Hà Vũ Hường