24/05/2017, 14:08

Cảm nhận Người cầm quyền khôi phục uy quyền trong đoạn trích Những người khốn khổ

Đề bài: Cảm nhận Người cầm quyền khôi phục uy quyền trong đoạn trích Những người khốn khổ V. Huy – gô là một cái tên mà nhắc đến thì những ai nghiên cứu văn học hay đơn giản là những người thích đọc truyện đều biết đến. Cái tên ấy từ lúc trước đến tận bây giờ vẫn cứ như một ngôi sao sáng trong nền ...

Đề bài: Cảm nhận Người cầm quyền khôi phục uy quyền trong đoạn trích Những người khốn khổ V. Huy – gô là một cái tên mà nhắc đến thì những ai nghiên cứu văn học hay đơn giản là những người thích đọc truyện đều biết đến. Cái tên ấy từ lúc trước đến tận bây giờ vẫn cứ như một ngôi sao sáng trong nền văn học nhân loại. Những tác phẩm của ông mang những giá trị lớn lao của nhân sinh con người. Tác phẩm nổi tiếng mà cứ nhắc đến tên ông người ta nhớ đến ngay đó chính là ...

Đề bài:

V. Huy – gô là một cái tên mà nhắc đến thì những ai nghiên cứu văn học hay đơn giản là những người thích đọc truyện đều biết đến. Cái tên ấy từ lúc trước đến tận bây giờ vẫn cứ như một ngôi sao sáng trong nền văn học nhân loại. Những tác phẩm của ông mang những giá trị lớn lao của nhân sinh con người. Tác phẩm nổi tiếng mà cứ nhắc đến tên ông người ta nhớ đến ngay đó chính là tác phẩm những người khốn khổ: người cầm quyền khôi phục uy quyền. Qua đoạn trích nổi bật lên nhân vật giăng văn giăng thể hiện được thông điệp của tác giả là trên đời này không có gì quý hơn tình yêu thương.

Đoạn trích thuộc quyển 8 của tiểu thuyết những người khốn khổ, đây cũng là chương cuối cùng của phần thứ nhất. Đoạn trích thuộc gần như là trọn vẹn chương bốn. đoạn trích kể về câu chuyện Rơ ve bắt oan La săng ma chi ơ cho nên giăng- văn – giăng đành phải thú nhận mình là ai và cái tên Ma đơ len chỉ là một tên giả mà thôi.  Bởi vậy ông phải đến từ giã tạm biệt Phăng – Tin khi nàng chưa hề biết chuyện đó. Chính vì thế cảnh sát Gia ve dẫn lính đến bắt giăng văn giăng trước sự chứng kiến của Phăng Tin. Trong đoạn trích này thì người cầm quyền chính là giăng văn giăng. Anh từ có quyền thành mất quyền nhưng cuối cùng anh khôi phục lại được uy quyền của mình.

Trong đoạn trích ta thấy nổi bật lên hai hình tượng nhân vật có tính cách trái ngược nhau. Đó chính là Gia ve và giăng văn giăng.

Trước hết là Gia ve dưới ngòi bút của Huy Gô thì hắn hiện lên như thế nào?. Gia- ve được nhà văn miêu tả qua những nét như giọng nói, xưng hô, cặp mắt, cái cười. Có thể nói qua hàng loạt những điều ấy cho ta thấy được Gia ve là một con người như thế nào.

cam nhan nguoi cam quyen khoi phuc uy quyen

Đầu tiên là giọng nói thì “có cái gì man rợ và điên cuồng”, “không còn là tiếng người mà là tiếng thú gầm” Với những câu văn miêu tả như thế tác giả đã cho chúng ta thấy được hình ảnh về một con ác thú đội lốt người. trong người con thú ấy chứa đựng cả một sự điên cuồng rất lớn. Qua lăng kính ấy ta thấy được nhà văn như thể hiện được cái thú tính trong con người Gia ve và chính con người ấy là những con thú man rợ độc ác. Gia ve là một kẻ đại diện cho luật pháp thế mà lại có những nét tâm tính man rợ đến như thế. ngôn ngữ mà hắn sử dụng thì thô lỗ tàn nhẫn đầy man rợ, tiếng cười của hắn thì chẳng khác nào thú gầm. Vậy ra bản chất thú tính của Gia ve được bộc lộ vạch rõ ngay trong những câu văn ngắn ngủi như thế.

Tiếp đó là cách xưng hô của hắn. Hắn gọi giăng văn giăng là mà và quát mắng ông. Là một người về bên pháp luật thế mà hắn lại có thể khinh miệt coi thường người ta đến như thế. Ăn nói thì cộc lốc cụt ngũn và trống rỗng.

Còn cặp mắt hắn thì sao?. “Như cái móc sắt và hắn từng quen kéo vào hắn biết bao kẻ khốn khổ”.  Nét miêu tả ấy lại môt lần nữa tô đậm cái thú tính trong con người Gia ve. Hắn không chỉ có giọng cười thú gầm mà cái mắt cũng sắc như móc câu giống như ăn tươi nuốt sống người ta vậy. Một đôi mắt quá ác độc chứ đừng nói là thiên cảm hay lạnh lùng.

Cái cười của hắn cũng thật kinh điển. Vì nó nhe cả hai hàm răng giống như con thú đang gầm gừ muốn xé tan con mồi vậy.  Nhà văn không nói là tiếng cười mà nói là cái cười. nếu như nói tiếng cười thì hắn giống như con người còn nói cái cười thì chắc hẳn là nói thú rồi. Không phải nhà văn ghét Gia ve nên dành cho hắn những ngôn ngữ những cái thú tính như thế mà là do bản chất của Gia ve là như vậy. những ngôn ngữ ấy như thể hiện sự đáng khinh cho những con người mang danh pháp luật mà không bằng một con người bình thường, chỉ đáng làm một con thú mà thôi.

Riêng đối với phăng tin thì hắn cũng không thể dấu đi cái thú tính của bản thân mình. Trước sự khốn khổ của người đàn bà ấy thế mà hắn vẫn tàn nhân văng những lời quát mắng thậm tệ. Đến niềm tin duy nhất của bà cũng bị hắn làm cho vụn vỡ. Chính vì thế người đàn bà ấy đau đớn mà chết. Thế nhưng ngay cả khi người ta chết đi thì Gia ve cũng không mảy may quan tâm hay đau buồn. Trong khi chính hắn trực tiếp gây ra cái chết ấy. Hắn vẫn lạnh lùng tan nhẫn. Ôi cái con người của pháp luật mà như thế ư? Chỉ đáng làm một con thú mà thôi. Vì chỉ có con thú mới tàn ác như thế.  Dòng máu chảy trong huyết quản của hắn không phải là dòng máu yêu thương của con người. Và trước những hành động rất người của Giang văn giăng thì hắn lùi bước thể hiện sự yếu hèn của bản thân mình. Khi phát hiện ra giăng văn giăng là thị trưởng thì hắn chạy đến mà nắm cổ ông ấy như muốn xé tan người ra vậy. Đúng là một con thú không hơn không kém. Qua đây ta thấy hắn chỉ lợi dụng pháp luật để lộng hành mà thôi.

Còn về nhân vật giăng văn giăng thì hoàn toàn trái ngược với Gia ve. Gia ve thú bao nhiều thig giăng văn giăng người bấy nhiêu. Và nhân vật này chính là nhân vật trung tâm của tác phẩm, nhân vật từ có quyền mất quyền đến đi lên dành lại khôi phục uy quyền cho mình. Nhà văn chú ý khắc họa những nét tinh tế trong ngôn ngữ và hành động của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin và đối với Gia-ve, tất cả đều nhằm mục đích cứu vớt Phăng-tin trong lúc bệnh tình nguy kịch.

Giăng văn giăng là một người thị trưởng rất mực yêu thương, vì một cậu bé đói mà ông nhất định nhảy vào đập vỡ kính để ăn trộm bánh cho cậu bé. Còn đối với bà Phăng tin thì do bà mất việc làm cho nên bà phải bán cả tóc cả răng đi để nuôi đứa con gái cô dét của mình. Chính vì thế ta thấy ở giăng văn giăng có một tình thương với con người khốn khổ kia. Anh làm mọi chuyện để giúp họ. Khi Gia ve xuất hiện để bắt mình đi giăng văn giăng không muốn để cho bà Phăng tin phải lo lắng. Và khi bà chết đi thì ông vẫn thì thầm vào tai bà rằng sẽ cố gắng cứu con bé cô dét cho bà. Người chết thì làm sao có thể nghe được nữa nhưng qua đó ta thấy được tình thương yêu của con người. Kể cả khi người ta có chết đi thì giăng văn giăng vẫn muốn giúp họ đạt được tâm nguyện của con người khốn khổ kia. Không cùng hoàn cảnh sống thế nhưng giăng văn giăng đã thấu hiểu và đồng cảm giúp đỡ những con người khốn khổ ấy. Ta cảm nhận được ông chính là một con người thật sự, một người giàu tình yêu thương. Phong cách của giăng văn giăng vẫn vô cùng điềm tĩnh trước cái nhìn sắc lạnh như móc câu của Gia ve.

Qua câu chuyện cùng với hai nhân vật ấy ta thấy được thông điệp mà nhà văn muốn truyền tải ở đây là tình yêu thương với những con người khốn khổ kia. Đồng thời qua đó ta thấy được những kẻ mang danh pháp luật mà lại không có một chút tính người nào. Còn người ngay thẳng thì bao giờ cũng có những tình thương yêu. Giang văn giăng đã khôi phục lại uy quyền của mình qua những tình thương ấy.

0