Cảm nhận của em về nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên tuyệt hay
Cảm nhận của em về nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Bài làm Nguyễn Dữ là một trong những tác gia vô cùng nổi tiếng của văn học Việt Nam thời kì trung đại. Ông có phong cách văn chương vô cùng riêng ...
Cảm nhận của em về nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Bài làm
Nguyễn Dữ là một trong những tác gia vô cùng nổi tiếng của văn học Việt Nam thời kì trung đại. Ông có phong cách văn chương vô cùng riêng biệt với những tác phẩm mang hơi hướng tưởng tượng kỳ ảo nhưng lại phán ánh những nội dung vô cùng thực tế, vô cùng thiết thực. Một trong những tác phẩm nổi tiếng, có độ phổ biến với công chúng bạn đọc nổi tiếng của ông theo hướng đề tài này phải kể đến tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác phẩm xoay quanh nhân vật chính có tên là Ngô Tử Văn.
Câu chuyện kể về nhân vật tên Ngô Tử Văn – một người thuộc tầng lớp trí thức đương thời. Ngô Tử Văn học rộng, hiểu biết lẽ đời chính vì vậy có cái nhìn về cuộc đời, về thực tiễn đời sống rất sáng suốt. Ngôi làng của Tử Văn đang sinh sống có một ngôi đền rất linh thiêng nhưng từ lâu lại trở thành nơi ngự trị bất khả xâm phạm của một tên yêu quái chỉ biết tác oai hại nhân dân. Biết được chuyện này, tìm hiểu rõ được sự tình, Ngô Tử Văn bất bình vô cùng, mọi trí nghĩ dồn dập những kế sách trừ yêu, trả lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân. Đã nghĩ suy rất nhiều cách để rồi chốt lại bằng một phương pháp mà Ngô Tử Văn nghĩ rằng trọn vẹn nhất "một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. Đền chùa là nơi linh thiêng, việc đốt đền quả thực không phải cách hay nhưng trong tình thế hiện tại, đó lại là biện pháp hữu hiệu duy nhất. Và việc làm đó là xuất phát từ mục đích cứu dân, việc làm ấy đáng được ủng hộ, được bảo vệ. Liệu có ai có được sự dũng cảm như Ngô Tử Văn.
Nhưng thật không may, Ngô Tử Văn làm việc tốt và bị trả thù ,sau khi đốt ngôi đền,Tử Văn ốm nặng rồi “thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành vế phía đông” bị kéo xuống dưới chốn âm cung cho Diêm Vương xử kiện do tên yêu quái tướng giặc không chịu buông bỏ tội ác của mình. Nhưng rồi cũng nhờ tinh thần gan góc kiên cường và lẽ phải, từng bước Ngô Tử Văn đã chứng minh cho mọi người thấy việc làm chính nghĩa của mình là đáng như thế nào.
Cảm nhận của em về nhân vật Ngô Tử Văn
Sau khi được minh oan ờ minh ti, Tử Văn trở về nhà chưa được 1 tháng thì Thổ công đến bảo Tử Văn nên nhậm chức phán sự ở đến Tản Viên. Thổ công nói:”người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau” và khuyên Văn nên nhận.Thế là Văn vui vẻ nhận lời. việc được nhận chức ở đền Tản Viên đã nói lên thắng lợi của chàng trong cuộc đấu tranh với tên hung thầ xảo quyệt. Sự thắng lợi này đã khẳng định chàng là người tốt, chính nghĩa, dám đấu tranh để thực hiện công lí. Con người của chính nghĩa đã được đứng ra để thực hiện công lý là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
Con người của chính nghĩa đã được đứng ra để thực hiện công lý là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà. Câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lai cái ác trừ hạ cho dân. Truyện còn thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà. Qua cuộc chiến đấu quyết liệt với tên Bách hộ họ Thôi, Ngô Tử Văn như “vàng đã qua thử lửa” sáng lên tinh thần dũng cảm, cương quyết trước gian tà, thực hiện đúng trách nhiệm của một người có học thức nhận biết được cái xấu, cái ác Những yêu tố kì ảo xuất hiện trong tác phẩm không chỉ tăng thêm sự hấp dẫn của tác phẩm mà còn vừa làm bật lên sự chính trực, bản lĩnh cứng cỏi nhân vật Ngô Tử Văn vừa tô đậm thêm chiến thắng của con người trước cái xấu và cái ác. Nhìn sâu hơn vào câu chuyện, dường như Nguyễn Dữ đang muốn gửi gắm ước nguyện về một anh hùng của chính nghĩa sẽ đứng lên bảo vệ cho đất nước, nhân dân như cách mà Tử Văn đã bảo vệ dân làng trước sự xâm chiếm của tên tướng giặc phương Bắc. Phải yêu quý, và gắn bó với quê hương biết chừng nào, phải xót xa và đau đớn trước nỗi đau dân nước biết chừng nào, những hành động của Tử Văn mới quyết liệt và dữ dội đến thế! Đó là sự chiến đấu đến cùng, là sự tự tôn dân tộc, là sự quyết tâm sắt đá khó lòng lay chuyển. Chính bởi vậy, chiến thắng của Tử Văn lại càng có ý nghĩa hơn, nó sẽ khơi dậy tinh thần yêu nước, yêu công bình và sẵn sàng xả thân vì chính nghĩa của biết bao những trí thức lúc bấy giờ.
Sự đấu tranh của Ngô Tử Văn với cái xấu, cái ác là đáng khen ngợi, là điều đáng quý, đáng khâm phục vô cùng. Và cũng nhờ chiến thắng của Ngô Tử Văn càng củng cố hơn niềm tin về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác trong xã hội. Niềm tin về sự công bình trong cuộc sống, niềm tin vào lẽ phải trong cuộc sống.
Minh Tuệ