05/10/2018, 23:21

Phân tích vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Hướng dẫn Phân tích vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều hay nhất. ngữ văn lớp 9. Hai nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều trong tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” hay còn gọi là “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du dường như đã trở thành hai nhân vật vô ...

Hướng dẫn Phân tích vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều hay nhất. ngữ văn lớp 9. Hai nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều trong tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” hay còn gọi là “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du dường như đã trở thành hai nhân vật vô cùng quen thuộc với mọi người. Vẻ đẹp của hai cô dường như đã trở thành chuẩn mực cho những so sánh về vẻ đẹp. Một người mang vẻ đẹp thanh tú, phúc hậu, khiến thiên nhiên cũng phải ngắm nhìn còn một người mang vẻ đẹp sắc sảo, tài năng, vượt bậc hơn người trong ngòi bút miêu tả tài hoa của đại thi hào Nguyễn Du. Trong chương trình ngữ văn lớp 9, chúng ta sẽ được học đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” thuộc phần đầu “Truyện Kiều”, đây là đoạn trích miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều. Hai chị em tuy mỗi người đẹp theo một cách khác nhau nhưng ai cũng làm cho người ta phải yêu quý. Sau đây là bài làm văn mẫu Phân tích vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Để làm bài tập này, chúng ta sẽ giới thiệu tác giả, tác phẩm, phân tích vẻ đẹp của hai chị em.

BÀI LÀM PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP CỦA CHỊ EM THÚY KIỀU TRONG ĐOẠN TRÍCH CHỊ EM THÚY KIỀU.
Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích ở phần đầu của “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là đoạn trích giới thiệu hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều. Đoạn trích đã thể hiện rất thành công vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” của hai chị em.

Mở đầu đoạn trích là giới thiệu rất tuần tự của Nguyễn Du về hai chị em:
  • Đầu lòng hai ả tố nga,
  • Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
  • Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
  • Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Cách nói “mai cốt cách, tuyết tinh thần” là ý nói hai chị em có cốt cách, phong thái cao quý như mai và tinh thần, tâm hồn vô tư, trong sáng như tuyết. Tuy mỗi người mang một vẻ đẹp khác nhau nhưng đều vẹn cả mười phân.
Đầu tiên, Nguyễn Du đi vào miêu tả về vẻ đẹp của Thúy Vân:
  • Vân xem trang trọng khác vời,
  • Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
  • Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
  • Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Thúy Vân được miêu tả vô cùng rõ nét với các phép so sánh khuôn mặt như vầng trăng tròn, đầy đặn, sáng ngời, đôi lông mày rõ đậm, nở nang, tạo cảm giác đầy sức sống. Nghệ thuật nhân hóa hoa cười, ngọc thốt có lẽ là chỉ khuôn miệng xinh xắn mỗi lần cười là nở ra hàm trăng trắng như ngọc. Đặc biệt, tác giả dùng từ thốt chứ không dùng từ nói tức là chỉ Thúy Vân là người đoan trang, không nói nhiều nhưng mỗi lời nói tra thì đáng quý như ngọc. Nàng có nước da trằng như tuyết, tóc bồng bềnh như mây khiến cho thiên nhiên cũng cúi đầu nhường chỗ. Tất cả những chi tiết trên cho thấy Vân là một người con gái đoan trang, phúc hậu, rồi đây cuộc đời sẽ cho cô những trái ngọt.
Đó là Thúy Vân, còn cô chị Thúy Kiều thì:
  • Kiều càng sắc sảo mặn mà,
  • So bề tài sắc vẫn là phần hơn.
Từ “càng” thể hiện mức độ tăng tiến cho thấy Nguyễn Du đang có ngụ ý so sánh vẻ đẹp của Thúy Kiều với Thúy Vân ở trên. Thúy Vân được miêu tả bên trên đã xinh đẹp, Thúy Kiều ở đây lại càng xinh đẹp hơn. Thì ra ngụ ý để nhà thơ giới thiệu chị trước em sau nhưng lại miêu tả em trước chị sau để có ý lấy vẻ đẹp của Thúy Vân để làm nền cho sự xuất hiện vẻ đẹp của Thúy Kiều. Cụm từ “sắc sảo mặn mà” gợi tả một vẻ đẹp sắc nét góc cạnh không chỉ về hình thức mà còn về tính cách, thiên về giá trị nội tại của vẻ đẹp.
  • Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
  • Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Nếu Nguyễn Du dùng bút áp đặc tả để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, với Thúy Kiều, Nguyễn Du chỉ gợi một vài đường nét, đó chỉ là làn, là nét mà cũng đủ cho thấy vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều. Chỉ một chút vậy thôi cũng đủ cho ta tưởng tượng về một đôi mắt sống động, diễm tình, một đôi lông mày đậm đà quyến rũ. Đây là vẻ đẹp mà thiên nhiên cũng phải hờn dỗi. Qua phép nhân hóa hoa ghen, liễu hờn, ta cảm nhận được vẻ đẹp của Thúy Kiều có lẽ đã vượt xa thiên nhiên đất trời khiến cho thiên nhiên không vừa ý. Đây cũng là cách nói dự đoán về số phận sẽ không được êm đềm của Thúy Kiều bởi nhiều người ghen ghét, làm hại.
  • Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
  • Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
Nguyễn Du đã khẳng định vẻ đẹp của Thúy Kiều “nghiêng nước nghiêng thành”, là vẻ đẹp khuynh thành đảo quốc, trên thế gian này có lẽ chỉ có một người xinh đẹp đến như vậy, còn tài năng thì còn được đến người thứ hai. Từ đây mở ra vẻ đẹp về tài năng của Thúy Kiều:
  • Thông minh vốn sẵn tính trời,
  • Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
  • Cung, thương làu bậc ngũ âm,
  • Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
  • Khúc nhà tay lựa nên chương,
  • Một thiên "Bạc mệnh" lại càng não nhân.
Kiều là một kì nữa tinh thông cả “cầm, kì, thư, họa”, trong đó, tài đàn của Thúy Kiều đã trở thành “nghề riêng”. Kiều có thể đàn, có thể sáng tác, khúc “Bạc mệnh” mà cô sáng tác đã khiến cho người nghe cũng phải não lòng vì sức truyền tải mãnh liệt của nó. Cho thấy Kiều là một cô gái vô cùng tài năng mà hết sức đa sầu đa cảm, dự báo một cuộc đời sẽ lắm gian truân.
Ở đoạn cuối là cuộc sống vô cùng vô tư của hai chị em trong cảnh êm đềm:
  • Phong lưu rất mực hồng quần,
  • Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
  • Êm đềm trướng rủ màn che,
  • Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Những câu thơ này cho ta thấy Thúy Vân, Thúy Kiều là con gái nhà có nề nếp, gia phong, đang sống những tháng ngày bình yên nhất của tuổi trăng rằm.
Đoạn trích chính là tiêu biểu cho bút pháp tả chân dung của đại thi hào Nguyễn Du, qua đó, ta thấy ông quả là một bậc thầy trong nghệ thuật tả chân dung nhân vật.
Vy - vforum.vn


BÀI LÀM PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP CỦA THÚY KIỀU TRONG ĐOẠN TRÍCH CHỊ EM THÚY KIỀU.
Người xưa có câu “Hồng nhan thì bạc mệnh”, Nguyễn Du cũng đã từng viết:
  • “Trăm năm trong cõi người ta
  • Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Trong xã hội phong kiến khi thân phận của người phụ nữ sớm đã chịu nhiều thiệt thòi, phụ thuộc, người con gái càng xinh đẹp tài hoa thì có lẽ càng bất hạnh. Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều chính là một ví dụ.

Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du khi đi miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều khi giới thiệu, ông giới thiệu chị trước, em sau nhưng khi đi vào miêu tả từng người, ông lại miêu tả em là Thúy Vân trước còn chị là Thúy Kiều sau. Đây rõ ràng là dụng ý nghệ thuật của ông. Sau khi miêu tả về Thúy Vân, ông miêu tả:
  • Kiều càng sắc sảo mặn mà,
  • So bề tài sắc vẫn là phần hơn.

Từ “càng” thể hiện mức độ tăng tiến cho thấy Nguyễn Du đang có ngụ ý so sánh vẻ đẹp của Thúy Kiều với Thúy Vân ở trên. Thúy Vân được miêu tả bên trên đã xinh đẹp, Thúy Kiều ở đây lại càng xinh đẹp hơn. Cụm từ “sắc sảo mặn mà” gợi tả một vẻ đẹp sắc nét góc cạnh không chỉ về hình thức mà còn về tính cách, thiên về giá trị nội tại của vẻ đẹp.
  • Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
  • Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Không được miêu tả kĩ lưỡng như Thúy Vân, với Thúy Kiều, Nguyễn Du chỉ gợi một vài đường nét, đó chỉ là làn, là nét mà cũng đủ cho thấy vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều. Với một vài nét chấm phá ấy, Thúy Kiều hiện lên với vẻ đẹp thanh tú, mát lành như nước mùa thu, đường nét đậm đà, căng tràn sức sống như dáng núi mùa xuân. Chỉ một chút vậy thôi cũng đủ cho ta tưởng tượng về một đôi mắt sống động, diễm tình, một đôi lông mày đậm đà quyến rũ. Đây là vẻ đẹp mà thiên nhiên cũng phải hờn dỗi. Qua phép nhân hóa hoa ghen, liễu hờn, ta cảm nhận được vẻ đẹp của Thúy Kiều có lẽ đã vượt xa thiên nhiên đất trời khiến cho thiên nhiên không vừa ý. Đây cũng là cách nói dự đoán về số phận sẽ không được êm đềm của Thúy Kiều bởi nhiều người ghen ghét, làm hại.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
Nguyễn Du đã khẳng định vẻ đẹp của Thúy Kiều “nghiêng nước nghiêng thành”, là vẻ đẹp khuynh thành đảo quốc, trên thế gian này có lẽ chỉ có một người xinh đẹp đến như vậy, còn tài năng thì còn được đến người thứ hai. Từ đây mở ra vẻ đẹp về tài năng của Thúy Kiều:
  • Thông minh vốn sẵn tính trời,
  • Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
  • Cung, thương làu bậc ngũ âm,
  • Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
  • Khúc nhà tay lựa nên chương,
  • Một thiên "Bạc mệnh" lại càng não nhân.

Kiều là một kì nữa tinh thông cả “cầm, kì, thư, họa”, trong đó, tài đàn của Thúy Kiều có lẽ đã không còn là tài “cầm” trong “cầm, kì, thư, họa” như bình thường mà đã trở thành “nghề riêng”. Kiều có thể đàn, có thể sáng tác, khúc “Bạc mệnh” mà cô sáng tác đã khiến cho người nghe cũng phải nao lòng. Cho thấy Kiều là một cô gái vô cùng tài năng mà hết sức nhạy cảm, những người con gái đa sầu đa cảm như vậy, cuộc đời sẽ lắm gian truân, thử thách.

Thúy Kiều không chỉ là một người con gái xinh đẹp mà còn tài hoa hơn người nhưng qua cách miêu tả của Nguyễn Du, người đọc nhận thấy một dự cảm không lành về số phận và cuộc đời Kiều, rồi đây, Kiều sẽ phải chịu nhiều bất hạnh. Nhưng qua đó, ta cũng thấy rõ tài năng cùng tình yêu mến của Nguyễn Du đối với Thúy Kiều.

Vy - vforum.vn
0