05/10/2018, 23:21

Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ “Con cò” lớp 9 hay nhất

Hướng dẫn hình ảnh người mẹ trong bài thơ Con cò hay nhất Mẹ cha gánh vác hy sinh Mẹ cha quên cả thân mình vì con. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau để cho ta có sự sống trên cuộc đời, là người đã hi sinh những năm tháng thanh xuân của mình để nuôi dưỡng ta trưởng thành nên người, là người sẽ mãi mãi ...

Hướng dẫn hình ảnh người mẹ trong bài thơ Con cò hay nhất Mẹ cha gánh vác hy sinh Mẹ cha quên cả thân mình vì con. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau để cho ta có sự sống trên cuộc đời, là người đã hi sinh những năm tháng thanh xuân của mình để nuôi dưỡng ta trưởng thành nên người, là người sẽ mãi mãi yêu thương, đùm bọc, chở che cho ta vô điều kiện. Mẹ vui, mẹ buồn, mẹ khóc, mẹ cười đều là bởi con, mẹ vất vả, hi sinh đều là vì con vì cái. Đó là tất cả những thông điệp mà Chế Lan Viên muốn gói gọn trong bài thơ “Con cò” của mình mà chúng ta sẽ được học trong chương trình ngữ văn lớp 8. Hình ảnh người mẹ trong bài thơ “Con cò” để lại trong người đọc vô cùng nhiều những ấn tượng để từ đó những người con thấy yêu thương mẹ mìn, hiểu mẹ mình và quý trọng mẹ mình biết bao. Sau đây là bài phân tích cảm nhận Hình ảnh người mẹ trong bài thơ “Con cò” có tính chất tham khảo để giúp các bạn định hướng cho đề bài Hình ảnh người mẹ trong bài thơ “Con cò”. Để làm bài tập này, chúng ta cần giới thiệu tác giả, tác phẩm, phân tích Hình ảnh người mẹ trong bài thơ “Con cò”.

BÀI LÀM HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸ TRONG BÀI THƠ CON CÒ
Nhắc đến Chế Lan Viên, ta không thể không nhớ tới những vần thơ giàu suy tư triết lí và lấp lánh màu sắc trí tuệ. Một trong những bài thơ gợi nhớ về người thơ ấy không thể không kể đến” Con cò”. Có lẽ bài thơ không phải là một trong những tuyệt tác của di sản thơ Chế Lan Viên, nhưng là bài thơ đi sâu vào lòng bạn đọc nhất của thi sĩ họ Chế. Đọc bài thơ, ta không chỉ được ngồi trên chiếc tàu tốc hành trở về những ngày thơ bé mà còn thấy cả một dáng hình thân thương thông qua hình ảnh người mẹ với những lời hát ru ngọt ngào đong đầy những giấc trẻ thơ.
Người mẹ hiện lên trong tiếng ru ầu ơ dịu dàng và tha thiết:
  • “Con cò bay la
  • Con cò bay lả
  • Con cò cổng phủ,
  • Con cò Đồng Đăng…”

Cùng với tiếng hát ru dịu êm ấy, ta như thấy người mẹ hiền bế đứa con bé xinh trên tay, cất lời hát ru. Những câu hát ru từ ngàn đời đã nâng giấc biết bao những lớp lớp trẻ thơ:
  • “Con cò mà đi ăn đêm
  • Đậu phải cành mềm mà lộn xuống ao
  • Ông ơi ông vớt tôi nao
  • Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
  • Có xáo thì xáo nước trong
  • Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.”

Mẹ cũng hát ru con những câu ca muôn thuở ấy. Nhìn con thơ”còn bế trên tay”, “còn chưa biết con cò”, lòng mẹ dạt dào tình yêu thương vô bờ bến. Mẹ yêu con cò chốn làng quê thanh bình với những cánh cò” bay lả bay la”, mẹ thương con cò trong ca dao long đong lận đận nhọc nhằn một nắng hai sương vất vả nuôi con, nuôi chồng. Và mẹ yêu thương chăm chút cho con của mẹ biết bao lần. Bởi thế mà mẹ đang hát ru con. Giọng hát dịu dàng của mẹ, dòng sữa ngọt ngào của mẹ cho giấc ngủ con đong đầy, để cho “con ngủ chẳng phân vân”. Mẹ thương con cò, mẹ yêu đất nước và trong lời hát ru con, mẹ như muốn tâm tình cùng con bé bỏng của mẹ. Phải chăng qua lời ru ấy cũng là sự khẳng định của mẹ, rằng mẹ sẽ như thân cò, sẽ yêu con, sẽ vì con, dù phải chịu bao nhiêu gian khó, thậm chí là hi sinh bản thân để che chở cho con, để con được sống trong niềm vui và hạnh phúc?
Mẹ dành cho con thớ tất cả: Cánh tay dịu hiền của mẹ, lời ru câu hát êm đềm của mẹ, dòng sữa ngọt ngào của mẹ,… Mẹ cho con tất cả sự chở che , bảo bọc
  • “Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
  • Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.”
Những hoán dụ nghệ thuật đã hình tượng tình mẹ bao la. Nhịp thơ cũng chính là nhịp võng, nhịp cánh tay đưa nôi nhẹ nhàng, đầy vỗ về:
  • “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
  • Cánh có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
  • Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,
  • Con chưa biết con cò con vạc
  • Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
  • Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”
Điệp ngữ” Ngủ yên”, “ con chưa biết” và “ con cò” lặp đi lặp lại nhiều lần làm cho giọng thơ trở nên đầm ấm , ngọt ngào, thiết tha dìu dịu chan chứa hạnh phúc yêu thương của mẹ dành cho con.
Ngám nhìn con thơ say giấc ngủ, lòng mẹ dạt dào những mơ ước mai sau. “Cánh cò” trong lời mẹ hát sẽ bầu bạn cùng con, sát cánh cùng con trên những bước đường đời đầu tiên, cùng con san sẻ những buồn vui cũng nhưu những niềm vui và hạnh phúc:
  • “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
  • Cho cò trắng đến làm quen
  • Cò đứng ở quanh nôi
  • Rồi cò vào trong tổ
  • Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
  • Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
  • Mai khôn lớn con theo cò đi học
  • Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
  • Lớn lên, lớn lên, lớn lên
  • Con làm gì?
  • Con làm thi sĩ!
  • Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
  • Trước hiên nhà
  • Và trong hới mát câu văn…”
Cánh cò hay chính là mẹ, là tình yêu thương của mẹ sẽ theo con, sẽ bầu bạn cùng con những lúc con vui chơi, những lúc con học tập, và cả sau này, khi con lớn lên, mẹ ao ước về nghề nghiệp tương lai của con, mẹ muốn con của mẹ làm thi sĩ và cánh cò sẽ bay mãi trong những câu văn con!
Mẹ nghĩ về cuộc đời của con mai sau, tình yêu thương dạt dào của mẹ đã cất thành lời ru, như một lời thề nguyền của mẹ:
  • “Dù ở gần con
  • Dù ở gần con
  • Lên rừng xuống bể
  • Cò sẽ tìm con
  • Cò mãi yêu con
  • Con dù lớn vẫn là con của mẹ
  • Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Mẹ nghĩ về tương lai của con, con sẽ lớn lên, có thể con sẽ đi xa, xa mẹ, có thể con sẽ ở gần ngay bên cạnh mẹ đây, có thể đường đời con nhiều chông gai trắc trở, cuộc sống sẽ thử thách con bằng muốn vàn những cách thức khác nhau thì mẹ vẫn luôn bên con, luôn dõi theo con, luôn luôn yêu thương và cho con một bến bờ bình yên và dịu dàng nhất. Con bây giờ, con của mai sau, con của nhiều nhiều năm sau nữa, khi con đã lớn khôn, khi con có thể đã là mẹ , thì với mẹ, con vẫn là một đứa bé cần được chở che! Tình mẹ bao la vô bờ đến thế đấy!
Mẹ không chỉ yêu con, thương con mà còn thương những thân phận , những con người nhỏ bé đáng thương trong cuộc đời:
  • “À ơi
  • Một con cò thôi
  • Con cò mẹ hát
  • Cũng là cuộc đời
  • Vỗ cánh qua nôi”
Phải chăng người mẹ hiền đang bâng khuâng về câu hát:
  • ”Có xáo thì xáo nước trong
  • Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”?

Thác trong còn hơn sống đục, ấy là ý vị “cuộc đời” đáng thương đáng trọng xưa nay.
Qua hình tượng lời ru và hinh tượng con cò, bài thơ đã vẽ lên một bức chân dung người mẹ Việt Nam dịu hiền, giàu tình yêu thương, tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt, tình yêu thương cuộc đời để rồi cứ đi mãi, đi mãi vào tâm hồn người đọc. Vy - vforum.vn
0