21/02/2018, 09:50

Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện Thánh Gióng – văn lớp 6

Đề bài: . Bài làm Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, kể lại các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân. Thánh Gióng là một câu chuyện thuộc thể loại truyền thuyết với những chi tiết ly kỳ lôi cuốn người đọc. ...

Đề bài: .

Bài làm

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, kể lại các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân. Thánh Gióng là một câu chuyện thuộc thể loại truyền thuyết với những chi tiết ly kỳ lôi cuốn người đọc.

Chuyện xưa kể lại, có một người phụ nữ đã lớn tuổi nhưng mãi vẫn chưa sinh được một đứa con. Trong một lần tình cờ, bà nhìn thấy một vết chân to lớn, hơn hẳn những vết chân người bình thường, bá đã ướm thử chân mình vào đó. Kỳ lạ thay, sau đó bà mang thai, bà sinh ra một cậu bé nhưng tới 3 tuổi vẫn chưa biết ngồi, chưa biết lẫy, vẫn nằm ngửa để ăn. Năm đó giặc Ân xâm chiếm, chúng dày xéo làng xóm, vua phát động tìm người tài cứu nước. Gióng đã bảo mẹ gọi sứ thần tới, chuẩn bị cho Gióng những dụng cụ đánh giặc. Mẹ Gióng thổi cho Gióng nồi cơm to và kêu gọi làng xóm giúp đỡ vì Gióng ăn bao nhiêu cũng không biết no. Gióng vươn vai người bỗng trở nên cao to vạm vỡ leo lên lưng ngựa và dẹp giặc ngoại xâm. Đất nước trở nên yên bình nhưng Gióng đã bay về trời sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Vua Hùng cho lập đền thờ Gióng ở làng quê và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương.

Truyền thuyết Thánh Gióng cho ta nhiều suy nghĩ về những điều có thực trong cuộc sống. Từ những điều giản dị nhất cũng xuất hiện trong truyền thuyết như hình ảnh của gạo, khoai, trâu bò, hoa quả, bánh trái… là những đặc trưng tiêu biểu của vùng đất nông nghiệp. Cậu bé Gióng ăn bao nhiêu cũng không đủ no là cách để dân gian tô đậm tính phi thường. Mẹ Gióng hết gạo, kêu gọi làng xóm giúp đỡ tượng trưng cho truyền thống quý báu đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc “một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Khi Gióng 3 tuổi khác thường với những đứa bé cùng trang lứa khác, không biết ngồi, không cười, không nói mẹ Gióng vẫn chăm sóc mà không một lời kêu than, oán trách. Bà vẫn tần tảo chăm sóc con, đó là hình ảnh mẫu mực về một người mẹ tiêu biểu ở Việt Nam.

Hình ảnh chàng Gióng oai phong, cao lớn cưỡi ngựa dẹp tan quân xâm lược gợi cho ta hình ảnh về cha ông trong công cuộc bảo vệ đất nước. Tác giả dân gian muốn nhấn mạnh đến vũ khí đánh giặc của Gióng, không chỉ bằng những vũ khí nhà vua ban, Gióng còn sử dụng cây tre của Việt Nam để đánh giặc“Roi gãy, Gióng đã nhổ tre bên đường thay roi đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả cây cỏ thân yêu chốn quê nhà”.

Tinh thần dũng cảm, bảo vệ quê hương, dám đứng lên hy sinh vì nghĩa lớn, hy sinh thân mình vì dân tộc. Sức khỏe vạm vỡ của Thánh Gióng là hình ảnh mẫu mực để mỗi con người chúng ta vươn tới. Nó là biểu tượng của ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc, là nghị lực vươn lên trong cuộc sống khó khăn.

Giặc tan, đất nước trở nên yên bình, Thánh Gióng đã bay về trời mà không màng đến công danh, phú quý.

Câu chuyện còn là ý niệm vươn tới cuộc sống hoàn mĩ của con người, trong đó có sự giúp đỡ của một thế lực siêu nhiên nào đó như tướng của nhà trời được trời cử xuống dẹp tan quân xâm lược. Rồi hình ảnh vươn vai mà biến thành một người “cao to sừng sững” ẩn ý tới hình ảnh của một con người sau một quá trình trưởng thành, lớn lên.

Truyền thuyết được kể lại bằng biện pháp nghệ thuật khoa trương, phóng đại đồng thời cũng sử dụng các yếu tố hư ảo thần kỳ. Để ghi nhớ công ơn Thánh Gióng, vua Hùng đã cho người xây đền thờ, người đời sau tưởng niệm chàng qua lễ hội đền Gióng diễn ra hàng năm. Bên cạnh đó còn tổ chức Hội khỏe Phù Đổng nhằm tìm ra những người có sức khỏe, có thể chất.

0