21/02/2018, 09:50

Phân tích khổ thơ thứ 3 bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm- Văn 12

Đề bài: Em hãy phân tích khổ thơ thứ 3 bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm Tác phẩm độc đáo “Bên kia sông Đuống” là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà thơ Hoàng Cầm. Ông viết bài thơ này khi nghe quên hương mình bị giặc đánh phá bằng những xúc cảm sâu sắc của một ...

Đề bài: Em hãy phân tích khổ thơ thứ 3 bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Tác phẩm độc đáo “Bên kia sông Đuống” là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà thơ Hoàng Cầm. Ông viết bài thơ này khi nghe quên hương mình bị giặc đánh phá bằng những xúc cảm sâu sắc của một người con xa quê thương nhớ quê. Và khổ thơ thứ 3 là một khổ thơ đặc sác trong bài thơ.

Và cũng chính bằng cách trình bày khung cảnh thanh bình của một làng quê, của quê hương sông Đuống. Quê hương kinh Bắc này được xem như một mảnh đất có bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời. Đó là quê hương gắn với những nét tài hoa về hội họa dân gian, và đó là những hội hè mùa xuân đông vui, những sinh hoạt chợ búa, các nghề thủ công nổi tiếng… Và có thể nói những nét đặc sắc này như quy tụ lại ở gánh hàng rong của mẹ già một đời tần tảo, hình ảnh những đứa em thơ… Dường như tất cả đều bị lũ giặc hung tàn tràn đến đốt phá tan tành, tác giả bộc lộ nỗi đau quặn thắt đến tốt cùng của trái tim gắn chặt với quê hương và qua đó nói lên tình yêu đất nước thiết tha, sâu đậm của tác giả.

Mở đầu bài thơ, tác giả Hoàng Cầm thật tinh tế khi đã khéo gợi nhắc tới nét đẹp của con sống Đuống đó chính là cái cát trắng phẳng lì, một dòng lấp lánh, xanh xanh bãi mía bờ dâu, ngô khoai biêng biếc… dường như cũng đã gợi lên hình ảnh của cuộc sống thanh bình, no ấm. Nhưng giờ đây thì sao chư? Đó là tất cả đều tan tác dưới gót giày quân xâm lược. Và khi tác giả như đứng bên này sống, nhìn sang quê hương bên kia sống bị giặc chiếm, ta như thấy được những cảm xúc đau đớn của nhà thơ lên đến cực điểm như đa “Xót xa như rụng bàn tay”.

Người đọc cũng như có thể thấy được hình ảnh quê hương thân yêu hiện lên rõ ràng trong nỗi nhớ thương đau đáu không nguôi một chút nào của người con đang sống xa quê:

“Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

Ruộng ta khô

Nhà ta cháy

Chó ngộ một đàn

Lưỡi dài lê sắc máu

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

Mẹ con đàn lợn âm dương

Chia lìa trăm ngả

Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu?”

Bắc Ninh được biết đến là vùng thuộc vùng Kinh Bắc xưa là một vùng đất mỡ màu, nó rất là trù phú và có một bề dày lịch sử, văn hóa vô cùng quý báu. Nhớ tới quê hương. Và dường như cũng chính nhà thơ như cảm thấy hương vị đậm đà, thanh khiết của lúa nếp thơm nồng như lan tỏa ra sau mùa gặt mới. Và vẫn còn đó những hương cốm ngọt ngào trong đêm trăng sáng Trung thu, mùi xôi nếp cái hoa vàng thơm lừng ngày giỗ, ngày Tết… dường như cũng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xa quê. Và ta như thấy được mảnh đất Kinh Bắc là đất của thơ ca, nhạc họa và những chiến công oanh liệt chống ngoại xâm. Và đó là người anh hùng Thánh Gióng nhổ tre quật tan tác giặc Ân. Và chuyện Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh quân Nam Hán. Hay vãn còn đó là câu chuyện Lí Thường Kiệt đuổi quân Tống ở sông cầu. Chiến dịch Xương Giang của Lê Lợi – Nguyễn Trãi giết hàng vạn giặc Minh cũng diễn ra ở đấy. Đã có biết bao thần thoại, truyền thuyết, cổ tích đẹp đẽ cũng ra đời từ miền đất anh hùng ấy. Đặc biệt hơn nữa đó chính là hình ảnh những con người Kinh Bắc tài hoa đã sáng tạo ra một loại tranh dân gian nổi tiếng là tranh Đông Hồ, tranh với nội dung vui tươi, nét vẽ đậm đà, chân chất, màu sắc tươi tắn. Và có thể thấy những câu:

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.

Tranh Đông Hồ khi mà được đến với mọi nhà, đem niềm vui và niềm tin vào năm mới làm ăn sẽ may mắn, phát đạt. Tranh mang vẻ đẹp dân dã mà thanh tao, ý nghĩa ấm áp bao nhiêu!

Vậy mà ai ngờ đâu nay bỗng dưng lũ giặc kia ầm ầm kéo tới, ngùn ngụt như đám cháy. Và đó là cảnh hung tàn chẳng khác chi chó ngộ một đàn, lưỡi dài lê sắc máu. Chúng tàn phá không chừa một nơi nào cả:

Ruộng ta khô.

Nhà ta cháy…

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang.

Mẹ con đàn lợn âm dương

Chia lìa đôi ngả

Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu.

Và những câu thơ như thấy được nào chỉ có tang thương, đau đớn về vật chất?! Chúng nó đốt phá, cướp bóc, giết chóc… nhưng dường như đó mới chỉ là những vết thương trước mắt, nhìn thấy rõ. Còn điều sâu xa hơn nữa thì có ai ngờ? Đàn lợn âm dương hay đó còn chính là Đám cưới chuột (tên hai bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng) dường như cũng đã tượng trưng cho quan niệm về nguồn gốc sự sống của cha ông nay cũng bị giặc tàn phá, hủy diệt. Và hơn nữa là hỏi còn tội ác nào lớn hơn thế nữa chứ?

Lời thơ, ý thơ hay và sâu sắc là vậy và âm điệu đoạn thơ cũng là một âm điệu xót xa kéo dài: Bây giờ tan tác về đâu? Và khi mà lũ giặc kéo tới cùng với đau thương, chết chóc, kinh hoàng. Bây giờ không biết mọi cái đã tan tác về đâu đây? Có lẽ rằng cả thời gian lẫn không gian đều trở nên mờ mịt, và nó cũng như thật xa xôi không biết đến nơi nào, và cũng như cho đến bao giờ, khiến nỗi xót xa không còn giới hạn. Âm điệu của hai chữ về đâu dường như làm cho ta nghe như một tiếng kêu xé lòng vút lên giữa thinh không, chẳng có lời đáp lại.

Đoạn thơ trên tuy thật ngắn với hai mảng đối lập nhau đó chính là quá khứ tươi đẹp và hiện tại đau thương dường như cũng đã có tác dụng như một lời kết tội đanh thép quân xâm lược. Ta như thấy được câu thơ cuối chứa chất xót xa, như thật là đau đớn và căm hận. Cau thơ như muốn nói rằng quân cướp nước sẽ phải trả nợ máu cho những tội ác của chúng đã gây ra trên quê hương, đất nước này

Nguồn: Văn mẫu hay

0