Cảm hứng nhân văn và nhân đạo của Nguyễn Du trong việc miêu tả tài sắc của chị em Thúy Kiều
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nói về cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong việc miêu tả tài sắc của chị em Thúy Kiều Trong khuynh hướng nhân đạo của văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Du nổi bật lên như một gương mặt nhân đạo xuất sắc, các tác phẩm của ông không chỉ phản ...
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nói về cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong việc miêu tả tài sắc của chị em Thúy Kiều Trong khuynh hướng nhân đạo của văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Du nổi bật lên như một gương mặt nhân đạo xuất sắc, các tác phẩm của ông không chỉ phản ánh được hiện thực xã hội Việt Nam trong giai đoạn lịch sử nhiều biến động mà ông còn thể hiện được tinh thần nhân đạo, nhân văn sâu sắc thông qua các tác phẩm, các hình ...
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nói về cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong việc miêu tả tài sắc của chị em Thúy Kiều
Trong khuynh hướng nhân đạo của văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Du nổi bật lên như một gương mặt nhân đạo xuất sắc, các tác phẩm của ông không chỉ phản ánh được hiện thực xã hội Việt Nam trong giai đoạn lịch sử nhiều biến động mà ông còn thể hiện được tinh thần nhân đạo, nhân văn sâu sắc thông qua các tác phẩm, các hình tượng nhân vật của mình. Đặc biệt là qua tác phẩm Truyện Kiều, ở đây chúng ta tìm hiểu cụ thể, rõ nét qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
Cảm hứng nhân văn, nhân đạo chính là một trong những nguồn cảm hứng chính của văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, một giai đoạn lịch sử đầy đặc biệt của xã hội Việt Nam, trước những biến động của xã hội, những hiện thực tàn nhẫn đã đẩy con người trong xã hội ấy vào những khổ đau, bất hạnh cùng cực. Trước thực trạng ấy, bằng tâm hồn nhạy cảm, nhiều thương yêu với đồng loại cùng với tài năng sáng tạo của mình, các nhà văn trung đại đã dùng ngòi bút của mình để đồng cảm, để bênh vực, ca ngợi những con người khổ đau, khốn cùng của xã hội ấy.
Trong tác phẩm của Truyện Kiều, ngay trong phần mở đầu, tác giả Nguyễn Du cũng đã thể hiện nỗi đau đớn, xót xa khôn cùng trước cuộc sống đau khổ, số phận đầy bi thảm của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Ở đây, ta ghi nhận được tấm lòng giàu nhân ái, thương yêu đối với con người, đặc biệt là với những người phụ nữ vốn phải chịu nhiều bất công trong xã hội xưa. Trở lại với đoạn trích Chị em Thúy Kiều, ta có thể thấy nét nhân văn đầu tiên của nguyễn Du đó chính là hướng ngòi bút của mình đến đối tượng là Thúy Kiều, Thúy Vân- cũng là những người phụ nữ, mà trong xã hội xưa họ bị đối xử rất bất công, nghiệt ngã.
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Nếu trong thơ ca trung đại, các tác giả thường có xu hướng lấy con người để định giá cho vẻ đẹp chuẩn mực là thiên nhiên thì Nguyễn Du đã phá vỡ đi quan niệm tưởng chừng như vô cùng quen thuộc đó, theo Nguyễn Du thì con người mới chính là chuẩn mực của cái đẹp, thiên nhiên từ vị trí độc tôn cũng trở thành thước đo để làm nổi bật, định giá cho vẻ đẹp của con người. Trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã lấy hình ảnh thiên nhiên quen thuộc như một phương tiện để làm nổi bật nên vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều. Trước hết là với Thúy Vân:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Hay với Thúy Kiều:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Như vậy,những biểu tượng của tự nhiên như: trăng hoa, ngọc, mây, tuyết, liễu vốn là những chuẩn mực của cái đẹp xưa nay cũng trở thành những công cụ làm nổi bật nên vẻ đẹp của hai chị em Vân, Kiều. Ngoài ra, cái nhân văn nhân đạo của Nguyễn Du còn thể hiện thông qua thái độ trân trọng, liên tài đối với những con người tài sắc vẹn toàn như nàng Kiều.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
CHỊ EM THÚY KIỀU
THÚY KIỀU
THUY KIEU
CẢM HỨNG NHÂN VĂN