28/05/2017, 19:43

Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Câu 1:Tình thương là hạnh phúc của con người. * Mở Bài: Khát quát và đưa ra vấn đề cần nghị luận, tình thương là hạnh phúc của con người, khái quát lại toàn bộ đề bài và là, nổi bật vấn đề cần nghị luận. *Thân Bài: Giải thích nghĩa đen của câu nói: ...

Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Câu 1:Tình thương là hạnh phúc của con người. * Mở Bài: Khát quát và đưa ra vấn đề cần nghị luận, tình thương là hạnh phúc của con người, khái quát lại toàn bộ đề bài và là, nổi bật vấn đề cần nghị luận. *Thân Bài: Giải thích nghĩa đen của câu nói: tình thương là hạnh phúc của con người, qua đó khái quát và giải thích tình thương là gì, tại sao tình thương lại là hạnh phúc cho con người. + Ý kiến này xuất ...


 Câu 1:Tình thương là hạnh phúc của con người.
* Mở Bài: Khát quát và đưa ra vấn đề cần nghị luận, tình thương là hạnh phúc của con người, khái quát lại toàn bộ đề bài và là, nổi bật vấn đề cần nghị luận.


*Thân Bài: Giải thích nghĩa đen của câu nói: tình thương là hạnh phúc của con người, qua đó khái quát và giải thích tình thương là gì, tại sao tình thương lại là hạnh phúc cho con người.
+ Ý kiến này xuất hiện từ bao giờ?
+ Những biểu hiện của tình yêu thương: Luôn chân trọng, gắn bó giữa con người với con người, tạo ra sự ấm áp cho con người.
+ Hạnh phúc là gì, ở đây có phải là hạnh phúc tạo cho chúng ta cảm giác sung sướng, hay đạt được trạng thái cao nhất của cảm xúc.
+  Trong cuộc sống chúng ta nhìn thấy hạnh phúc giữa con người với con người biểu hiện ở đâu, như thế nào và mang lại điều gì cho con người.


+ yêu thương biểu hiện như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta?
+ Con người cần làm gì để có được tình thương? Cần san sẻ, đồng cảm và thấu hiểu người khác, mở rộng tấm lòng bao dung, độ lượng với người khác…
+ Tình thương sẽ sửi ấm trái tim và tâm hồn của con người, chính vì thế nó thực sự đem lại được hạnh phúc cho mỗi chúng ta.
KB: Khẳng định vai trò quan trọng của tình thương, sức mạnh của nó đối với cuộc sống của mỗi chúng ta, nó tạo nên cho chúng ta niềm vui, sự hạnh phúc trong cuộc sống, giá trị cũng như những tư tưởng đạo đức của mỗi con người.


Câu 2: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.
+ Mở bài: Nêu lên vấn đề cần nghị luận, mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động, tất cả những điều đó tạo nên cho con người những ý thức về cuộc sống, lòng vị tha, tính bao dung sâu sắc.
+ Thân bài: Giải thích vấn đề nghị luận:
+ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động: Câu nói này đề cập đến tính nhân ái, bao dung vị tha của con người, đức hạnh ở đây được hiểu là phẩm chất cao quý, biết bao dung độ lượng cho người khác. Chính mọi đức hạnh đều được đánh giá qua hành động của mỗi chúng ta.

soan bai viet bai van so 1 nghi luan xa hoi


+ Câu nói này khuyên nhủ mỗi chúng ta cần phải mở rộng trái tim, bao dung độ lượng, biết cách tha thứ những lỗi lầm cho người khác.
+ Biểu hiện của những con người có đức hạnh, họ luôn sẵn sàng tha thứ, bao dung, độ lượng, tha thứ mọi điều cho con người,khi họ mắc lỗi lầm.
+ Khẳng định câu nói trên là hoàn toàn đúng đắn, khuyên nhủ con người biết sống đức độ, có ích cho cuộc sống.
+ Lấy dẫn chứng từ thực tế, liên hệ bản thân?
Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân từ vấn đề nghị luận trên? Thông qua điều này chúng ta cần phải học hỏi điều gì?


Câu 3: Hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".
+ Học để biết: Đó là việc tiếp thu vốn tri thức, khám phá những điều từ thực tế cuộc sống.
+ Học để làm: Đó là việc áp dụng những kiến thức mà chúng ta học được để áp dụng vào thực tế, vào học tập.
+ Học để chung sống: Trong xã hội hiện đại như ngày nay, chúng ta cần học để hòa nhập vào cộng đồng, biết sống đúng đắn, giao tiếp, ứng xửvà luôn sống để noi gương những công dân gương mẫu.


Học để tự khẳng định mình: Học để có thể góp phần sức lực của mình cho cuộc sống, tất cả những điều đó có đóng góp to lớn cho cuộc sống, học để khẳng định mình trong xã hội, góp phần làm mới xã hội.
Học cần phải theo thứ tự và cần phải xác định được mục đích học tập, đó là cách nhìn đúng đắn của con người.
Chúng ta có thể liên hệ với câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở"…

 

0