28/05/2017, 19:43

So sánh đoạn trích Cảnh ngày xuân với câu thơ cổ Trung Quốc

Đề bài: Phân tích, so sánh cảnh ngày xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc và bài thơ Cảnh ngày xuân để thấy được sáng tạo của Nguyễn Du Truyện Kiều của Nguyễn Du thành công bởi chính những cách tân độc đáo về nghệ thuật cũng như sự cải biên, thêm thắt về nội dung. Không hề ngẫu nhiên khi truyện Kiều ...

Đề bài: Phân tích, so sánh cảnh ngày xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc và bài thơ Cảnh ngày xuân để thấy được sáng tạo của Nguyễn Du Truyện Kiều của Nguyễn Du thành công bởi chính những cách tân độc đáo về nghệ thuật cũng như sự cải biên, thêm thắt về nội dung. Không hề ngẫu nhiên khi truyện Kiều được coi là đại kiệt tác của nền văn học trung đại Việt Nam, đó là một quá trình sáng tạo đầy độc đáo, mang dấu ấn cá nhân của đại thi hào Nguyễn Du, không chỉ là sự sáng ...

Đề bài: Phân tích, so sánh cảnh ngày xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc và bài thơ Cảnh ngày xuân để thấy được sáng tạo của Nguyễn Du

Truyện Kiều của Nguyễn Du thành công bởi chính những cách tân độc đáo về nghệ thuật cũng như sự cải biên, thêm thắt về nội dung. Không hề ngẫu nhiên khi truyện Kiều được coi là đại kiệt tác của nền văn học trung đại Việt Nam, đó là một quá trình sáng tạo đầy độc đáo, mang dấu ấn cá nhân của đại thi hào Nguyễn Du, không chỉ là sự sáng tạo, đổi mới về thể loại, nội dung mà còn ở phương thức biểu đạt.

Truyện Kiều của Nguyễn Du vốn có nguồn gốc từ tác phẩm văn xuôi “Kim Vân Kiều truyện” của một tác giả người Trung Quốc là Thanh Tâm Tài Nhân. Trong nền văn học trung đại xưa, việc vay mượn cốt truyện từ Trung Quốc là một điều rất phổ biến. Nhưng điều đáng nói ở đây là Nguyễn Du không vay mượn một cách máy móc, dập khuôn mà sự vay mượn có sự cải biên, sáng tạo. Bởi vậy mà từ một tác phẩm ít người biết đến như Kim Vân Kiều truyện mà đã trở thành đại kiệt tác Truyện Kiều như ngày nay.

Các tác giả trung đại nói chung, Nguyễn Du nói riêng đều có xu hướng sử dụng những điển cố, điển tích Trung Hoa vào những tác phẩm của mình, đây là một đặc trưng về bút pháp của thơ ca trung đại. Như rất nhiều tác giả khác, Nguyễn du đã vay mượn những điển cố, điển tích trong thơ ca cổ Trung Hoa để làm tư liệu xây dựng nên tác phẩm của mình. Trong tác phẩm Truyện Kiều, mà cụ thể hơn là đoạn trích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du đã mượn hình ảnh hoa lê trong thơ ca cổ trung quốc nhưng chính sự sáng tạo của mình, Nguyễn du đã làm cho câu thơ của mình mang những nét độc đáo, tách biệt hoàn toàn với hình ảnh trong câu thơ nguyên mẫu.

Trong thơ ca cổ Trung Quốc có câu thơ:

“Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa”

(Dịch:

Cỏ thơm liền với trời xanh

Trên cành lê có mấy bông hoa)

Ở trong câu thơ cổ Trung Quốc ta có thể thấy hình ảnh của cỏ thơm liền với trời xanh, gợi ra sự gắn kết giữa mặt đất và bầu trời. Nhưng hình ảnh cỏ thơm lại tồn tại trong thế độc lập, đơn lẻ nên nó gợi ra sự giao thoa hài hòa giữa mặt đất và thiên nhiên vũ trụ “Phương thảo liên thiên bích”.

Trên cành lê có mấy bông hoa lại gợi ra sự tồn tại của sự sống trong sự giao thoa, gắn kết đầy đặc biệt ấy. Những bông hoa lê trong thơ cổ Trung Quốc tồn tại trong thế tĩnh tại, có hình ảnh đấy nhưng chưa gợi ra được hình dung cho người đọc về vẻ đẹp của bông hoa ấy. Cũng mượn hình ảnh cỏ xanh và hoa lê trong thơ ca cổ Trung Quốc nhưng Nguyễn Du lại có những sáng tạo hoàn toàn độc đáo, mang đến cho người đọc cảm nhận hoàn toàn trái ngược với hai câu thơ cổ:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Trong câu thơ của Nguyễn Du đã gợi ra được cái xanh non mơn mởn của cả đám cỏ non, xuất hiện bất ngờ choáng ngợp tầm mắt và kéo dài điểm nhìn ấy đến điểm cuối của chân trời “Cỏ non xanh tận chân trời”. Có nghĩa cỏ tồn tại trong quần thể, gợi ra sự sống, sự liên kết chặt chẽ giữa sự sống và sắc xanh non của nó. Trên nền bất tận của sự sống ấy lại được tô điểm bởi sắc trắng của những cánh hoa lê. Nếu như trong câu thơ cổ, những bông hoa lê tồn tại trong thế tĩnh tại thì trong câu thơ của NGuyễn Du không chỉ chân thực về hình ảnh, màu sắc mà bông hoa ấy còn tồn tại trong thế vận động. Người đọc như hình dung ra được những cánh hoa đang từ từ bung nở để phô bày vẻ đẹp của mình.

Như vậy, bằng sự tinh tế của người thi sĩ cùng tài năng sáng tạo, miêu tả bậc thầy, Nguyễn Du đã tạo ra những cách tân mới mẻ cho câu thơ cũ, biến nó trở thành câu thơ hoàn toàn mới, mang đậm phong cách của bản thân

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CẢNH NGÀY XUÂN

CANH NGAY XUAN

CHỊ EM THÚY KIỀU

THÚY KIỀU

0