Cái Chết Của Ông Gadhafi
Phạm hy Sơn Một người có tài, nhiều tham vọng, cai trị đất nước Lybia 42 năm, quyền lực nằm trong tay thân thuộc và 7 người con trai, tài sản hàng chục và có thể cả hàng trăm tỷ . Quyền hành như thế, giàu có như thế sao lại rơi vào tình trạng phải bôn tẩu, bị truy kích, bị bắn ...
Phạm hy Sơn
Một người có tài, nhiều tham vọng, cai trị đất nước Lybia 42 năm, quyền lực nằm trong tay thân thuộc và 7 người con trai, tài sản hàng chục và có thể cả hàng trăm tỷ .
Quyền hành như thế, giàu có như thế sao lại rơi vào tình trạng phải bôn tẩu, bị truy kích, bị bắn trọng thương, bị bắt và bị giết chết ít phút sau đó vào sáng 20 tháng 10 năm 2011 .
Như tất cả những nhà độc tài khác ở châu Phi, châu Á, ông cai trị đất nước ông bằng thủ đoạn và tàn ác . Thủ đoạn để giối gạt người dân và khi không giối gạt được nữa thì đàn áp , bắt bớ, bắn giết dã man. Sau khi lật đổ vua Idris (1969 ) ông thiết lập chế độ dân chủ với chủ thuyết “Jamahiriya”tức “ Nhà nước của nhân dân” được long trọng ghi vào “Sách Xanh”, tức” Tuyển tập giáo huấn “ được đúc thành tượng , bắt toàn dân học tập như sách thánh, 1 loại Mao Tuyển bên Tàu . Tiền bạc thu được từ dầu lửa ông trợ cấp y-tế, giáo dục, giao thông, nhà ở . . . cho dân chúng giống hệt những nước theo Xã Hội Chủ Nghĩa của khối Cộng Sản Liên Xô thời đó . Để lấy lòng người dân đa số theo đạo Hồi, ông cho áp dụng những tín điều ghi trong kinh Coran cấm cờ bạc, rượu chè, cấm phim ảnh, cấm báo chí, sách vở không “lành mạnh” và nhân đó kiểm soát gắt gao báo chí, sách vở chống đối chính quyền, đồng thời ông củng cố quyền hành cá nhân và phe nhóm, bắt bớ, giết chóc những người chống đối trong nước, ám sát những người Lybia đối lập sống lưu vong ở nước ngoài .
Người ta ước tính trong 42 năm ông cầm quyền số người chống đối chế độ Gadhafi bị giết khoảng 20 ngàn . Năm 2011, khi dân chúng bắt đầu biểu tình chống đối có khoảng 52 ngàn người ở trong nhà tù, phần lớn là tù chính trị. Tính ra tỷ lệ độ 100 người thì có 1 người đi tù. Cuộc tàn sát khủng khiếp nhất xẩy ra năm 1996 tại nhà tù Abu Salim giết hơn 1.000 tù nhân và đây là một cái nhân ác nghiệt ông gây ra và phải trả giá rất đắt 15 năm sau .
Thân thiện với khối Liên Xô để có hậu thuẫn chống lại Mỹ và các nước phương tây, ông tổ chức những cuộc khủng bố giết người dân vô tội . Năm 1988, tháng 12 ông cho gài bom làm máy bay Mỹ nổ rớt ở Lockerbie thuộc Ái Nhĩ Lan giết chết 270 hành khách. Ngoài ra, ông bỏ ngỏ biên giới để người Phi Châu có con đường thông qua Lybia tràn vào Ý và Âu châu làm những nước này phải điều đình và nộp nhiều trăm triệu dollars mỗi năm ông mới đóng bớt cửa biên giới để giảm di dân . Tuy nhiên ông cũng biết mềm nỏng khi bị máy bay Mỹ oanh tạc Tripoli làm ông suýt chết . Nhất là khi khối Liên Xô tan rã, khi Mỹ đem quân đánh Irak năm 2002 ông ra tuyên bố đúng về phía tây phương chống khủng bố .
Làm hòa với kẻ thù cũ bên ngoài để giữ vững chế độ nhưng đối với dân chúng trong nước bàn tay khắc nghiệt của ông càng ngày càng thắt chặt và tàn bạo . Quyền hành tập trung vào gia đình ông: Em rể là Abdullah al-Sanussi nắm ngành mật vụ, con trai là Saif al-Islam, người được coi như kế vị ông, làm tư lệnh lữ đoàn bảo vệ Khamis, Mutassim(con trai) làm cố vấn an-ninh . . . mặc tình tung hoành, thu vét và phung phí của cải, bắt bớ, tàn sát dân chúng.
Nhưng nhìn chung, cái được của ông là mở rộng giáo dục, tỷ lệ người biết chữ ở Lybia cao nhất trong vùng bắc Phi tới 88% biết đọc biết viết, mở rộng giao thông và phát triển đô thị nên dân chúng tập trung về thành phố làm giảm đi đầu óc bộ lạc và tiến gần đến tinh thần quốc gia. Dầu hỏa được thu hồi về cho Lybia, không bị ngoại quốc thao túng như dưới thời quân chủ Idris .
Nhưng cái công không chuộc được cái tội vì cái tội quá lớn . Với dân số 6 triệu, diện tích 1 triệu 770 ngàn cây số vuông, lợi tức đầu người trung bình 12.020,00 dollar/năm, trong đó có hơn 5.000,00 dollar thu được từ dầu lửa . Ông phân phối cho người dân qua nhà ở, bệnh viện, thuốc men, xe cộ đi lại miễn phí. . . nhưng các nhà thầu xây cất, các cơ sở phụ trách giao thông, các nhà nhập cảng thuốc men, thực phẩm . . . là những đầu nậu chân tay hoặc người trong gia đình ông . Vì vậy , dù lợi tức bình quân 1 người là 1.000,00 dollar/tháng( gấp mấy lần Việt Nam và Trung Hoa), nhưng 1/3 dân số Lybia sống trong cảnh nghèo đói, hơn 30% dân số thất nghiệp trong khi tài sản của ông, theo tờ Daily Telegraph, riêng ở Anh đã có 32 tỷ dollar và 1 tòa nhà trị giá 15 triệu dollar, ở Áo có 1,2 tỷ euro, con trai ông có trương mục ở Áo 2 triệu dollar. Người ta phỏng đoán tài sản của gia đình ông trên khắp thế giới có thể lên tới 168 tỷ bạc hay hơn thế nữa . Lương chính thức của ông mỗi năm bao nhiêu mà tài sản của ông nhiều đến thế ? Còn tài sản của tay chân, họ hàng bà con ông nữa tổng cộng là bao nhiêu trăm tỷ, ngàn tỷ ?
Chính sự lạm dụng quyền hành, tàn bạo, lũng đoạn kinh tế và bòn vét tải nguyên quốc gia của gia đình ông và phe cánh làm cho người dân kiệt quệ, nghèo đói, bất mãn .
Việc bắt luật sư Fathi Terbil trong Hội Gia Đình Hồi Giáo Phi Châu đại diện cho hơn 1.000 gia đình có người thân bị giết ở nhà tù Abu Salim năm 1996 là mồi lửa châm ngòi cho cuộc cách mạng Lybia kết thúc cuộc đời ông . Hơn 2.000 người xuống đường biểu tình phản đối ở Benghazi tối 15-2-2011 . Cảnh sát dùng hơi ngạt, giáo mác và vòi rồng trấn áp làm nhiều người bị thương .
Ly nước đã đầy tràn, dân chúng không còn sợ đàn áp . Ngày 17-2-2011 những cuộc biểu tình cho “Ngày Thịnh Nộ” lan rộng tại nhiều thành phố, chính quyền đàn áp làm 6 người chết, 5 thanh niên bị đem ra hành quyết vì tội “phản quốc”. Dân chúng càng căm tức liên tục nổi lên khắp nơi, nhất là ở vùng quê vì bị nghèo đói . Chỉ tính ở Benghazi cho đến ngày 18-2 đã có 85 người chết, chúa nhật ngày 20-2 khi đám tang những người biểu tình bị giết đi ngang qua khu vực an ninh đã bị quân lính dúng súng máy, súng cối và hỏa tiễn tấn công làm 45 người chết và 900 người bị thương . Dân chúng Benghazi nổi lên cướp chính quyền, dân quân địa phương nổi loạn theo dân chúng, chỉ còn các doanh trại quân đội và cảnh sát thuộc chính phủ . Các thành phố ở phía đông như al-Bayd, Demal, Misrata cũng nổi dậy chống Gadhafi . Hôm sau, 21-2 cuộc cách mạng tiến đến thủ đô Tripoli, Sảnh Đường Nhân Dân bị đốt cháy, đài truyền hình và phát thanh bị đập phá. Ngày 25-2, sau khi cầu nguyện xong trong nhà thờ dân chúng Tripoli tỏa ra biểu tình đã bị chính quyền Gadhafi ra lệnh tấn công bằng hỏa lực mạnh giết chết cả ngàn người .
Với hành động tàn bạo này, số phận của ông đã được định đoạt : Hơn 30 tướng lãnh, sĩ quan cao cấp rời khỏi chế độ và đứng về phía dân chúng, quân đội tản hàng theo cách mạng . Bảy Lữ Đoàn bảo vệ ông ở Tripoli chỉ còn 6 . Đại sứ Lybia tại Ấn Độ, Liên Đoàn Ả Rập từ chức, nhà ngoại giao sứ quán Lybia tại Bắc Kinh, Hussein Sadig al-Mousrat, kêu gọi đồng nghiệp đồng loạt từ chức. Đại sứ Lybia tại Liên Hiệp Quốc tố cáo chính quyền trong nước, Hội Đồng Bảo An soạn thảo nghị quyết trừng phạt, 15 chiến hạm của Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ý, Hòa Lan, Anh, Pháp trực chỉ tiến vào bờ biển Lybia…
Cuộc nội chiến bùng nổ với sự yểm trợ của NATO cho quân cách mạng kết thúc ngày 20-10-2011 và cũng là ngày kết thúc chế độ độc tài gia đình trị của ông, cuộc đời ông sau 42 năm làm mưa làm gió thống trị đất nước Lybia .
Điều đáng tiếc cho ông là vì quen đầu óc thống trị, đàn áp và lòng tham lam cực độ đã làm ông mất sáng suốt trước sức mạnh của dân chúng khi đã phẫn uất đến cùng cực .
Cuộc Cách Mạng Hoa Lài hay “ Mùa Xuân Ả-Rập” khởi sự ở Tunusia ngày 04-1-2011 . Tổng Thống Ben Ali (trị vì 24 năm) ra lệnh đàn áp dã man nhưng không làm dân chúng sờn lòng đã bỏ trốn sang Ả Rập Sa-U-Di ngày 14-1-2011, Tổng Thống Mubarak của Ai Cập cũng phải từ chức trước sự phẫn nộ của dân chúng ngày 11-2-2011. Tiểu Vương Bahrain, Quốc Vương Jordani và ngay cả những kẻ độc tài khét tiếng như cầm đầu tập đoàn quân-phiệt,Tướng Than Shwe của Miến Điện, cựu Thủ Thướng Lý Quang Diệu của Singapore. . . cũng vội vã rời khỏi chính quyền hay sửa đổi trước sự đòi hỏi của dân chúng.
Riêng Lybia vì sự tham quyền cố vị của ông đã phải trải qua một cuộc chiến tranh kéo dài 8 tháng với bao nhiêu tàn phá và chết chóc cho dân chúng cũng như cái chết bi thảm của ông và các con ông.
Đức khoan dung của Thượng Đế bao la như lòng biển cả, vốn dung nạp tất cả thứ tốt cũng như những thứ xấu trên trần gian trôi giạt về . Nguyện cầu linh hồn ông được tha thứ và ngàn thu an nghỉ vì dù sao cái chết đột ngột, đáng thương của ông cũng là cái gương rất lớn cho những chế độ, những kẻ độc tài còn sót lại ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ biết sớm sửa đổi, trả lại chủ quyền chính đáng cho người dân để tránh những cảnh chết chóc, tang thương không cần thiết .
TẠI SAO PHẢI GIẾT GADDAFI?
Lữ Giang
1.- Bài học kinh nghiệm
Lý do để lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm rất rõ ràng: Năm 1961, Phó Tổng Tống Johnson cầm đầu một phái đoàn tới thăm Việt Nam. Phó Tổng Thống Johnson đã đề nghị với Tổng Thống Diệm để quân đội Hoa Kỳ đến bảo vệ miền Nam Việt Nam, nhưng Tổng Thống Diệm tỏ ra do dự. Ngày 12.5.1961, Đại Sứ Nolting đã báo cáo như sau: “Ông Diệm đã nói với Phó Tổng Thống Johnson rằng ông ta không muốn quân chiến đấu Hoa Kỳ đến Việt Nam, trừ trường hợp miền Bắc công khai đưa quân xâm lược.”
Sau khi Phó Tổng Thống Johnson vừa trở về, ngày 15.5.1961 Tổng Thống Diệm đã gởi ngay cho Tổng Thống Kennedy một văn thư nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa hai bên và nói:
“Chúng tôi sẵn sàng hy sinh xương máu và nhân lực để cứu vãn xứ sở chúng tôi, và tôi biết rằng chúng tôi có thể trông cậy vào sự yểm trợ vật chất của quý đại quốc, một sự yểm trợ vô cùng thiết yếu để đạt được thắng lợi cuối cùng.”
Dĩ nhiên, ông Diệm phải bị lật đổ. Không phải chỉ ông Diệm mà ngay cả Tổng Tống Kennedy khi ngăn cản việc mở cuộc chiến tại Việt Nam, cũng phải chịu chung số phận. Trong cuộc họp báo ngày 14.11.1963, Tổng Thống Kennedy đã hỏi: “Bạn có chào thua tại miền Nam Việt Nam không?”. Rồi ông tự trả lời câu hỏi của chính mình:
“Chương trình quan trọng nhất, dĩ nhiên là cho nền an ninh của chúng ta, nhưng tôi không muốn Hoa Kỳ đưa quân tác chiến sang đó.”
Sau đó ông nói:
“Giờ đây mục tiêu của chúng ta là đưa quân nhân Hoa Kỳ về nước, cho phép Việt Nam tự duy trì lấy nước mình như là một quốc gia độc lập.”
Trong khi đó, các thế lực tư bản đứng đàng sau muốn mở rộng chiến tranh và đổ quân vào Việt Nam để thực hiện các kế hoạch quốc phòng. Vì thế, ông đã bị giết ngày 22.11.1963 tại Dallas.
Trường hợp lật đổ và giết Tổng Thống Gaddafi cũng do giới đại tư bản Mỹ định đoạt gióng như trường hợp lật đổ và giết Tổng Thống Diệm.
2.- “Bảo vệ ngưởi dân” chỉ là chiêu bài
Theo Nghị quyết 1973 của HĐBA được thông qua ngày 17.3.2011, mục điêu chính của việc cấm vận và tấn công Libya là để “bảo vệ người dân Libya” (to protect the Libyan population), nhưng chẳng ai tin như vậy.
Congo được các chuyên viên LHQ mô tả là “Địa ngục trần gian”: Phụ nữ và các bé gái bị cưỡng bức. Đàn ông bị tàn sát. Nạn dân bị giết bằng dao rựa và gậy gộc. Khoảng 800.000 người Tutsi và Hutu ôn hoà đã bị các phần tử Hutu cực đoan sát hại chỉ trong hơn 100 ngày. Tổng số người bị giết được ước luợng khoảng 2 triệu. Tại sao lúc đó LHQ, Hoa Kỳ và các nước thuộc khối NATO không can thiệp để “bảo vệ người dân”?
Cuộc nội chiến Nam–Bắc ở Sudan tàn phá nền nông nghiệp của nước này khiến khoảng 300.000 người chết đói, hàng chục ngàn người bị giết và trên 3 triệu người phải bỏ nước ra đi.
Khi cuộc tranh chấp bộ tộc diễn ra ở vùng Darfur, phía tây Sudan, Tổng Thống Bashir đã đàn áp thẳng tay làm khoảng 200.000 người bị thiệt mạng. Số người chết đói, chết vì bệnh tật rất cao. Số dân tỵ nạn lên đến hàng triệu người. Tổng Thống Bashir đã bị Tòa Án Hình Sự Quốc Tế truy tố về tội diệt chủng, tội ác đối với nhân loại và tội ác chiến tranh, và đã ra trát bắt giam, nhưng Liên Hiệp Phi Châu (gồm 15 nước) phản đối lệnh bắt giam này. Nay nước Sudan được chia làm đôi. Tại sao lúc đó LHQ, Hoa Kỳ và các nước thuộc khối NATO không can thiệp để “bảo vệ người dân”?
Các cuộc nổi loạn ở Somalia đã đặt đất nước này vào tình trạng vô chính phủ kéo dài 18 năm với hàng chục ngàn người bị giết hại, trên 3 triệu người phải bỏ nước ra đi. Tại sao LHQ, Hoa Kỳ và các nước thuộc khối NATO không can thiệp để “bảo vệ người dân”?
3.- Lý do thật sự của sự can thiệp
Mỹ và NATO đã không can thiệp vào các biến cố nói trên, tại sao lại can thiệp vào Libya? Chúng ta có rất nhiều bài phân tích có giá trị. Trong phạm vi một bài báo, chúng tôi xin chọn bài nói chuyện của ông Paul Craig Roberts dưới đầu đề “US To Recoup Libya Oil From China” được phổ biến trên Press TV và nhiều cơ qua truyền thông. Ông Paul Craig Roberts là cựu Thứ trưởng Tài chính của Mỹ và hiện là biên tập viên của tờ Wall Street Journal, nên chúng ta có thể tin ông là người có thẩm quyền trong vấn đề này.
Khi được hỏi tại sao Hoa Kỳ và khối NATO mở cuộc tấn công vào Libya, ông nói theo ông có ba lý do chính:
Lý do thứ nhất là loại trừ Trung Quốc ra khỏi Địa Trung Hải. Trung Quốc đã đầu tư năng lượng mở rộng và đầu tư xây dựng tại Libya. Họ đang tìm đến châu Phi như một nguồn năng lượng trong tương lai.
Lý do thứ hai là Mỹ muốn chống lại sự xâm nhập Châu Phi của Trung Quốc bằng tổ chức Bộ Tư Lệnh Mỹ – Phi (USAC), nhưng Qaddafi từ chối tham gia.
Lý do thứ ba là Libya kiểm soát một phần của bờ biển Địa Trung Hải và nó không ở trong tay Hoa Kỳ.
Trong một bài phỏng vấn khác, ông nói rõ hơn:
“Chúng tôi cần phải lật đổ Gaddafi ở Libya và Assad ở Syria, bởi vì chúng tôi muốn đẩy Trung Quốc và Nga ra khỏi Địa Trung Hải. Để đảm bảo nhu cầu năng lượng của mình, Trung Quốc đã đầu tư lớn vào lĩnh vực năng lượng ở miền đông Libya, giống như đã làm ở Angola và Nigeria. Đây là nỗ lực của Mỹ để ngăn chặn không cho Trung Quốc có được các nguồn năng lượng theo cách mà Washington và London từng sử dụng từ những năm 30 của thế kỷ trước.”
Như vậy, “bảo vệ người dân Libya” hay thực thi dân chủ chỉ là những chiêu bài. Mục tiêu chính vẫn là dầu lửa