18/06/2018, 15:27

Thịnh vượng Ấn Độ đổ vỡ: Cách nào một cường quốc dự tính tương lai lại tự vấp ngã

Tôn Thất Trình Từ lý tưởng phong trào không liên kết đến thực tiễn tham vọng một cường quốc? Trong 5 quốc gia thị trường đang trổi dậy – BRICs là Brasil ( Ba Tây ), Nga, Trung Quốc và Nam Phi , có cả tên Ấn Độ là những quốc gia nhiều người gần đây chờ đợi sẽ thay thế Âu Châu và ...

Tôn Thất Trình

tar mahal

Từ lý tưởng phong trào không liên kết đến thực tiễn tham vọng một cường quốc?

Trong 5 quốc gia thị trường đang trổi dậy –  BRICs là Brasil ( Ba Tây ), Nga, Trung Quốc và Nam Phi ,  có cả tên Ấn Độ là những quốc gia  nhiều người gần đây chờ đợi  sẽ thay thế Âu Châu và Hoa Kỳ thúc đẩy mạnh nền kinh tế toàn cầu.  Nhưng Ấn Độ lại đang tự vấp ngã , chiếu theo tư duy ở hai sách:   Phía sau những  Kẻ Luôn Luôn Xinh đẹp – Behind the Beautiful  Forevers của  Katherine Boo, 2012, 288 trang) và   Người Đẹp  và Người  tội lỗi – The Beautiful and the Damned  của Siddharta Deb. , 2011, 272 trang ). Dù cho mới đây Tân Đề Li – New Delhi  cho biết là đã thành công bắn hỏa tiễn liên lục địa mang theo  được vỏ khí hạt nhân Agni V, nặng 50 tấn, ba tầng cao 15.6m ( các loại Agni cũ chỉ hai tầng ). Agni là  một thiên thần Ấn Độ giáo, mệnh danh là “Sát thủ Tàu- Trung Quốc- Chinese Killer”  đến đích cách đó 3100 dặm Anh( gần 5140 km ) nghĩa là từ Ấn  đến Thượng Hải hay Bắc Bình.  Đưa Ấn  lên thành quốc gia thứ 6 có khả năng hỏa tiễn liên lục địa sau Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp. Những loại hỏa tiễn Agni cũ chỉ bắn đến Hồi Quốc. Nhắc lại là Trung Quốc năm 1962 đã đánh bại Ấn Độ và căng thẳng vẫn  luôn luôn cao dọc theo biên giới hai nước dài 2100 dặm Anh ( gần 3400km ). Theo vài báo cáo, Trung Quốc hiện có  100 hỏa tiễn  ngắn hay trung tầm và hỏa tiễn liên lục địa, cùng 15  trạm radar ở Tây Tạng.

Thượng lưu  chánh trị và doanh nghiệp Ấn Độ từ lâu chứa chấp một ham muốn   quốc gia mình trở thành một cường quốc thế giới.  Họ hoan hỉ khi thủ tướng Manmohan Singh  kết thúc thương thảo  hạt nhân với Hoa Kỳ năm 2008.  Giới thượng lưu Ấn Độ xem thương thảo  giúp Ấn Độ nhập vào kỷ thuật hạt nhân,  dù Ấn Độ không từ bỏ vỏ khí hạt nhân  của mình hay ký kết   Hiệp Ước  Không làm Tràn Lan Hạt nhân – Nuclear  Nonproliferation Treaty , như thể là sự công nhận  ảnh hưởng  và quyền lực  Ấn Độ đang tăng trưởng .  Và thượng lưu Ấn Độ cũng đang khích lệ khi tổng thống Hoa Kỳ Obama tuyên bố,  lúc viếng thăm Ấn Độ năm 2010 là Hoa Kỳ  sẽ ủng hộ Ấn Độ  tìm kiếm chức  thành viên thường trực Hội Đông An Ninh Liên Hiệp Quốc, sẽ có thể đặt Ấn Độ ngang hàng Trung Quốc , một đối thủ lâu ngày.  Những năm gần đây, những tình cảm này cũng đã lan rộng   trên nhiều khúc đoạn lớn của giới trung lưu  Ấn,  nay đã  lên đến 300 triệu người ,  nhờ Ấn  phát triễn kinh tế đáng ngạc nhiên, hai chục năm qua. Gần 9 trong số 10 người Ấn  nói rằng quốc gia họ mai đây, sẽ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, theo một nghiên cứu  của Pew Global Attitudes – Thái độ Toàn Cầu  tiết lộ tháng 10 năm 2010 .

Có rất nhiều  tượng trưng  giàu có và quyền uy  mới mẽ của Ấn Độ.  Năm 2011,  55 người Ấn được  ghi danh vào  liệt kê  Forbes các tỉ phú đô la Mỹ,  tăng thêm từ 23 người năm 2006. Năm 2008,  hảng sản xuất xe hơi Ấn  Tatar Motors  mua hảng Jaguar và  Land Rover. .Năm ngoái,  Trường  đại học Doanh vụ Harvard Business School   khai trương ở  Tata Hall , một trung tâm   hàn lâm mới  nhờ một tặng dữ  50 triệu đô la Mỹ của chủ tịch công ty  là Ratan Tata.  Năm 2009,  một công ty do tỉ phú Ấn là Anil Ambani , một nam tước viễn thông và Bollywood điều khiển, mua  50 % tiền  cọc hảng sản xuất  Steven Spielberg  là Dream –Works. Hoa hòe và ăn  uống khổng lồ  đầy rẫy ở tại những thương xá  các thành phố Ấn  và các xe hơi sang trọng BMW  tranh đua với xe xích lô gắn máy  ở các đường xá chật ních Ấn.  Một bản báo  Ấn  huyên hoang là Tom Cruise , cố công xâm nhập thị trường phim Ấn đồ sộ, đã đóng vai Anil Kapoor, một ngôi sao màn ảnh  cựu chiến binh Bollywood  trong một  hồi đoạn phim  mới nhất  Nhiệm vụ : Không thể làm được – Mission : Impossible  và đã đến Ấn vài tuần lễ đề xướng phim .

Thế nhưng ngay cả khi thượng lưu Ấn an tâm tiên đóan nước mình sẽ tiến lên không ai chận được nữa,  không có chút nào khó khăn  để dò ra một  chấn vấn  rỏ rệt về tương lai, một lo sợ là hứa hẹn  tiến triễn  Ân Độ trên thế giới có thể tỏ ra thật trống rổng.  Lo ngại này nguồn gốc  từ  cặp  đôi căng thẳng  định nghĩa Ấn Độ hiện hửu, một  chế độ dân chủ  nhiều ảnh hưởng  có một nền kinh tế  đang phồn thịnh, mà cũng là  một nơi có nhiều người nghèo khổ nhất hơn mọi quốc gia khác trên thế giới.

Lẽ dĩ nhiên,  nghèo khổ  làm ngạc nhiên và bất bình đẳng  làm ngã quị ở  trong nước,   không đương nhiên ngăn cản các quốc gia cố gắng  tung ra uy lực ở ngoại quốc. Khi Ấn dành được độc lập năm 1947,  Ấn  vẫn còn nghèo khổ hơn ngày nay. Thế nhưng  Jawaharlal  Nehru, thủ tướng thiết lập quốc gia, cố tìm cách  nâng cao hình dáng Ấn Độ trên thế giới, cung cấp  hổ trợ chánh trị đáng kể  cho các phong trào độc lập Phi Châu và Á Châu  và giúp thiết lập  Phong trào không liên kết  – Non-Aligned  Movement.  Suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh – Cold War,  các lảnh tụ Ấn Độ  tìm cách sử dụng thắng trận  quốc gia mình trên Thực dân Anh hầu gây cảm hứng cho các dân gian còn bị lệ thuộc  tranh đấu cho tự trị quốc gia, và trong tiến trình này đã đạt thêm nhiều ảnh hưởng toàn cầu, một quốc gia đang nghèo khổ khó lòng làm được.Theo chiều hướng này, chánh sách ngoại giao Ấn Độ thời Chiến Tranh Lạnh  dù trên căn bản  liên hệ đến các quyền lợi quốc gia, đã chứa đựng một yếu tố  lý tưởng – idealism  và dạng hình quốc tế tăng trưởng của Ấn Độ ở các thập  niên độc lập sớm sủa này đã nuôi dưỡng một tượng trưng uy vũ  cho tự do và tự trị ở Thế Giới Thứ Ba.

Tuy nhiên, theo thời gian, Ấn Độ đã thay thế lý tưởng bằng thực tiễn – realism, khi các  lảnh đạo Ấn dần dần từ bỏ  niềm ghê rỡn chống thực dân chủ trì và ôm chồm  những tham vọng  một quốc gia uy quyền lớn chính mình. Cho nên, dù rằng Ấn đã tiến bộ đáng kinh ngạc ở nhiều lảnh vực, vẫn không rỏ rệt  là vai trò  mỗi ngày mỗi tăng thêm của Ấn  trong  sự việc toàn cầu,  có tượng trưng được gì hơn  là định nghĩa nới  rộng quyền lợi riêng cho Ấn ?. Thật khó  tránh cảm giác hai chiều mập mờ,  khi xét viễn cảnh Ấn tiến lên  cao, đặc biệt  khi ai đó tính kỷ  tình trạng nghèo khổ, tham nhũng, và bất bình đẳng   tràn ngập  đời sống Ấn  ngày nay.

Không có gì là đẹp đẻ cả

Những cải cách kinh tế Ấn vừa ban hành vào ban đầu thập niên 1990  và tăng trưởng kinh tế chúng thúc đẩy, đã đưa 100  triệu dân Ấn  thoát ra vòng nghèo khổ và tạo dựng  giới trung lưu rung chuyễn. Thế nhưng còn 455 triệu công dân Ấn, nghĩa là  hơn 1/3 dân số Ấn , vẫn còn sinh sống  với lợi tức ít hơn 1,25 đô la Mỹ một ngày, theo mức đường nghèo khổ  Ngân Hàng Thế Giới đề ra.  Hình ảnh  dân nghèo khổ Ấn hầu như là một khuôn sáo. Nhưng các  hình ảnh nghèo khổ đã phổ biến khắp nơi, làm mờ tối sự kiện là  rất ít hình ảnh này cung cấp kết toán giàu có, nhiều lớp chồng chất cách nào  hàng triệu Ân nghèo khổ thật sự sống còn.

Chính cuốn sách  mới của Boo  là một biệt lệ đáng chào mừng.  Một công trình lạ lùng về  báo cáo phóng viên , sáchBehind the Beautiful  là một chân dung  sáng ngời dân Ấn nghèo khổ , tham vọng của họ  và sức lao động dị kỳ họ thực thi, những hy sinh họ làm để thoát khỏi tình trạng sa đọa. Boo là một nhà văn cho báo The New Yorker  đã viết  về nghèo khổ một cách cảm động và phân phối bất đồng cơ hội ở Hoa Kỳ.  Nhưng bắt đầu năm 2007,  bà đến sống 3 năm ở Annawadi, một khu ổ chuột thành phố Mumbay ( Bombay cũ )  kế cận phi trường quốc tế- một trải dài nơi Ấn Độ mới và Ấn Độ cũ đụng độ nhau  và làm cho Ấn Độ chậm trễ-, theo bà viết.

.        Năm 1991, một nhóm khoảng 1 tá lao động di cư tộc dân Tamil – Ấn  đã được thuê mướn sửa chửa đường bay phi trường. Sau khi hoàn tất công tác, họ quyết định định cư gần đó,  hy vọng sinh sống bằng cách  tái sinh đống  kim loại và rác rới không ngừng do xây cất phi trường và các khách sạn xa xỉ tạo ra. Boo viết: Ở một vùng nho nhỏ  không ai tranh dành,  một rừng  lùm bụi đầy rắn rít,  ngang qua đường dẫn tới ga phi trường tuồng như  là nơi ít xấu xa nhất để sinh sống.  Dân di cư làm sạch lùm bụi, đổ đất khô trên đất cũng cố đầy các vũng lầy lội và làm nhà rách nát. Trại dung thân thối tha nay tăng dân đến 3000 người.  Ngày nay, đa số cư dân Annawadi  làm thuê  không ghi sổ lao động  cho một loại kinh tế vô danh, vô tổ chức không được luật pháp bảo vệ  hay được trả lương tối thiểu, như 85%  tổng số dân lao động Ấn. Họ lao động trên những điều kiện  không chút gì vệ sinh và nguy hiểm. Nhưng lợi tức thấp kém họ thu về giúp họ sống còn trên mức nghèo khổ chánh thức.

Tranh cải về nghèo khổ  ở Ấn, thường bỏ qua cách nào dân Ấn  nghèo khổ nặng nề  lao động  để cải thiện tình trạng mình. Tụ điểm vào những cư dân cá nhân khu ổ chuột,  Boo vẽ ra một  chân dung xúc động của cuộc phấn đấu này. Abdul,  một vị thành niên  sinh sống ở Annawadi,  là một chuyên viên lọc  kim loại phế thải khỏi rác rưới đem bán cho các nhà làm tái sinh. Cháu làm việc từ sáng sớm, xếp vít, đinh và mủ nút chai thành những đống gọn gàn. Đến hoàng hôn, cháu thường  xếp được một tá bao rác, đẩy trên xe ba bánh  chạy mau đem bán. Trong những năm Boo quan sát Abdul,  bà thấy  lương Abdul thu về giúp gia đình thêm một mái ở căn nhà rách nát  và trả 450 đô la Mỹ cho cha chửa trị bệnh phổi  tại một bệnh viện tư. Tuy nhiên, Boo lưu ý là mẹ Abdul  vẫn thèm muốn một cuộc sống vệ sinh hơn cho  4 con còn lại của bà : “Bà muốn có  một  khu  bếp không có chuột chạy, một kệ đá, chứ không phải là một kệ gỗ ván xẽ. Bà muốn có một cửa sổ nhỏ, có lỗ xông khói  nấu nướng, để con trẻ ít bị ho hơn là cha chúng.

Đây chỉ là những ước ao khiêm nhường. Nhưng chúng lại phản ảnh những thèm muốn phổ cập nhất di chuyễn tiến thân ở Ấn, hiện diện  khắp mọi mức xã hội kinh tế. Thât thế , giữa giới trung lưu  Ấn , thèm muốn  được thoải mái và xa xỉ hơn, có thể rất mạnh mẽ, có khi còn mạnh mẽ hơn cả  thèm muốn của cư dân ổ chuột, muốn có một khu kệ  sạch sẽ và một cửa sổ có lỗ xông khói nữa đó! .

Thời đại vàng son Ấn Độ

Đối với người nghèo khổ cũng như kẻ trung lưu, mơ tưởng  tiến lên đã đụng phải  thực tế bất bình đẳng  tăng thêm về kinh tế xã hội, mỗi ngày mỗi định nghĩa  nước Ấn. Thời điểm này, Ấn trông giống hệt Thời Đại Hoàng Kim, Vàng Son- Gilded Age Hoa Kỳ. Một vực sâu to lớn chia cách dân giàu có và dân nghèo khổ, khi vài dân Ấn, kể luôn cả nam tước cướp giựt và các nghệ sĩ nổi tiếng  đã tìm ra cách lợi dụng  biến đổi mau lẹ từ một quốc gia nông nghiệp qua một nền kinh tế cận đại.

Nhà văn  Ấn Siddhartha Deb thuật câu chuyện này dưới một  hình thể rỏ ràng vô cùng tàn phá  ở sách The Beautiful  and The Damned,  một  loạt biện luận ghi rỏ các vòng quanh của giàu có, bất bình đẳng và những mối lo ngại mới chúng tạo ra ở Ấn Độ.

Ở sách của Deb, Ấn Độ hiện hửu  được cá  nhân hóa một cách sống động bằng Arindham Chaudhuri  một nhà xuất bản  tuần san và sản xuất phim ảnh, dù trí thức ông chỉ trang bị ít ỏi một cấp bằng  cử nhân từ một đại học Ấn tầm thường cha ông điều khiển, đã biến đổi ông   thành  một “ sư phụ”  và cố vấn  tuyễn dụng các thanh niên Ấn năng nổ và tham vọng  ghi danh vào viện huấn luyện  đào tạo xử lý (quản trị ) viên ông thiết lập ngoài thủ đô Tân Dề Li .  Trỗi dậy của Chaudhuri bị  tố cáo  là lôi thôi – gian lận: theo Ủy Ban Đại học cho Không – University Grants Commission, không được phép cấp bằng  thạc sĩ ( cao học ) và đa số sinh viên tốt nghiệp  sẽ làm việc cho các tổ hợp đa quốc gia chóp bu Ấn , chứ không phải  cho các doanh nghiệp Chaudhuri. Nhưng nhờ hình ảnh dựng tạo  khéo léo về thành công vật chất và thánh kinh cho ông,   luôn luôn tin tưởng và không bao giở ngưng trệ  tự đề  cao mình, Chaudhuri duy trì  một hình dung  được kính trọng giữa các  người  ca tụng ông “một đạo quân Gatsbys”  theo lời Deb, mong muốn không những đảo ngược trật tự xã hội Ấn  mà còn chỉ muốn   gia nhập giai cấp vỏ cứng cao nhất.

Tuy nhiên, mục tiêu này mỗi ngày càng trở thành không thực tiễn tí nào cả. Theo một báo cáo của Tổ chức  Hợp tác Kinh tế và Phát triễn- Organisation for Economic and Development, bất bình đẳng lợi tức đã tăng gấp đôi ở Ấn trong hai thập niên qua. Năm 1990, lợi tức nhóm 10 % chóp bu đã  6 lần hơn nhóm10 % lớp đáy. Ngày nay, 10% lớp trên chóp bu có lợi tức 12 lần hơn   nhóm10 % lớp đáy. Tiêu thụ của 20 lớp gia cư chóp bu  đã tăng  khoảng 3% mỗi năm, trong thập niên qua. Trong lúc đó, tăng trưởng hàng năm của 20 % lớp đáy vẫn giữ mức  1 %.

Chánh yếu trong những thừa tố  góp phần vào bất bình đẳng ở Ấn Độ là tai hại – prejudice và tham nhũng, cả hai đã hại ngầm tiến thủ theo tài năng và ngăn cản  di chuyễn lên lớp trên. Dù tự do hóa  kinh tế đã cung cấp  cho các công dân  khiếm khuyết  xã hội,  nhiều cơ hội hơn thời trước,  kỳ thị cường tính vẫn tồn tại chống lại dân Ấn theo Hồi Giáo  và dân Ấn  đẳng cấp thấp theo Ấn Độ giáo- lower caste Hindus, tỉ như Dalits  hay loại dân “Không sờ tới được – Intouchables”. Năm 2009, Viện Ấn Độ Nghiên cứu Dalits, một viện khảo cứu tọa lạc ở Tân Đề Li, làm một nghiên cứu đo lường ảnh hưởng kỳ thị ở các thủ tục  thuê mướn, tuyễn dụng. Các tác giả  trả lời các cống hiến công ăn việc làm ở các công ty Ấn và các tổ hợp đa quốc gia ở Ân Độ bằng cách gửi các tóm tắt bởn cợt  từ các  người nộp đơn  dưới tên  Ấn Hồi Giáo và  đẳng cấp thấp hay  đẳng cấp  cao Ấn Độ Giáo.  Dù giá trị giá tuyễn chọn có bằng nhau đi nữa, các tác giả báo cáo rằng: số người Dalit  được mời tới phỏng vấn  chỉ bằng 1/3  số người  Ấn Độ Giáo đẳng cấp cao…

Dân chủ- Democracy  hay Hệ thống Thành Bại tuyễn cử-  Psephocracy ?

       Dân Ấn rất kiêu hảnh về hệ thống Dân Chủ Ấn.  Các nhà quốc gia Ấn thường khoe khoang  là Ấn  đã dành độc lập năm 1947 , qua  đầu phiếu phổ cập ( thông ) – universal suffrage  nhiều năm,  trước khi Dân Hoa Kỳ nguồn gốc Phi Châu  được bỏ phiếu tự do ở Hoa Kỳ. Nhưng những tháng gần đây, tiết lộ về  tham nhũng bò lan và hổn độn mất dần chức năng của  chánh phủ,  đã bắt đầu xói mòn cảm giác tự tôn – tự đại.  Trước đây Thủ tướng Singh  được kính nể vì năng lực và liêm khiết cá nhân, nay trở thành hình dung đáng chê cười, khi xảy ra rất nhiều xì căng đan  tệ hại nhất, liên quan đến các tổng trưởng nội các và đồng minh ông.  Tổng tuyễn cử quốc gia  sẽ tổ chức  năm 2014 và từ lâu đã giả thiết là đảng Quốc Đại đang cầm quyền – ruling Congress  của Singh sẽ cố bám lấy chính quyền. Thủ tướng tới sẽ là thái tử  của triều đại Gandhi tên là Rahul Gandhi. Gandhi năm nay  41 tuổi  và là tổng thư ký đảng Quốc Đại , đang cố gắng  tăng thêm đáng kể các đảng  viên trẻ tuổi  bằng cách nới rộng vòng tay đến các thanh niên Ấn có giáo dục nhưng vẫn còn thiếu thốn những đòi hỏi để gia nhập đảng phái Ấn: giàu có cá nhân và  các mắc nối  chánh quyền.

Dù ông đã trở thành một nhà hoạt động chánh trị đầy khả năng,  Gandhi vẫn chưa hình dung được một cái nhìn đứng đắn,  khúc chiết  cho tương lai Ấn Độ. Cũng như không đặc biệt lưu tâm đến thay đổi hệ thống hổn loạn chánh trị. Thay vào đó, kêu gọi của ông  dựa phần lớn  trên hứa hẹn mở rộng  hệ thống làm chúng tiến lên đỉnh cao hơn  và đở đầu những mạng lưới cho những ai truyền thống bị  gạt ra ngoài các câu lạc bộ  thành viên cũ các  đảng chánh trị Ấn.  Dù sao đi nữa, cố gắng của Gandhi  mở rộng căn cứ Đảng Quốc Đại,  đã không kiếm them được phiếu  cho Đảng Quốc Đại. Tháng 3 vừa qua, Đảng thất bại nhục nhả ở các tuyễn cử địa phương  ỏ bang lớn nhất Ấn Độ là Uttar Pradesh , làm  nghi ngờ đến mức kêu gọi của Gandhi ở Ấn.

Lẽ dĩ nhiên không phải chỉ một mình Gandhi là thiếu tầm nhìn viễn cảnh, tầm nhìn tương lai xa. Ngày nay không có một chánh trị gia Ấn nào hay đảng phái chánh trị nào  gây cảm hứng cho lòng  công chúng tin cậy,  khi nhiệm vụ cai trị xuống dốc giữa cổ động tuyễn cử không ngừng và thao túng  bỏ phiếu làm tiêu tan các  giới chánh trị Ấn.  Nhà xã hội học Ashis Nandy , một nhà trí thức được công chúng kính nễ nhất, mới đây đã than phiền là  nền dân chủ Ấn đã biến thành một nềnThành Bại Tuyễn Cử – một “ psephocracy”,  nghĩa là một hệ thống  bị các thành công hay thất bại bầu cử ngự trị hoàn toàn, như cách ông định nghĩa.

Thành quả tê liệt   là một lý do các nhà cai trị Ấn đã không thể  tiến bộ  giải đáp các tranh chấp nội địa đã giết chết hàng ngàn người và tốn  hàng trăm triệu đô la Mỹ:  chiếm đóng vùng  tranh chấp Kashmir , nổi loạn ở vùng Đông Bắc  và do dân Ấn theo chủ nghĩa  Mao- Maoists  khắp các rừng rú miền Trung Ấn.  Họ cũng không đủ khả năng sửa chửa  hạ tầng cơ sở xứ sở đang sụp đổ, tăng năng xuất nông nghiệp, nới rộng tổ chức y tế cho những công dân dễ bị tổn thương nhất, hay cải cách các cục cảnh sát hung dữ,  hệ thống công lý- tội đồ vô hiệu .

Dưới những khủng hoảng này là khỏang cách biệt giữa dân Ấn nhận hưởng và những dân Ấn bị bỏ quên.  Ngày nay, ngay  cả  những nền dân chủ tiên tiến nhất thế giới  cũng phải phấn đấu  để giải quyết  bất bình đẳng mỗi ngày mỗi gia tăng, đe dọa mật thiết và cai trị hửu hiệu.  Nhưng khác Hoa Kỳ và các nước Âu Châu, Ấn Độ vẫn còn thụ hưởng những tỉ xuất cao tăng trưởng kinh tế:  7 % mỗi năm cũng như năm ngoái.  Ấn Độ có cơ hội làm lan tràn  lợi lộc tăng trưởng này,  trước khi đã quá chậm.

Trong đêm 15 tháng 8 năm 1947, khi Ấn Độ thu hồi nên độc lập, Nehru  đọc diễn văn  đề cao nhiệm vụ Ấn Độ là một cuộc phấn đấu “  đem lại tự do và cơ hội cho người dân thường , cho nông dân và dân lao động;  chiến đấu và chấm dứt nghèo khổ  và dốt nát và bệnh tật; xây dựng một quốc gia  phồn thịnh , dân chủ và tiến bộ và tạo dựng các thể chế  xã hội, kinh tế  và chánh trị bảo đảm  công bằng và  đời sống  toàn thịnh cho mọi đàn ông và đàn bà.”  Những cải cách kinh tế và chánh trị khả dĩ  đem Ấn Độ  tư bản ngày nay  xích  lại gần hơn lý tưởng Nehru, chắc chắn sẽ khác  biệt đáng kể  lối mòn xã hội chủ nghĩa Nehru muốn lựa chọn.  Nhưng từ ngữ của Nehru vẫn còn giúp  nhắc nhở lại  là cách nào Ấn Độ đã không thực thi nổi những hứa hẹn cho Ấn Độ.

(chiếu theo  Basharat Peer, Nguyệt san “ Ngoại Giao”, số tháng5/6 năm 2012)
(Fremont, Bắc Ca Li, Hoa Kỳ ngày 16 tháng 5 năm 2012)

0